Phƣơng pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh bạc liêu (Trang 39)

Mục tiêu 1: Sử dụng phƣơng pháp so sánh số tuyệt đối bằng cách lấy hiệu số của số liệu xem sự tăng giảm tình hình thay đổi của các hình thức thanh toán năm cần phân tích so với số liệu năm gốc đồng thời dùng phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối đánh giá tốc độ tăng trƣởng hay suy giảm các chỉ tiêu qua các năm. Kết hợp với phƣơng pháp thống kê, mô tả số liệu đã thu thập đƣợc và số liệu đã đƣợc tính toán, xử lý nhằm thấy đƣợc thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại NH TMCP Đông Á chi nhánh Bạc Liêu từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.

- Phƣơng pháp so sánh: Là phƣơng pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh một chỉ tiêu cần phân tích với một chỉ tiêu cơ sở.

Kỳ gốc đƣợc chọn có thể là cố định hoặc liên hoàn.

Kỳ gốc cố định: để so sánh một chỉ tiêu nào đó trong một khoảng thời gian tƣơng đối xa nhau. Thông thƣờng ngƣời ta chọn kỳ gốc là kỳ đầu tiên của dãy số.

Kỳ gốc liên hoàn: dùng để nói lên sự biến động của hiện tƣợng liên tiếp nhau qua các kỳ nghiên cứu. Kỳ gốc đƣợc chọn là kỳ liền kề trƣớc kỳ phân tích.

30

Điều kiện để so sánh: các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lƣờng, phƣơng pháp tính toán.

+ Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh tình hình thực hiện, sự biến động quy mô, khối lƣợng của hiện tƣợng kinh tế trong một thời kì cụ thể.

Công thức: Y = Y1- Y0

Trong đó: Y1: là giá trị của kỳ cần nghiên cứu Y0: là giá trị của kỳ gốc

Y: là lƣợng tăng giảm tuyệt đối

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong luận văn để so sánh số liệu kỳ phân tích với số liệu kỳ trƣớc của các chỉ tiêu xem chúng biến động nhƣ thế nào và tìm ra nguyên nhân biến động, từ đó có cơ sở để đề ra đƣợc các giải pháp phát triển hoặc khắc phục.

+Phương pháp so sánh tương đối: là kết quả chia giữa giá trị hiệu số của kỳ phân tích và kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Số tƣơng đối là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng số lần (%), kết quả so sánh biểu hiện tốc độ phát triển của các hiện tƣợng kinh tế qua từng năm phân tích.

Công thức: Y = (Y1- Y0)/Y0 x 100

Trong đó: Y1: là giá trị của kỳ cần nghiên cứu Y0: là giá trị của kỳ gốc

Y: là lƣợng tăng giảm tƣơng đối

- Phƣơng pháp thống kê mô tả: Là phƣơng pháp tổng hợp các phƣơng pháp đo lƣờng, mô tả và trình bày số liệu đƣợc ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin đƣợc thu thập trong điều kiện không chắc chắn.

Mục tiêu 2: Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả trình bày kết quả đã tính toán đƣợc. Kết hợp phƣơng pháp suy luận từ những mô tả trên cùng với việc phân tích số liệu để tìm ra những điểm mạnh và hạn chế trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng.

- Phƣơng pháp suy luận: Là việc rút ra những kết luận hay đƣa ra những nhận xét, phán đoán từ những mô tả, so sánh và phân tích về đối tƣợng nghiên cứu đó.

31

Mục tiêu 3: Từ việc so sánh, phân tích và đánh giá ở các mục tiêu 1,2, sử dụng phƣơng pháp suy luận kết hợp với việc thống kê số liệu đã thu thập đƣợc sau đó phân tích thấy đƣợc những nhu cầu cũng nhƣ hiểu biết của ngƣời dân nhƣ thế nào về các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt để đƣa ra các biện pháp giúp Ngân hàng nói riêng và tỉnh Bạc liêu nói chung phát triển, mở rộng phƣơng thức thanh toán không dùng tiền mặt.

