Quản lý nội dung DHTH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành tại trường trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật miền tây Nghệ An (Trang 33 - 108)

Quản lý nội dung dạy học thực hành chính là cụ thể hóa mục tiêu giáo dục - đào tạo được thể hiện ở kế hoạch và các chương trình môn học nhằm đảm bảo theo nội dung quy định. Các chương trình môn học chính là bản thiết kế nhân cách sinh viên. Trong đó không chỉ bao hàm tri thức, văn hóa, khoa học kỹ thuật - công nghệ thời đại mà của kết tinh những giá trị tinh hoa về nhân văn, những định hướng chính trị xã hội của quốc gia, của truyền thống dân tộc, nhằm đáp ứng yêu cầu nhân cách học sinh trong thời đại hiện nay và đảm bảo được các yêu cầu phát triển xã hội của mỗi quốc gia trong cộng đồng quốc tế.

Vì vậy, quản lý nội dung DHTH là phải quán triệt mục đích cụ thể của các chương trình môn học trên cơ sở nắm chắc nguyên tắc cấu tạo của chương trình, nắm chắc mối liên hệ của tri thức và ranh giới giữa các môn học, nắm được phân phối chương trình bài dạy thực hành theo từng ca thực tập. Ngoài ra, người quản lý phải cập nhật chủ trương và các xu hướng đổi mới hàng năm của cơ quan quản lý Nhà nước và quán triệt quan điểm đó vào việc xây dựng chương trình đào tạo. Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình, kế hoạch DHTH tức là đảm bảo nội dung đúng quy định được thực hiện đầy đủ đạt được yêu cầu về chất lượng DHTH. Phải xem đây như là một khâu trọng yếu nhất của công tác quản lý trường học, vì nó ảnh hưởng quyết định đến kết quả cuối cùng của quá trình đào tạo. Quản lý thực hiện nội dung DHTH là quản lý mối quan hệ giữa nội dung với các thành tố khác của quá trình DHTH. Ví dụ, đối với các GV bộ môn phải thực hiện đúng nội dung, chương trình đã quy định bằng phương pháp đã được thông qua trong giáo án bài giảng. Để giám sát việc thực hiện nội dung chương trình DHTH người quản lý phải nắm được nội dung môn học thực hành. Để giải quyết mối quan hệ giữa nội dung DHTH với người học, người quản lý phải nắm được tình hình về chất lượng rèn luyện kỹ năng nghề của HS để có biện pháp chỉ đạo như: Đổi mới phương pháp DHTH, hướng dẫn rèn luyện kỹ năng nghề... Người quản lý phải giải quyết những mâu thuẫn giữa hai thành tố nội dung và cơ sở vật chất bằng chủ trương và kế hoạch đầu tư mua sắm trang thiết bị DHTH hợp lý, kịp thời, tránh dạy chay, nâng cao hiệu quả DHTH...

Theo cách hiểu thông thường, việc quản lý nội dung DHTH là đảm bảo cho việc hình thành đúng hệ thống kiến thức văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, các chuẩn mực thái độ - nhân cách, các kỹ năng lao động chung và chuyên nghiệp cần thiết để hình thành những phẩm chất, năng lực nghề nghiệp phù hợp với một loại hình lao động cụ thể.

Việc thực hiện những tác động quản lý nội dung DHTH theo hệ thống các kiến thức KH&CN trong nội dung đào tạo nghề nghiệp bao gồm những vấn đề sau:

Các kiến thức về sự vật, hiện tượng được phản ánh trong hệ thống khái niệm, định nghĩa như các khái niệm về các loại vật liệu cũng như các hiểu biết về cấu tạo, công dụng của các thiết bị, lao động chuyên môn ở từng ngành nghề, các kiến thức về các sản phẩm lao động nghề nghiệp như hình dáng, mẫu mã, thành phần, công dụng của sản phẩm...

- Các kiến thức về lý luận, về hệ thống các quan điểm, tư tưởng xã hội, học thuyết khoa học, các quy luật, định luật khoa học

- Các kiến thức về quá trình công nghệ, gia công để tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc tinh thần theo các ngành nghề cụ thể

- Các kiến thức khác có liên quan đến môi trường lao động trong đó, có cả môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo, môi trường xã hội nơi diễn ra các hoạt động lao động nghề nghiệp và cuộc sống hàng ngày

- Các kiến thức, hiểu biết về con người, về đời sống xã hội và lao động nghề nghiệp, về thái độ và các định hướng giá trị xã hội, nghề nghiệp làm cơ sở cho việc hình thành lý tưởng, niềm tin, thái độ và trách nhiệm nghề nghiệp; - Quá trình hình thành kỹ năng, vận dụng các kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm vào trong hoạt động thực tiễn.

