+ Chính phủ cũng như các Bộ chủ quản trong thời gian tới phải nhanh chóng ban hành loạt văn bản pháp quy để triển khai thực thi các cam kết khi tham gia vào Tổ chức WTO.
+ Đây đã là thời điểm thực thi các quyền và nghĩa vụ của thành viên WTO, trong khi qua trình hoàn thiện và minh bạch hoá hệ thống pháp luật thương mại trong hệ thống pháp luật nước ta chỉ mới bắt đầu. Vì vậy, đòi hỏi các ngành chức năng cần hoàn thiện sớm hệ thống luật để các doanh nghiệp được hoạt động trong môi trường minh bạch, rõ ràng và dễ dự đoán.
+ Trong các cam kết với WTO, có không ít những điều mà Chính phủ buộc phải chấp thuận ở mức cao so với khả năng thực thi, đặc biệt là cam kết đối xử bình
đẳng với nhà đầu tư nước ngoài, với bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp nước ngoài có đăng ký và sự chấp nhận mở cửa rộng hơn, sớm hơn thị trường dịch vụ đối với các nước thành viên, đặc biệt là dịch vụ phân phối, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và viễn thông,…… Nhà nước nên có những hướng dẫn cụ thể đối với doanh nghiệp trong nước, hỗ trợ các doanh nghiệp đang hoạt động trong những lĩnh vực này.
+ Tăng cường các cuộc gặp gỡ tiếp xúc giữa các Cơ quan Chính phủ với doanh nghiệp hoặc đại diện cho giới doanh nghiệp. Tạo nên niềm tin và đảm bảo mối quan hệ hợp tác tích cực giữa doanh nghiệp và Nhà nước.
+ Các doanh nghiệp trong nước sẽ phải đương đầu với sự cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt là các sản phẩm công nghiệp, do nhà nước không còn các chính sách và biện pháp bảo hộ cho doanh nghiệp trái với quy chế của WTO, nên rất cần sự hỗ trợ của Chinh phủ trong quá trình kinh doanh.
+ Theo xu thế chung, thể chế kinh tế nói chung và ngoại thương nói riêng sẽ tiếp tục được minh bạch trong môi trường chính trị – xã hội ổn định. Tuy vậy không nên chỉ dừng ở việc hoàn thiện trên văn bản, mà phải chỉ đạo sát sao cùng với điều hành nhất quán của các bộ, các ngành, với sự tham gia của các hiệp hội ngành hàng, trong đó khuyến khích khả năng sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp. Cải cách hành chính vần được tiếp tục đẩy mạnh để giúp các doanh nghiệp giảm chi phí, thời gian, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, khả năng cạnh tranh, tạo ra nhiều tích luỹ ban đầu, chuẩn bị cho những bước tiến mới.
+ Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu. Đặc biệt là việc mua ngoại tệ để thanh toán gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến quá
trinh thanh toán với phía nước ngoài. Vì vậy, Nhà nước nên can thiệp để giữ tỷ giá bán sao cho nhỏ nhất.
+ Cơ quan Chính phủ trực tiếp cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, hỗ trợ gián tiếp thông qua việc tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận được các thông tin cần thiết với giá cả cạnh tranh, cải tiến và nâng cấp điều kiện cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực làm công tác thông tin hay hỗ trợ về tài chính cho công tác phát triển thông tin,…