32

CHƢƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH BẠC LIÊU

3.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH BẠC LIÊU

Bạc Liêu là một tỉnh nằm ven biển Đông. Diện tích đất tự nhiên 258.247 ha, trong đó đất sản xuất lúa 77.681 ha, đất nuôi trồng thủy sản 124.000 ha, lâm nghiệp 6.100 ha, đất muối 2.500 ha. Bờ biển dài 56km, với 5.000 ha rừng phòng hộ rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái biển.

Tỉnh đã quy hoạch sản xuất ổn định với 3 vùng sinh thái: vùng ngọt sản xuất lúa, cây ăn trái, hoa màu với sản lƣợng lúa đạt 800.00 tấn/năm; vùng nƣớc lợ với nhiều mô hình sản xuất kết hợp: lúa - tôm, tôm – cua, cá,… mang lại hiệu quả kinh tế cao, bình quân thu nhập trên 50 triệu/ha/năm; vùng nƣớc mặn phía Nam quốc lộ 1A, chủ yếu nuôi tôm sú và các giống loài thủy sản có giá trị khác. Cùng với khai thác đánh bắt trên biển đang trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh với sản lƣợng 210.000 tấn/năm, góp phần mang lại kim ngạch xuất khẩu 192,5 triệu USD mỗi năm.

Ngành công nghiệp chế biến thủy sản, với sản lƣợng thành phẩm gần 40.000 tấn/năm, phục vụ xuất khẩu đang trở thành ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh. Ngành công nghiệp xây dựng từng bƣớc phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây hạ tầng đô thị, các khu đô thị, khu dân cƣ mới, hệ thống chợ đầu mối, trung tâm thƣơng mại,… đang đƣợc tỉnh và nhà đầu tƣ triển khai và đẩy nhanh tiến độ.

Kinh tế Bạc Liêu phát triển ổn định và đang trên đà tăng trƣởng tốt, cùng với quá trình đô thị hóa nhanh đã thúc đẩy lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ chuyển biến tích cực. Tổng luân chuyển hàng hóa đạt 11.600 tỷ; 18 nhà hàng khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 3 sao. Hệ thống ngân hàng thƣơng mại phát triển nhanh. Ngoài ra, với chính sách ƣu đãi đầu tƣ thông thoáng và chính sách hỗ trợ tích cực của tỉnh, Bạc Liêu mời gọi và sẵn sàng tiếp đón, tạo mọi điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất cho các nhà đầu tƣ, bên cạnh đó là giới thiệu dự án đầu tƣ và nhiều chính sách hấp dẫn khác khi đến với Bạc Liêu.

Từ những thuận lợi trên Bạc Liêu là một tỉnh có nguồn vốn dồi dào và ổn định, thu nhập từ đa dạng các loại hình kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ mà Ngân hàng có thể huy động đồng thời đây cũng là nơi đầu tƣ an toàn bởi với nhiều chính sách thu hút các dự án lớn của tỉnh đây chính là cơ hội cho ngân hàng cấp tín dụng. Hơn thế nữa tại tỉnh có rất nhiều

33 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản, bên cạnh đó kinh tế tỉnh đang từng bƣớc phát triển. Đặc biệt từ năm 2011 Bạc Liêu đã đƣợc công nhận là thành phố vì thế nhịp độ hoạt động kinh tế cũng sôi động hơn, kèm theo đó là các nhà hàng, khách sạn, siêu thị, trung tâm mua sắm không ngừng phát triển về số lƣợng đều này có nghĩa là các dịch vụ ngân hàng nhƣ thanh toán không dùng tiền mặt sẽ phát triển theo. Nói chung Bạc Liêu hứa hẹn là một môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho ngành Ngân hàng nói riêng và các ngành kinh tế khác nói chung.

3.2 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH BẠC LIÊU 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Hội sở chính – Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) đƣợc thành lập vào ngày 01 tháng 07 năm 1992, là ngân hàng thành lập mới đầu tiên theo pháp lệnh ngân hàng 1992. Vốn điều lệ của ngân hàng ban đầu mới thành lập là 20 tỷ đồng (trong đó có 80% vốn của các pháp nhân) với 03 phòng nghiệp vụ chính là tín dụng, ngân quỹ và kinh doanh. Mạng lƣới hoạt động trải rộng trên cả nƣớc với đầy đủ các sản phẩm dịch vụ củ một ngân hàng hiện đại. Hiệu quả kinh doanh không ngừng tăng trƣởng từ khi mới thành lập cho đến nay. Để thực hiện mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, DongA Bank đã mở rộng mạng lƣới chi nhánh và phòng giao dịch trên khắp cả nƣớc. Hiện nay, DongA Bank đã có 107 điểm giao dịch trên phạm vi 40 Tỉnh/Thành phố, vƣợt kế hoạch 100 CN&PGD đã đề ra. Đặc biệt, DongA Bank đã có mặt đủ trên địa bàn 13 tỉnh miền Tây Nam bộ.

