Giới thiệu cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CÔNG TY TNHH TM DV MINH DUYÊN QUANG (Trang 26)

2.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Biểu đồ 1 : Sơ đồ tổ chức của công ty

2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận quản lý Giám đốc điều hành : Giám đốc điều hành :

Giám đốc là người quyết định và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty như định hướng kinh doanh, điều hành kinh doanh. Có quyền quyết định tổ chức bộ máy công ty đảm bảo tinh gọn có hiệu quả, và cũng là người chịu trách nhiệm pháp lý trước mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đối với Cơ quan nhà nước. GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH P.GĐ Kỹ Thuật Phòng Kinh doanh Bộ phận Giao nhận hàng hoá P. GĐ Kinh Doanh Phòng Kỹ thuật P.GĐ Tài Chính P. Kế toán

Phó giám đốc kinh doanh:

Phó giám đốc là người cùng với giám đốc điều hành công ty, thay mặt giám đốc khi giám đốc đi vắng và tổ chức điều hoạt động kinh doanh trong công ty. Phó Giám đốc được sự phân công của Giám đốc phụ trách một số công tác như : Tổ chức quản lý phòng kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức lao động, điều phối các phòng ban và lập kế hoạch khen thưởng, đảm bảo chăm lo đời sống nhân viên.

Phòng kinh doanh :

Phòng kinh doanh giúp ban giám đốc trong việc lựa chọn các kế hoạch kinh doanh đề ra các chiến lược phát triển kinh doanh của công ty, đề xuất và lập kế hoạch mua hàng hoá, giới thiệu chào hàng cho khách hàng và thực hiện các giao dịch mua bán mang lại doanh thu cho công ty.

Bộ phận Giao/ Nhận hàng hoá

Bộ phận Giao / Nhận hàng hoá có nhiệm vụ giao hàng cho khách hàng đúng lúc, đầy đủ số lượng, khi nhận được yêu cầu từ người quản lý và đồng thời làm thủ tục nhận hàng hoá nhập khẩu.

Phó giám đốc tài chính :

Phó giám đốc tài chính là người cùng giám đốc điều hành công ty. Phó giám đốc tài chính chịu trách nhiệm về mảng tài chính, kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính, kế toán, đảm bảo đúng nguyên tắc của Pháp luật. Chuẩn bị các báo cáo tài chính trình giám đốc nhằm phục vụ công tác quản lý, phân tích tài chính và báo cáo gởi các Cơ quan chức năng Nhà nước

Phòng kế toán

Phòng kế toán có nhiệm vụ :

 Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

 Quản lý chặt chẽ và thường xuyên kiểm tra việc sử dụng đồng vốn, tài sản và điều tiết nhu cầu chi tiêu của công ty.

 Hạch toán các chi phí và tính giá thành sản phẩm, và tính lương cho các cán bộ, nhân viên trong công ty.

 Tổ chức hệ thống nghiệp vụ kế toán theo đúng pháp luật của kế toán nhà nước ban hành.

 Lập biểu mẫu báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán định kỳ theo quy định của nhà nước và tổng hợp thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng, làm thủ tục khai báo để hoàn thuế, báo cáo quyết toán nộp thuế cho nhà nước.

Phó giám đốc kỹ thuật :

 Trực tiếp kiểm tra việc lắp đặt máy cho khách hàng.  Giải quyết các khiếu nại trên thị trường.

Phòng kỹ thuật :

 Hỗ trợ khách hàng về kỹ thuật.

 Thiết lập và thực hiện mô hình dịch vụ kỹ thuật theo đình hướng của công ty.  Đảm bảo uy tín, chất lượng dịch vụ thông qua việc đáp ứng nhanh nhất, tốt

Mối quan hệ giữa các phòng ban trong bộ máy quản lý

Các nhân sự trong công ty, dù làm ở bất kỳ bộ phận quản lý thì đều tôn trọng lẫn nhau, kết hợp cùng nhau giải quyết mọi công việc trong công ty và luôn luôn đặt lợi ích chung và sự phát triển của công ty là trên hết.

2.4. Những thuận lợi và khó khăn của công ty2.4.1 Những thuận lợi 2.4.1 Những thuận lợi

+ Các bộ công nhân viên có sự đoàn kết nhất trí cao và biết phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể cán bộ công nhân viên lao động trong công ty.

+ Bộ máy lãnh đạo hội tụ các cán bộ nhiệt tình, luôn năng động, sáng tạo nhạy bén trong điều hành, phù hợp với cơ chế thị trường.

