Tình hình về mặt hàng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CÔNG TY TNHH TM DV MINH DUYÊN QUANG (Trang 37 - 44)

Bảng 3 : Số liệu nhập khẩu các nhóm mặt hàng chính Đơn vị tính : triệu đồng (1.000.000 VNĐ) Năm Nước NK 2006 2007 2008 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 1. Mở công nghiệp 2.213 6,9 3.086 8,1 7.346 16,5 2. Hóa chất xử lý trong ngành công nghiệp 3.976 12,4 2.485 6,5 2.658 6

3. Dầu cho ngành công nghiệp

9.106 28,5 10.739 28 16.259 36,6

4. Máy móc, thiết bị công nghiệp

16.705 52,2 21.953 57,4 18.126 40,8

Tổng kim ngạch NK 32.000 100 38.263 100 44.389 100

(Nguồn : Báo cáo tổng kết năm 2006, 2007, 2008) Theo bảng số liệu nhập khẩu theo mặt hàng ta thấy mặt hàng chủ lực của công ty chủ yếu là Dầu cho ngành công nghiệp và Máy móc, thiết bị công nghiệp. Sau khi nước ta được chính thức là thành viên của tổ chức kinh tế thế giới WTO, các doanh nghiệp nước ngoài đổ xô vào thị trường Việt Nam mới mẻ và đầy tiềm năng. Một mặt khác các doanh nghiệp trong nước luôn có nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu và máy móc để phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm trong nước, công ty Minh Nguyên Quang đã thực hiện vai trò cầu nối, đáp ứng nhu cầu

trong nước và nguồn cung từ nước ngoài. Những mặt hàng nhập khẩu của công ty đã gián tiếp thúc đẩy phát triển nền kinh tế và nâng cao chất lượng sản phẩm trong nước, nhằm cạnh tranh công bằng với hàng nhập ngoại.

+ Mặt hàng Mở công nghiệp là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng đều qua các năm. Và cóù xu hướng tăng nhanh vào năm 2008 với kim ngạch nhập khẩu 7.346 chiếm 16,5% tổng kim ngạch so với kim ngạch nhập khẩu năm 2006 là 2.213 chiếm 6,9% và năm 2007 là 3.086 chiếm 8,1%. Mặt hàng Mở công nghiệp có kim ngạch tăng là do sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ trong nước. Thêm vào đó, công ty đã tìm được nguồn tiêu thụ trong nước nhờ thực hiện tốt công tác tìm kiếm khách hàng.

+ Mặt hàng Hoá chất xử lý trong ngành công nghiệp là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu chiếm tỷ trọng ít, nhưng tăng đều qua các năm. Sau khi gia nhập WTO mức thuế mặt hàng này giảm từ 11,1% xuống còn 6,9%.

Năm 2006 đạt 3.976 tỷ VNĐ chiếm 12,4% tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 2007 đạt 2.485 tỷ VNĐ chiếm 6,5% tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 2008 đạt 2.658 tỷ VNĐ chiếm 6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. + Mặt hàng Dầu cho ngành công nghiệp là mặt hàng chủ lực của công ty. Đây là nhóm hàng có sự biến động tăng giảm thất thường, nguyên nhân của việc tăng giảm này là do sự biến động về giá dầu thô một cách đột ngột vào những tháng cuối năm 2008, đặc biệt là khủng hoảng tài chính trong khu vực và trên thế giới. Nhưng sự biến động này không ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam, nên kim ngạch nhập khẩu của công ty vẫn tăng đều qua các năm mặc dù thuế suất cho mặt hàng này có tăng.