Ngân hàng Đông Á chi nhánh Bạc Liêu chính thức đƣợc thành lập vào ngày 24/12/2001 dƣới sự quản lí trực tiếp của Hội sở chính Ngân hàng Đông Á và Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh Bạc Liêu. Qua hơn 12 năm hoạt động, Ngân hàng Đông Á chi nhánh Bạc Liêu đã không ngừng phấn đấu, nâng cao uy tính thƣơng hiệu, mở rộng phạm vi hoạt động, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế xã hội tỉnh Bạc Liêu và của cả thƣơng hiệu Đông Á. Hiện nay, ngân hàng Đông Á chi nhánh Bạc Liêu có trụ sở khang trang tại:

- 161 Đƣờng 23-8, P7, Thành phố Bạc Liêu.

- Số điện thoại: 0781-3829590, 3957880, 3957881, 395882.

Và 7 phòng giao dịch (PGD) trực thuộc: PGD Lý Tự Trọng, PGD Giá Rai, PGD Phƣớc Long, PGD Cà Mau, PGD Hộ Phòng, PGD Hồng Dân, PGD Sóc Trăng (Trong đó PGD Sóc Trăng và PGD Cà mau sắp trở thành chi nhánh).

34

Đến nay, với sự phát triển đa dạng về hoạt động và dịch vụ nhƣ: Huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế và nhân dân với nhiều hình thức. Tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam và bằng đôla Mỹ (USD). Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn đối với các thành phần kinh tế, các ngành nghề bằng đồng Việt Nam và đôla Mỹ (USD). Kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối. Thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền nhanh trong và ngoài nƣớc,.. cùng phƣơng châm “Bình dân hóa dịch vụ Ngân hàng – Đại chúng hóa công nghệ ngân hàng” thƣơng hiệu ngân hàng Đông Á càng trở nên gần gũi và thân thiết với khách hàng vì “Thành công của khách hàng là thành công của ngân hàng”. Điều này tạo điều kiện cho ngân hàng phấn đấu trở thành một tập đoàn tài chính vững mạnh.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức

Nguồn: Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Bạc Liêu

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng

3.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

- Giám đốc, Phó giám đốc:

Thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á do Hội đồng Quản trị ban hành.

BAN GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH P. KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN P. KHÁCH HÀNG DOANH NHIỆP P. NGÂN QUỸ P. HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ P. KẾ TOÁN BP.DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN BP.TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP

35 - Phòng khách hàng doanh nghiệp:

Thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh gồm: Kinh doanh ngoại tệ, các loại giấy tờ có giá; Đầu tƣ liên doanh, liên kết và giao dịch vốn. Cung cấp cho khách hàng thông qua nghiệp vụ tín dụng và bảo lãnh trong nƣớc. Tìm kiếm, duy trì và phát triển mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, giữa ngân hàng với tổ chức tào chính khác trong và ngoài nƣớc. Nghiên cứu và áp dụng công nghệ tin học vào hoạt dộng kinh doanh. Tham mƣu cho giám đốc về các vấn đề có liên quan đến hoạt động tín dụng, hoạt động kinh doanh và quan hệ khách hàng của ngân hàng.

- Phòng khách hàng cá nhân:

Cung cấp các sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân bao gồm: các sản phẩm tín dụng, huy động vốn, thẻ và các dịch vụ nhƣ: Chuyển tiền, chuyển khoản, thanh toán tự động, chi trả kiều hối,…qua các kênh giao dịch của ngân hàng (bao gồm: ngân hàng truyền thống, ngân hàng tự động và ngân hàng điện tử). Hỗ trợ cho công việc kiểm soát, kiểm toán hoạt động của ngân hàng. Tham mƣu cho giám đốc về quản trị tài chính ngân hàng. Ghi chép phản ánh kịp thời và chính xác các nghiệp vụ phát sinh về tình hình tài chính ngân hàng.