+ Nhà cung cấp ở nước ngoài luôn hỗ trợ về mặt kỹ thuật, chuyên môn cho nhân viên công ty.

+ Cơ sở vật chất cũng như cơ sở hạ tầng khá tốt.

+ Được sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ của lãnh đạo cấp trên, và cùng với sự đồng tình ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương.

2.4.2 Những khó khăn

a, Khó khăn về thị trường trong nước

Công ty gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với nhiều nhà cung cấp. Đặc biệt là khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức WTO sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt hơn. Cạnh tranh về mặt giá cả, cạnh tranh về dịch vụ bảo trì, bảo hành sản phẩm.

b, Khó khăn về thị trường nước ngoài

Công ty tạo dựng được thị trường mới nhưng chưa thể hiểu kỹ hết về họ như hiểu về bạn hàng truyền thống được, càng chưa hiểu hết về phong tục, tập quán, thông lệ buôn bán, luật pháp của nước họ,… thậm chí ngay cả ngôn ngữ của họ chúng ta cũng chưa thông thạo.

c, Khó khăn từ chính sách của Nhà nước

+ Một số quy định của Nhà nước chưa thực sự khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, không tạo được động lực cho các doanh nghiệp phát triển.

+ Các Bộ, Ngành có liên quan chưa thống nhất với nhau về việc chỉ đạo các hoạt động nhập khẩu.

+ Chủ trương hạn chế nhập khẩu gây nhiều khó khăn cho một công ty chuyên làm công tác nhập khẩu như Công ty TNHH Minh Nguyên Quang.

+ Những quy định về vay vốn của ngân hàng có nhiều vướng mắc khiến công ty không tìm đủ vốn để nhập khẩu trong kinh doanh.

d, Khó khăn từ công ty

+ Giá cả các nguyên liệu trên thế giới không ổn định, sự tăng giá các mặt hàng nhập khẩu.… điều này buộc công ty phải tăng giá bán ra của các mặt hàng đã nhập, nên đã gây nên một trở ngại lớn cho công ty trong quá trình kinh doanh, mua bán hàng hóa. Trong khi đó, nhu cầu của người tiêu dùng và người sản xuất cần những loại hàng hóa không những có chất lượng tốt mà giá cả phải thấp.

+ Bên cạnh đó, công ty thường phải gia hạn thanh toán cho khách hàng, nhất là những khách hàng thân thiết mua hàng của công ty với số lượng nhiều và số tiền hàng phải thanh toán cho công ty lớn.

2.5 Phân tích tình hình nhập khẩu của công ty trước và sau khi Việt Nam gianhập Tổ chức kinh tế thế giới WTO nhập Tổ chức kinh tế thế giới WTO

2.5.1 Tình hình hoạt động nhập khẩu của công ty

Hoạt động nhập khẩu của công ty trong những năm 2006 -2008 đã có những bước phát triển vượt bậc, góp phần giúp công ty đứng vững và có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước, ta có thể thấy điều này qua bản kim ngạch nhập khẩu sau: Bảng 1 : Tổng kim ngạch nhập khẩu từ 2006 – 2007 – 2008 Đơn vị tính: 1.000.000VNĐ Năm Kim ngạch NK 2006 32.000 2007 38.263 2008 44.389

Để hiểu và nắm rõ hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH TM&DV Minh Nguyên Quang, chúng ta sẽ nghiên cứu, phân tích hoạt động nhập khẩu của công ty về cơ cấu mặt hàng, các thị trường và các vấn đề liên quan đến hoạt động nhập khẩu, đặc biệt là khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức WTO.

2.5.1.1 Tình hình về thị trường

Công ty thực hiện chiếc lược kinh doanh đa dạng hóa mặt hàng, tìm kiếm những nhà cung cấp lớn, sản phẩm có uy tín trên thị trường quốc tế để cung cấp cho khách hàng. Nhằm tạo uy tín với khách hàng, nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp đối với các công ty khác. Hàng hóa của công ty cung cấp đảm bảo đúng chất lượng, quy cách, tính năng kỹ thuật sản phẩm.

Công ty nhập khẩu các mặt hàng hóa chất, thiết bị công nghiệp,… từ nhiều nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Italy, Đài Loan,……

Qua biểu đồ tình hình nhập khẩu của công ty trong hai năm 2006 – 2007 cho ta thấy:

Công ty nhập khẩu chủ yếu là từ Hàn Quốc, Italy. Năm 2006, kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc và Italy chiếm 46,8%. Bên cạnh đó, công ty còn nhập khẩu các mặt hàng từ các nước khác như Thái lan, Trung Quốc, Đài Loan: kim ngạch nhập khẩu từ Thái Lan chiếm 2,9%; từ Trung Quốc chiếm 1,9%; từ Đài Loan chiếm 1,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu.

