Hoạt động thanh toán không phải là nghiệp vụ riêng của Ngân hàng mà là sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế để đáp ứng nhu cầu thanh toán vốn của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân. Mặc dù những năm gần đây hệ thống thanh toán của Ngân hàng nƣớc ta đƣợc cải thiện đáng kể và phục vụ khá tốt cho khách hàng song tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế vẫn cao vì thế em xin nêu một số kiến nghị sau:
Bên cạnh việc tạo dựng, điều chỉnh khuôn khổ pháp lí, chính phủ cần có những biện pháp xây dựng đồng bộ các bộ luật trong lĩnh vực thanh toán và đảm bảo có thể áp dụng hiệu quả trên thực tế nhƣ luật thanh toán không dùng tiền mặt, Luật séc,.. Xây dựng một khuôn khổ pháp lí đảm bảo lợi ích của nền kinh tế, lợi ích của nhà nƣớc và nhân dân, tạo cơ sở để mọi thành phần trong xã hội tuân thủ là mục tiêu hàng đầu mà chính phủ cần thực hiện.
Bên cạnh đó, chính phủ nên có chủ trƣơng triển khai đồng bộ hoạt động TTKDTM trên diện rộng tại các tổ chức chứ không riêng lĩnh vực ngân hàng. Chủ trƣơng này không mang tính khuyến khích mà còn đƣợc giám sát chặt chẽ nếu chính phủ tiến hành sử dụng biện pháp bắt buộc tất cả mọi tổ chức phải thực hiện. Để từng bƣớc thực hiện chủ trƣơng đó, trƣớc mắt chính phủ nên áp dụng các chính sách miễn, giảm thuế và áp dụng các mức phí ƣu đãi đối với các tổ chức sử dụng TTKDTM nhằm thay đổi dần nhận thức, thói quen sử dụng tiền mặt không hiệu quả và hợp lí của ngƣời dân.
Đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế việc mở tài khoản tại Ngân hàng và thanh toán qua Ngân hàng trong các lĩnh vực kinh doanh hàng ngày và cá nhân có giao dịch mua bán lớn đều phải thanh toán qua ngân hàng là bắt buộc.
Đƣa ra các quy định về hạn mức thanh toán bằng tiền dù là các khoản chi thuộc Ngân sách nhà nƣớc, doanh nghiệp nhà nƣớc hoặc các khoản thanh toán khác nên thống nhất một mức chung, không những tạo đƣợc sự công bằng giữa cá nhân, tổ chức trong và ngoài nƣớc mà có thể thúc đẩy phát triển lĩnh vực dịch vụ TTKDTM.
75