Năm 2007 đạt 10.739 tỷ VNĐ chiếm 28% tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 2008 đạt 16.259 tỷ VNĐ chiếm 36,6% tổng kim ngạch nhập khẩu. + Theo Bộ Tài Chính, việc tham gia ngày càng sâu hơn vào quá trình hội nhập sẽ có ảnh hưởng đến ngành sản xuất trong nước. Biện pháp bảo hộ duy nhất cho các ngành sản xuất và dịch vụ trong nước là thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, công cụ này sẽ bị cắt giảm trong thời gian 5 năm sau khi gia nhập WTO, và sẽ dần xuống mức 0% trong khoảng thời gian 10 -12 năm theo các cam kết trong hiệp định tự do hoá thương mại (FTA). Cụ thể khi gia nhập WTO sẽ có khoàng 36% dòng thuế trong biểu thuế phải cắt giảm thuế nhập khẩu so với hiện hành. Lộ trình cắt giảm kéo dài từ 5 – 7 năm. Những ngành có mức cắt giảm nhiều nhất là dệt may, thuỷ sản, ôtô là linh kiện ôtô, đặc biệt là hàng chế tạo máy móc, thiết bị.

Tuy sau khi gia nhập WTO mặt hàng Máy móc, thiết bị có mức thuế suất giảm nhưng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của công ty không cao.

Do mặt hàng Máy móc, thiết bị công nghiệp là mặt hàng mới của công ty. Xuất phát từ nhu cầu thay đổi những máy móc, thiết bị đã cũ kỹ, lỗi thời và nhu cầu tiếp cận với công nghệ hiện đại của các doanh nghiệp trong nước, công ty đã khai thác được thế mạnh trong việc thực hiện kinh doanh mặt hàng này. Tỷ trọng được giữ tương đối ổn định năm 2006 và năm 2007, riêng năm 2008 tỷ trọng mặt hàng này có giảm nhẹ do biến động của thị trường trong khu vực.

Năm 2006 đạt 16.705 tỷ VNĐ chiếm 52,2% tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 2007 đạt 21.953 tỷ VNĐ chiếm 57,4% tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 2008 đạt 18.126 tỷ VNĐ chiếm 40,8% tổng kim ngạch nhập khẩu

2.5.2 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 – 2007 – 2008 Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh 2006 – 2007 – 2008

Đơn vị tính : VNĐ

Năm

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

1. Doanh thu thuần 50.651.658.200 65.907.487.120 81.912.675.755 2. Giá vốn hàng bán 26.001.252.208 30.984.576.725 40.116.246.920 3. Lãi gộp 24.650.405.992 34.922.910.395 41.796.428.835 4. Doanh thu hoạt động TC 42.027.022.000 57.977.962.400 62.875.700.010 5. Chi phí tài chính 46.832.451.010 70.057.045.000 75.548.010.111 6. Chi phí bán hàng 1.007.850.000 1.864.211.300 2.154.865.089 7. Chi phí QLDN 5.050.174.922 6.564.256.241 7.007.691.974 8. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 18.592.381.070 26.494.442.854 32.633.871.772 9. Tổng lợi nhuận trước thuế 13.786.952.060 14.415.360.254 19.961.561.671 10. Thuế thu nhập DN 3.860.346.577 4.036.300.871 5.589.237.268 11. Lợi nhuận sau thuế 9.926.605.483 10.379.059.383 14.372.324.403

(Nguồn : Phòng Kế Toán công ty Minh Nguyên Quang)

ROS= *100% thuần thu doanh thuế sau nhuận lợi

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Chi tiêu 2006 2007 2008

Lợi nhuận sau thuế 9.926.605.483 10.379.059.383 14.372.324.403 Doanh thu thuần 50.651.658.200 65.907.487.120 81.912.675.755

ROS 19,6 15,7 17,5

Bảng 4.1: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả kinh doanh của công ty. Tỷ số này cho biết một trăm đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu.

Qua bảng phân tích cho thấy mức doanh lợi tiêu thụ năm 2007 giảm so với năm 2006, nhưng đến năm 2008 tỷ suất này lại có xu hướng tăng trở lại. Tuy nhiên, con số qua các năm biểu hiện ở mức cao cho thấy khả năng sinh lời trên đồng vốn của công ty là cao.

Công ty cần duy trì kết quả và gia tăng hơn nữa. Muốn tăng ROS công ty cần phấn đấu tăng lãi ròng bằng cách tiết kiệm chi phí và tăng giá bán.

 Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí :

=∑chi∑ phílợi kinhnhuậndoanh *100%

Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí

Chi tiêu 2006 2007 2008

Lợi nhuận sau thuế 9.926.605.483 10.379.059.383 14.372.324.403 Chi phí kinh doanh 52.890.475.932 78.485.512.541 84.710.567.174

Tỷ suất LN theo CP 18,8 13,2 17,0

Từ những con số trên cho ta thấy:

Năm 2006, cứ một đồng chi phí bỏ ra, công ty thu về 0.188 đồng lợi nhuận Năm 2007, con số này giảm xuống, 1 đồng chi phí bỏ ro công ty thu về 0.132 đồng lợi nhuận

Năm 2008, một đồng chi phí cho 0.170 đồng lợi nhuận.

 Tỷ suất lợi nhuận theo đồng vốn chủ sở hữu : (Return on Equity: ROE)

ROE = *100% hữu sở chủ Vốn thuế sau nhuận Lợi

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Chi tiêu 2006 2007 2008

Lợi nhuận sau thuế 9.926.605.483 10.379.059.383 14.372.324.403 Vốn CSH 7.096.658.077 24.511.782.069 60.537.946.077

ROE 139,9 42,3 23,7

Bảng 4.3: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Đây là chỉ số quan trọng nhất, và thiết thực nhất đối với chủ sở hữu. Nó cho biết một trăm đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp góp phần tạo ra bao nhiêu đồng lãi cho doanh nghiệp.

Năm 2006 chỉ tiêu này rất cao, cho thấy cứ 100 đồng vốn CSH bỏ ra thì thu lại được 1.139 đồng lợi nhuận.

Năm 2007 chỉ tiêu này đạt 42,3%. con số này cho ta thấy cứ 100 đồng vốn CSH bỏ ra thì thu lại được 0.423 đồng lợi nhuận.

Năm 2008, con số này giảm xuống. Cứ 100 đồng vốn CSH bỏ ra thì thu về 0.237 đồng lợi nhuận.

So sánh ta thấy năm 2008 giảm so với năm 2007 và năm 2006. Cho thấy hiệu quả sử dụng đồng vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên sang năm 2008 con số này có mức giảm xuống.

Công ty cần phải điều chỉnh lại để sao cho đạt mức hiệu quả tối đa. Cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Muốn tỷ suất lợi nhuận theo đồng vốn chủ sở hữu – ROE tăng công ty cần phấn đấu giảm vốn chủ sở hữu, hoặc tăng vòng quay tổng tài sản, muốn vậy cần tăng doanh thu bằng cách giảm giá bán và tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng.

Qua biểu đồ doanh thu ta thấy, doanh thu của công ty tăng đều qua các năm, năm 2006 là 50.651.658.200 tỷ, năm 2007 là 65.907.487.120 tỷ, năm 2008 là 81.912.675.755 tỷ. Mặc dù giá vốn hàng nhập và các chi phí liên quan luôn tăng.

Sở dĩ doanh thu bán hàng của công ty tăng đều như vậy trong thời gian qua làø do một số nguyên nhân sau:

+ Công ty đã tích cực trong việc tổ chức bộ máy quản lý một cách có khoa học nên đã tiết kiệm được chi phí phục vụ cho công tác marketing, trong lĩnh vực tìm kiếm khách hàng trong nước, đồng thời có được mức giá cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước.

+ Tổ chức tốt công tác giao nhận hàng hoá từ cảng về kho, và chuyên chở đi bán cho các doanh nghiệp trong nước. Tiết kiệm chi phí và thời gian, đồng thời đảm bảo đúng thời gian giao hàng cho khách hàng.

+ Công ty đã tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường thông qua việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ. Giúp công ty nắm bắt kịp thời sự biến động của thị trường, cũng như sự biến động về nguồn cầu hàng hoá để có chiến lược thích hợp cho từng thời điểm.

Vì vậy, doanh nghiệp đã tạo được uy tín, chỗ đứng trên thị trường và được sự tín nhiệm từ các doanh nghiệp nội địa.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CÔNG TY TNHH TM DV MINH DUYÊN QUANG (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w