Bảng 2 : Tình hình thị trường nhập khẩu của công ty năm 2006, 2007, 2008 Đơn vị tính: 1.000.000VNĐ Năm Nước NK 2006 2007 2008 Kim ngạch NK Tỷ lệ (%) Kim ngạch NK Tỷ lệ (%) Kim ngạch NK Tỷ lệ (%) 1. Hàn Quốc 15.000 46,8 17.631 46,1 19.032 42,9 2. Thái Lan 929 2,9 2.570 6,7 2.492 5,6 3. Trung Quốc 628 1,9 915 2,4 1.375 3,1 4. Italy 15.000 46,8 16.731 43,7 19.073 43 5. Đài Loan 443 1,4 416 1,08 371 0,8 6. Aán Độ - - - - 837 1,9 7. Hungary - - - - 1.209 2,7 Tổng kim ngạch nhập khẩu 32.000 100 38.263 100 44.389 100

(Nguồn : Báo cáo kinh doanh) Trong năm 2007, kim ngạch nhập khẩu từ các nước có sự thay đổi, tỷ lệ nhập khẩu từ các nước Thái Lan, Trung Quốc có chiều hướng tăng lên. Cụ thể kim ngạch nhập khẩu từ Thái Lan tăng từ 2,9% lên 6,7%, từ Trung Quốc 1,9% lên 2,4%.

Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức WTO, trên tinh thần chủ động hội nhập, cùng với việc tham gia Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA). Thoả thuận ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – Hàn Quốc,… thực hiện các thoả thuận song phương như Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Hiệp định đối tác kinh tế

toàn diện với Nhật Bản, tham gia các diễn đàn hợp tác kinh tế liên khu vực ASEAN. APEC. Việt Nam đã thực sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2007 là 38.263 tỷ, và đến năm 2008 tăng lên đến 44.389 tỷ VNĐ.

Một năm sau khi gia nhập Tổ chức WTO, công ty đã tìm kiếm được thêm hai thị trường mới Aán Độ với kim ngạch 837 tỷ chiếm 1,9% và thị trường Hungary với kim ngạch 1.209 tỷ chiếm 2,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2008.

Thị trường nhập khẩu chính của công ty là hai thị trường Hàn Quốc và Italy, kim ngạch nhập khẩu từ hai thị trường này khoản 19.000 tỷ VNĐ vào năm 2008.

Thái Lan là thị trường lâu năm của công ty với tổng kim ngạch nhập khẩu tăng đều qua các năm, năm 2006 kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này là 929 tỷ đồng chiếm 2,9%, năm 2007 kim ngạch nhập khẩu là 2.570 tỷ đồng chiếm 6,7%,

năm 2008 kim ngạch nhập khẩu là 2.492 tỷ đồng chiếm 5,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu.

2.5.1.2 Tình hình về mặt hàngBảng 3 : Số liệu nhập khẩu các nhóm mặt hàng chính Bảng 3 : Số liệu nhập khẩu các nhóm mặt hàng chính Đơn vị tính : triệu đồng (1.000.000 VNĐ) Năm Nước NK 2006 2007 2008 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 1. Mở công nghiệp 2.213 6,9 3.086 8,1 7.346 16,5 2. Hóa chất xử lý trong ngành công nghiệp 3.976 12,4 2.485 6,5 2.658 6

3. Dầu cho ngành công nghiệp

9.106 28,5 10.739 28 16.259 36,6

4. Máy móc, thiết bị công nghiệp

16.705 52,2 21.953 57,4 18.126 40,8

Tổng kim ngạch NK 32.000 100 38.263 100 44.389 100

(Nguồn : Báo cáo tổng kết năm 2006, 2007, 2008) Theo bảng số liệu nhập khẩu theo mặt hàng ta thấy mặt hàng chủ lực của công ty chủ yếu là Dầu cho ngành công nghiệp và Máy móc, thiết bị công nghiệp. Sau khi nước ta được chính thức là thành viên của tổ chức kinh tế thế giới WTO, các doanh nghiệp nước ngoài đổ xô vào thị trường Việt Nam mới mẻ và đầy tiềm năng. Một mặt khác các doanh nghiệp trong nước luôn có nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu và máy móc để phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm trong nước, công ty Minh Nguyên Quang đã thực hiện vai trò cầu nối, đáp ứng nhu cầu

trong nước và nguồn cung từ nước ngoài. Những mặt hàng nhập khẩu của công ty đã gián tiếp thúc đẩy phát triển nền kinh tế và nâng cao chất lượng sản phẩm trong nước, nhằm cạnh tranh công bằng với hàng nhập ngoại.

