Quản lý mục tiêu DHTH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành tại trường trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật miền tây Nghệ An (Trang 29 - 33)

Thực chất của việc này là xác định hướng đi của quá trình DHTH không để nó đi chệch hướng mục tiêu đã xây dựng, phải kịp thời điều chỉnh khi cần thiết, đồng thời nhà quản lý phải thấy rõ mối quan hệ biện chứng giữa mục tiêu DHTH với các thành tố còn lại của quá trình đào tạo sao cho:

Giảng dạy phải bám sát với nội dung DHTH. Phương pháp DHTH thường xuyên được cải tiến để phục vụ mục tiêu DHTH. Đội ngũ GV quán triệt mục tiêu DHTH, giảng dạy có hiệu quả cao. Làm cho HS hiểu được mục đích của luyện tập - mục tiêu DHTH để tự mình rèn luyện KNTH dưới sự dạy dỗ dìu dắt của thầy. Tạo dựng được cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng mục tiêu DHTH.

Như chúng ta đã biết mục tiêu DHTH nói chung là hướng tới hình thành và phát triển nhân cách nghề nghiệp cho phù hợp với sự phát triển trong từng giai đoạn lịch sử của xã hội và từng cá nhân [33]. Cái đích cuối cùng cần đạt được của người học sau quá trình đào tạo tựu chung ở ba thành tố cơ bản là kiến thức - kỹ năng và thái độ. Bộ ba kiến thức, kỹ năng, thái độ luôn có mối quan hệ chặt chẽ và chuyển hoá lẫn nhau. Do vậy, chúng chính là các tiêu chí để đánh giá chất lượng đầu ra của sản phẩm đào tạo. Tuy nhiên để đánh giá đúng NLTH cần dựa vào các chuẩn được quy định cho từng ngành nghề, từng trình độ đào tạo. Chuẩn này thường được gọi là chuẩn nghề - Occupational Standards hoặc chuẩn NLTH - Competency Standards. Mối quan hệ, tác động qua lại đó được nêu trong Hình 1.1.

Kiến thức

Thái độ Kỹ năng

Hình 1.1. Mục tiêu dạy học thực hành

Khi phân tích mối quan hệ giữa kiến thức và kỹ năng, chúng ta thấy rằng mức độ phát triển kiến thức có liên quan chặt chẽ đến sự hình thành kỹ năng.

Về kỹ năng

Kỹ năng có năm cấp trình độ như sau:

Cấp trình độ Sự thực hiện

1. Bắt chước được Quan sát và làm được theo mẫu

2. Làm được Tự hoàn thành được công việc với sai sót nhỏ 3. Làm được chính xác Hoàn thành được công việc đạt chuẩn quy định 4. Làm được thuần thục Hoàn thành công việc đạt chuẩn, thuần thục,điêu luyện

Với các cấp trình độ nêu trên, kỹ năng phải được xác định với các tiêu chí và chuẩn rất cụ thể để có thể đánh giá được. Các chỉ số để đánh giá kỹ năng:

1. Độ chính xác (về kích thước, trọng lượng, góc...) 2. Tốc độ (năng suất)

3. Độ bền

4. So với một chuẩn đã được thừa nhận 5. Mức độ sai sót hoặc mức độ hoàn thành 6. Mức độ tuân thủ quy trình, quá trình.

Về kiến thức

Kiến thức có sáu cấp trình độ sau đây:

Cấp trình độ Sự thực hiện

1. Biết được Mô tả, nhắc lại được sự kiện, sự việc.

2. Hiểu được Trình bày, mô tả, giải thích được nội dung sựkiện, tính chất đặc trưng của sự vật...

3. Vận dụng được

Vận dụng được một kiến thức để hiểu một kiến thức khác phức tạp hơn, vận dụng trường hợp chung vào trường hợp riêng...

4. Phân tích được

Vận dụng các quy luật, nguyên lý chung để lý giải, nhận thức các sự kiện, sự việc, các trường hợp riêng.

5. Tổng hợp được Khái quát được các trường hợp riêng lẻ để nêulên một kết luận chung.

6. Đánh giá được

Vận dụng các nguyên lý, nguyên tắc đã học để phân tích, so sánh được một giải pháp (phương án, cơ cấu...) với các giải pháp (phương án, cơ cấu...) khác đã biết.

Kiến thức thường được đánh giá theo chỉ số thang điểm quy định.

Về thái độ

Thái độ là một lĩnh vực rất phức tạp và đánh giá rất khó khăn. Mặt khác con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Do vậy, có nhiều loại thái độ từ rộng đến hẹp cần được đánh giá đối với HS tốt nghiệp khoá đào tạo TCN như thái độ đối với nhân loại, với môi trường chung mà con người đang sống, với Tổ quốc, dân tộc, với cộng đồng, với gia đình, bạn bè, với bản thân...nhưng điều quan trọng nhất là thái độ đối với nghề nghiệp, thái độ dám nghĩ dám làm, tính kỷ luật, tác phong công nghiệp. Về mức độ để đánh giá thái độ của sản phẩm đào tạo, trong giáo dục nghề nghiệp thường được đánh giá với hai mức độ là đạt yêu cầu và không đạt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, NLTH, kiến thức và kỹ năng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Kiến thức và kỹ năng có tác dụng góp phần hình thành NLTH. Song, kiến thức cũng chỉ có thể được đo một cách gián tiếp. Vì vậy, những tiêu chí, chỉ tiêu đó có thể gián tiếp dùng để đo kiến thức trong NLTH.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành tại trường trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật miền tây Nghệ An (Trang 29 - 33)