Có thể nói kỹ năng là kiến thức trong hoạt động DHTH. Quản lý nội dung DHTH chính là thực hiện các tác động quản lý để phát triển kiến thức đối với người học, góp phần phát triển và tăng cường NLTH cho họ đối với ngành nghề cụ thể trong tương lai [28, tr 41- 42].

1.4.4. Quản lý phương pháp và phương tiện DHTH

Quản lý phương pháp và phương tiện DHTH được coi là khâu quan trọng trong quản lý các hoạt động DHTH. Để quản lý tốt, người quản lý phải nắm được phương pháp giảng dạy thực hành đặc trưng của bộ môn chuyên ngành kỹ thuật. Từ đó, tiến hành việc chỉ đạo đổi mới phương pháp bằng cách tổ chức nghiên cứu các phương pháp dạy học mới, hiện đại ở trong nước, thế giới đang sử dụng và vận dụng vào thực tiễn trong trường TCN. Người quản lý cần quan tâm chỉ đạo cho GV biết cách vận dụng phương pháp dạy học hợp lý và tích cực trong mối tương quan với các thành tố khác của quá trình dạy học thực hành. Việc thay đổi phương pháp dạy phải được tiến hành đi đôi với việc người học thay đổi triệt để phương pháp học mới lĩnh hội tốt nhất nội dung chương trình DHTH. Các nhà giáo dục học cho rằng phương pháp DHTH có những đặc trưng sau:

- Phương pháp DHTH phản ánh hình thức vận động của nội dung DHTH;

- Phương pháp DHTH phản ánh sự vận động của quá trình nhận thức của HS nhằm đạt được mục đích rèn luyện KNTH - Phương pháp DHTH phản ánh cách thức hoạt động tương tác, sự trao đổi thông tin dạy học (truyền đạt và lĩnh hội kỹ năng nghề) giữa thầy và trũ

- Phương pháp DHTH phản ánh cách thức tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của thầy, kích thích và xây dựng động cơ, tổ chức hoạt động nhận thức và kiểm tra - đánh giá kết quả NLTH của HS, phản ánh cách thức tự tổ chức, tự điều khiển, tự kiểm tra, đánh giá [50,tr 153],[64, tr 226],[70].

Như vậy, quản lý phương pháp DHTH là thực hiện các tác động quản lý những cách thức hoạt động có quan hệ qua lại theo một trình tự nhất định giữa GV và HS nhằm đạt được mục tiêu DHTH mà cụ thể là giúp cho HS nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và hình thành thế giới quan, thái độ nghề nghiệp một cách đúng đắn. Mối quan hệ biện chứng giữa mục tiêu DHTH, nội dung DHTH, phương pháp DHTH và sự thống nhất giữa chúng thể hiện từ quy luật cơ bản chi phối việc lựa chọn, phối hợp và sử dụng các phương pháp DHTH. Trong mối quan hệ giữa mục đích và phương pháp thì mục đích quyết định phương pháp còn phương pháp lại thể hiện từ mục đích đồng thời còn là phương tiện để đạt mục đích. Mối quan hệ đó được thể hiện ở trình độ lĩnh hội kiến thức của người học. Nhờ có sự vận dụng một cách hợp lý các phương pháp DHTH mà người học nắm vững được kiến thức ở các trình độ khác nhau từ đơn giản đến phức tạp như trình độ nhận biết, trình độ tái hiện, trình độ kỹ năng, trình độ biến hóa. Tức là mỗi kiểu phương pháp DHTH sẽ có tác dụng dẫn người học đến một trình độ nhận thức nhất định. Vì vậy, khi DHTH, cần biết cách lựa chọn và vận dụng phương pháp hợp lý, tùy thuộc vào trình độ mà HS cần đạt tới. Từ quy luật tương tác và thống nhất giữa mục đích, nội dung, phương pháp có thể rút ra tính hiệu quả của phương pháp. Trong mọi hoạt động quản lý, đặc biệt là quản lý hoạt động DHTH, cần tìm chọn phương pháp DHTH thích ứng với mục đích và nội dung DHTH.