+ Mặt hàng Mở công nghiệp là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng đều qua các năm. Và cóù xu hướng tăng nhanh vào năm 2008 với kim ngạch nhập khẩu 7.346 chiếm 16,5% tổng kim ngạch so với kim ngạch nhập khẩu năm 2006 là 2.213 chiếm 6,9% và năm 2007 là 3.086 chiếm 8,1%. Mặt hàng Mở công nghiệp có kim ngạch tăng là do sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ trong nước. Thêm vào đó, công ty đã tìm được nguồn tiêu thụ trong nước nhờ thực hiện tốt công tác tìm kiếm khách hàng.

+ Mặt hàng Hoá chất xử lý trong ngành công nghiệp là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu chiếm tỷ trọng ít, nhưng tăng đều qua các năm. Sau khi gia nhập WTO mức thuế mặt hàng này giảm từ 11,1% xuống còn 6,9%.

Năm 2006 đạt 3.976 tỷ VNĐ chiếm 12,4% tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 2007 đạt 2.485 tỷ VNĐ chiếm 6,5% tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 2008 đạt 2.658 tỷ VNĐ chiếm 6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. + Mặt hàng Dầu cho ngành công nghiệp là mặt hàng chủ lực của công ty. Đây là nhóm hàng có sự biến động tăng giảm thất thường, nguyên nhân của việc tăng giảm này là do sự biến động về giá dầu thô một cách đột ngột vào những tháng cuối năm 2008, đặc biệt là khủng hoảng tài chính trong khu vực và trên thế giới. Nhưng sự biến động này không ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam, nên kim ngạch nhập khẩu của công ty vẫn tăng đều qua các năm mặc dù thuế suất cho mặt hàng này có tăng.

Năm 2007 đạt 10.739 tỷ VNĐ chiếm 28% tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 2008 đạt 16.259 tỷ VNĐ chiếm 36,6% tổng kim ngạch nhập khẩu. + Theo Bộ Tài Chính, việc tham gia ngày càng sâu hơn vào quá trình hội nhập sẽ có ảnh hưởng đến ngành sản xuất trong nước. Biện pháp bảo hộ duy nhất cho các ngành sản xuất và dịch vụ trong nước là thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, công cụ này sẽ bị cắt giảm trong thời gian 5 năm sau khi gia nhập WTO, và sẽ dần xuống mức 0% trong khoảng thời gian 10 -12 năm theo các cam kết trong hiệp định tự do hoá thương mại (FTA). Cụ thể khi gia nhập WTO sẽ có khoàng 36% dòng thuế trong biểu thuế phải cắt giảm thuế nhập khẩu so với hiện hành. Lộ trình cắt giảm kéo dài từ 5 – 7 năm. Những ngành có mức cắt giảm nhiều nhất là dệt may, thuỷ sản, ôtô là linh kiện ôtô, đặc biệt là hàng chế tạo máy móc, thiết bị.

Tuy sau khi gia nhập WTO mặt hàng Máy móc, thiết bị có mức thuế suất giảm nhưng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của công ty không cao.

Do mặt hàng Máy móc, thiết bị công nghiệp là mặt hàng mới của công ty. Xuất phát từ nhu cầu thay đổi những máy móc, thiết bị đã cũ kỹ, lỗi thời và nhu cầu tiếp cận với công nghệ hiện đại của các doanh nghiệp trong nước, công ty đã khai thác được thế mạnh trong việc thực hiện kinh doanh mặt hàng này. Tỷ trọng được giữ tương đối ổn định năm 2006 và năm 2007, riêng năm 2008 tỷ trọng mặt hàng này có giảm nhẹ do biến động của thị trường trong khu vực.

Năm 2006 đạt 16.705 tỷ VNĐ chiếm 52,2% tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 2007 đạt 21.953 tỷ VNĐ chiếm 57,4% tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 2008 đạt 18.126 tỷ VNĐ chiếm 40,8% tổng kim ngạch nhập khẩu

2.5.2 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 – 2007 – 2008

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CÔNG TY TNHH TM DV MINH DUYÊN QUANG (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w