+ Hiện nay tại công ty vấn đề nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thêm khách hàng mới đều do phòng kinh doanh xuất nhập khẩu đảm nhiệm, chưa có bộ phận Marketing chuyên trách. Do đó, công ty nên thành lập bộ phận Marketing riêng biệt với những cán bộ nhân viên có trình độ, kinh nghiệm trong vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm của từng thị trường. Việc thành lập thêm bộ phận Marketing có thể giúp công ty xây dựng chiến lược Marketing thâm nhập và mở rộng thêm thị trường hiện có, những kế hoạch cụ thể về quảng bá thương hiệu của công ty với bạn hàng trong và ngoài nước, gia tăng quy mô hoạt động của công ty.
+ Cũng như thói quen của các doanh nghiệp Việt Nam, công ty cũng lựa chọn điều kiện thương mại trong tập quán thương mại thế giới đối với hoạt động nhập khẩu của mình là CIF. Tuy nhiên, đối với hoạt động nhập khẩu thì việc lựa chọn điều kiện này là không có lợi cho hoạt động của công ty vì công ty bị động trong quá trình thuê phương tiện vận tải. Vì vậy, công ty cần lựa chọn những điều kiện thương mại mà sao cho công ty có thể giành được quyền thuê phương tiện vận tải nhằm tạo thuận lợi cho việc thuê phương tiện vận tải theo đúng điều kiện hàng hoá của mình, chủ động trong vấn đề về thời gian, đồng thời công ty có thể được
hưởng thêm phần hoa hồng của các doanh nghiệp mà công ty đã thuê phương tiện vận tải của họ.
+ Ngoài ra, công ty cần mua bảo hiểm cho hàng hoá nhập khẩu vì khi có những rủi ro xảy ra trong quá trình vận chuyển hàng hoá khiến công ty phải gánh chịu tổn thất nặng nề, thì có thể nhận được số tiền bồi thường bảo hiểm cho hàng hoá bị hư hỏng giảm thiểu những thiệt hại đối với công ty.
+ Tự do hoá thương mại đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh và giá cả hàng hoá, dịch vụ cả ở thị trường trong và ngoài nước. Do đó, công ty cần thực hiện các biện pháp để giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ. Để đảm bảo chi phí sản xuất kinh doanh.
KẾT LUẬN
Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO được 2 năm. So với quãng đường 11 năm, kể từ ngày Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO đến khi là thành viên chính thức, thì thời gian trên là quá ngắn ngủi. Để có được thành công này trước hết phải khẳng định chủ trương đúng đắn và các biện pháp thích hợp của Đảng và Chính phủ trong việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt là các nhà đàm phán của ta trong việc tham mưu cho Đảng và Chính phủ để nhận diện rõ hơn, đầy đủ và toàn diện hơn về những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức, cũng như điểm mạnh và điểm yếu của hàng hóa Việt Nam khi thực hiện các cam kết gia nhập WTO.
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều nổ lực lớn để tham gia sân chơi chung của thế giới, là thành viên chính thức của tổ chức WTO, ký kết các Hiệp định Thương mại song phương và đa phương với các nước trên thế giới, như Hiệp định Thương mại Việt Mỹ, Hiệp định Thương mại Việt Hàn.... tất cả là nhờ sự quan tâm của Nhà nước và hỗ trợ từ phía các doanh nghiệp, đặc biệt là từ phía các hiệp hội ngành hàng.
Việc mở rộng thị trường ra bên ngoài bộc lộ nhiều khó khăn và thách thức đến nền kinh tế Việt Nam đang còn non trẻ. Ngoài việc cạnh tranh với các công ty, tập đoàn nước ngoài, các doanh nghiệp còn phải đương đầu với sự cạnh tranh trực tiếp từ phía các doanh nghiệp trong nước. Thêm vào đó là những quy định về quyền sở hữu trí tuệ, yêu cầu kỹ thuật về hàng hóa, các tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, yêu cầu về các chứng chỉ quốc tế như : ISO, SA8000, HACCP, GMP,... những rào cản thuế quan, phi thuế quan,... những quy định luật pháp của từng quốc gia.
Vì vậy, các ngành hàng và mỗi doanh nghiệp phải chủ động xây dựng và thực thi chiến lược đa dạng hóa thị trường, thay đổi quan điểm và cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh theo mô hình khép kín sang mô hình chuỗi giá trị, tăng cường hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp và nhãn hiệu sản phẩm. Nâng cao vai trò và năng lực hoạt động của các hiệp hội nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu ngày càng cao và nhiệm vụ ngày càng lớn, xây dựng chuẩn mực văn hóa kinh doanh trong cộng đồng doanh ngiệp.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn TS. PHAN QUAN VIỆT, cùng các cô chú, anh chị trong công ty TNHH Minh Nguyên Quang đã giúp em hoàn thành khóa luận này.