Như vậy, phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, nâng cao hiệu quả giảng dạy cho HS, làm phát triển hệ thống kiến thức và khả năng vận dụng những kiến thức đó vào thực tế nghề nghiệp đang được đào tạo trong tương lai cho người học. Đồng thời phương tiện, đồ dùng dạy học là cầu nối giữa người dạy và người học làm cho hai nhân tố này tổng hợp với nhau trong việc thực hiện mục tiêu DHTH. Song cần chú ý "tất cả các phương tiện kỹ thuật, kể cả "máy dạy học" cũng chỉ là những công cụ trong tay GV nhằm làm tăng khả năng tác động của GV vào HS mà thôi [3,tr 15]. Dù thiết bị có hiện đại đến đâu thì người thầy vẫn là người hướng dẫn chủ yếu của quá trình dạy học chứ không thể thay thế được vai trò của người HS trong quá trình giáo dục nghề nghiệp cho HS [64, tr 25].

QL phương tiện DHTH là thực hiện các biện pháp làm cho chúng phát huy được tác dụng sư phạm nâng cao hiệu quả giáo dục như khuyến khích GV DHTH đều dùng thiết bị dạy học và tự làm dụng cụ DHTH với vật liệu có sẵn tại nhà trường. Kịp thời giới thiệu với GV các loại phương tiện DHTH, sách tham khảo mới để có kế hoạch trang bị cho nhà trường, cho GV. Thực hiện hội thảo, hội nghị trao đổi kinh nghiệm sử dụng phương tiện DHTH.

Kiểm tra được coi là khâu rất quan trọng trong chu trình quản lý quá trình đào tạo. Kiểm tra là công việc đo lường và điều chỉnh các hoạt động của cá nhân và các bộ phận phối thuộc để tin và xác định được rằng công việc và các hoạt động tiến hành có phù hợp với kế hoạch và mục tiêu hay không, qua đó chỉ ra những lệch lạc và đưa ra tác động để điều chỉnh, uốn nắn, giúp đỡ đảm bảo hoàn thành kế hoạch. Kiểm tra chẳng những có tác dụng phản ánh kết quả học tập nói chung, NLTH theo nghề nghiệp được đào tạo của HS nói riêng mà còn có khả năng giúp cho HS biết cách điều chỉnh, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đối tượng đào tạo.

Đánh giá là khâu cuối cùng của chức năng kiểm tra trong chu trình quản lý đào tạo, việc đánh giá chính xác, khách quan có tác dụng trực tiếp đến việc tìm nguyên nhân, đề ra những giải pháp có hiệu quả trong đào tạo. Đánh giá tốt sẽ dẫn tới sự tự đánh giá của HS. Có thể coi mục tiêu DHTH là cơ sở, là chỗ dựa cho việc đánh giá. Vì vậy, mục tiêu DHTH phải được xây dựng chính xác, đầy đủ, khả thi có thể quan sát và đo lường được.

Mặt khác, qua kiểm tra sẽ có những biện pháp quản lý, giúp đỡ có hiệu quả đối với HS trong học tập, nâng cao NLTH theo ngành nghề đào tạo đạt yêu cầu về mục tiêu được xác định. Vì vậy, nội dung kiểm tra, đánh giá cần phản ánh được nội dung cơ bản về kiến thức lý thuyết, thực tiễn và NLTH. Lựa chọn phương pháp kiểm tra - đánh giá nên phối hợp nhiều phương pháp khác nhau một cách linh hoạt nhằm đảm bảo tính chính xác, tính khách quan và tính hiệu quả trong việc đánh giá kết quả học tập của HS. Qúa trình kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo các yếu tố như xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá từ mục tiêu đào tạo, nội dung dạy học và phương pháp đánh giá. Thiết kế những bài kiểm tra đánh giá những tác động của việc DHTH ở những cấp độ thích hợp. Việc đánh giá phải đảm bảo độ tin cậy, có giá trị và tính khách quan về mặt kỹ thuật và mặt xã hội [43], [50, tr 196].