- Phòng ngân quỹ:

Quản lí toàn bộ tiền mặt bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng, kỳ phiếu, tín phiếu và các chứng từ có giá. Thực hiện các nghiệp vụ thu-chi hộ, đếm hộ và quản lí tài sản. Tham mƣu cho giám đốc về hoạt động ngân quỹ.

- Phòng hành chính nhân sự:

Phòng này có không chức năng kinh doanh mà có trách nhiệm tham mƣu cho Ban Giám Đốc trong việc điều hành hoạt động của chi nhánh, đề xuất thực hiện các công việc liên quan đến công tác nhân sự và các công việc khác nhƣ: bảo vệ, văn thƣ,…

- Phòng kế toán:

Trực tiếp giao dịch với hội sở, thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay cho khách hàng theo lệnh của giám đốc. Hoạch toán , quản lí hồ sơ của khách hàng, hoạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, giao chỉ tiêu tài chính, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách nhà nƣớc.

36

3.3 KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2010 – 6 HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2010 – 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

3.3.1 Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng Đông Á chi nhánh Bạc Liêu giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 chi nhánh Bạc Liêu giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013

Trong những năm qua dù gặp nhiều khó cả khách quan và chủ quan. Đặc biệt phải ảnh hƣởng những biến động chung của nền kinh tế, năm 2011 Ngân hàng Đông Á chi nhánh Bạc Liêu phải điều hành hoạt động tín dụng trên nguyên tắc tuân thủ Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính Phủ thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô nên cũng ảnh hƣởng không ít đến hoạt động cho vay của ngân hàng, đến năm 2012 nền kinh tế vẫn chƣa khởi sắc trong bối cảnh NHNN đã liên tục giảm trần lãi suất huy động từ 14% xuống chỉ còn 8% vào cuối năm nhằm hạ mặt bằng lãi suất cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp. Tuy nhiên, với chủ trƣơng không chạy theo lợi nhuận ngắn hạn, không mạo hiểm Ngân hàng Đông Á chi nhánh Bạc Liêu đã vƣợt qua, cán mốc an toàn khi kết quả kinh doanh không bị ảnh hƣởng lớn bởi những xáo trộn của thị trƣờng. Tất cả là nhờ sự nỗ lực cố gắng của toàn thể nhân viên cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của ban giám đốc chi nhánh và sự tín nhiệm của các tổ chức, cá nhân , doanh nghiệp,…. đã góp phần không nhỏ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và giúp Ngân hàng thực hiện tốt phƣơng châm “Tâm thế vững vàng, vƣợt ngàn thử thách” để “Đổi mới và phát triển” hoàn thành tốt sứ mạng của mình là “Ngân hàng của mọi nhà”, “ Ngân hàng trách nhiệm, Ngân hàng của những trái tim”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2010 môi trƣờng kinh doanh khá ổn định, tuy nhiên bƣớc sang năm 2011 bắt đầu phải đối mặt với nhiều thử thách. Khó khăn tiếp nối khó khăn đến năm 2012 thêm một năm nữa đầy thách thức đối với nền kinh tế: các chi phí đầu vào tăng cao, cầu thị trƣờng giảm mạnh, sản xuất đình đốn tình trạng hàng tồn kho tăng cao, lãi suất cho vay ở mức các doanh nghiệp khó có thể tiếp cận, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng ở mức cao. Từ những khó khăn chung của nền kinh tế, ngân hàng Đông Á chi nhánh Bạc Liêu không thể không bị ảnh hƣởng, song với tầm nhìn chiến lƣợc, đƣa ra những bƣớc đi thận trọng và những kế hoạch đặc thù đƣợc thiết lập riêng nên Ngân hàng đã vƣợt qua khó khăn và tiếp tục phát triển.

37

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Bạc Liêu qua các năm 2010, 2011, 2012.

Chỉ tiêu

Thời gian Chênh lệch

2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh bạc liêu (Trang 39)