Quản lý kiểm tra, đánh giá DHTH trong trường TCN cần tăng cường trách nhiệm và tính tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đánh giá giảng dạy, học tập tại các khoa, bộ môn và GV chuyên ngành một cách chủ động. Tiến hành thiết lập bộ máy kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định, quy chế, quản lý hoạt động DHTH trong nhà trường, kể cả các cơ sở sản xuất ngoài trường có HS thực tập. Phải tuân theo một hệ thống chặt chẽ từ cấp trường đến các khoa chuyên ngành, đến từng bộ môn và GV. Dựa trên biểu đồ kế hoạch giảng dạy Hiệu trưởng thông qua bộ máy với các chủ thể quản lý các cấp và đề ra:

Các quy định, quy chế với các nội dung về tổ chức, kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất ở tất cả các khoa, tổ bộ môn theo kế hoạch đối với từng học kỳ/năm học.

Quán triệt nội dung đổi mới kiểm tra, đánh giá và yêu cầu GV thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá tại lớp học mà mình phụ trách theo đúng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá bài học thực hành.

Giám sát việc kiểm tra, đánh giá thông qua công tác thanh tra, kiểm tra đào tạo đồng thời hỗ trợ, tư vấn cho GV về những vấn đề cần thiết mà họ quan tâm và đặc biệt chú ý đến vấn đề lựa chọn phương pháp kiểm tra, đánh giá.

Hiệu trưởng nhà trường cần tạo ra một cơ chế quản lý kiểm tra, đánh giá phù hợp để khắc phục những thiếu sót có thể có một cách thực sự khách quan đồng thời phát huy được sức mạnh tập thể trong việc thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Quản lí hoạt động dạy học thực hành nghề ở trường trung cấp nghề là bộ phận hữu cơ của quản lí dạy học, quản lí đào tạo và quản lí nhà trường nói chung. Những mảng quản lí khác tại cấp trường xét đến cùng là để hỗ trợ quản lí hoạt động dạy học và đào tạo của trường.

Do đó nội dung và yêu cầu quản lí hoạt động dạy học thực hành cần phải tuân thủ quan niệm chung về quản lí dạy học, quản lí hoạt động dạy học thực hành tại cơ sở giáo dục. Điều khác biệt cần lưu ý ở đây là quản lí dạy học giới hạn ở khâu thực hành, và các hoạt động thực hành ở đây có tính chuyên môn nghề nghiệp.

Do dạy học thực hành nghề có những đặc điểm và vai trò đặc thù nên công tác quản lí quá trình này cũng cần bảo đảm được những yêu cầu đặc biệt phù hợp với nó.

Đề tài đã làm sáng tỏ những nội dung cơ bản về lý luận quản lý hoạt động DHTH bao gồm: Quản lý mục tiêu DHTH; Quản lý nội dung DHTH; Quản lý phương pháp và phương tiện DHTH; Quản lý kiểm tra, đánh giá DHTH.

Mục tiêu chủ yếu của quản lý DHTH là tăng cường chất lượng đào tạo, làm cho kết quả đào tạo của khóa học sau cao hơn khóa học trước.

Những căn cứ làm cơ sở khoa học trên đây tạo tiền đề cho việc đánh giá thực trạng và đặt nền móng xây dựng các giải pháp quản lý hoạt động DHTH nhằm đào tạo ra đội ngũ GVDN nhanh chóng trở thành lực lượng chuyên gia dạy nghề.

Chương 2

CƠ SỞ THỰC TIỂN CỦA VẤN ĐỀ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỰC HÀNH TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KTKT MIỀN TÂY – NGHỆ AN 2.1 KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KTKT MIỀN TÂY

Ngày 15 tháng 10 năm 1987 UBND tỉnh Nghệ Tĩnh (nay là tỉnh Nghệ An) đã ra quyết định số 1758/QĐ-UB về việc thành lập Trung tâm dạy nghề Nghĩa Đàn, đơn vị trực thuộc UBND huyện Nghĩa Đàn. Để tạo điều kiện trong công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho khu vực Phủ Quỳ, ngày 27 tháng 10 năm 1999 UBND tỉnh Nghệ An đã có quyết định số 3617/ QĐUB - TTCB thành lập Trung tâm dạy nghề Phủ Quỳ trực thuộc Sở Lao động – TBXH Nghệ An. Ngày 14 tháng 9 năm 2006 UBND Tỉnh Nghệ An ra quyết định số 3325/QĐ-UBND/VX thành lập trường Trung cấp Nông công nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành tại trường trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật miền tây Nghệ An (Trang 33 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w