Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
3.2.6 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động tự học 8,93 8,66
1
Thiết lập hệ thống wifi trong toàn trường 9,10 8,90 2 Thiết lập hệ thống giao thức tương tác giữa sinh
viên và giảng viên 9,20 8,87
3 Xây dựng phần mềm lượng giá bằng trắc
nghiệm kết hợp với ngân hàng câu hỏi 8,70 8,57 4 Cải tạo và nâng cấp thư viện điện tử và bài
TT Nội dung giải pháp Mức độ đánh giá Cần thiết Khả thi Điểm trung bình mức độ đánh giá 8,56 8,35
Về tính cần thiết: Các giải pháp đề xuất quản lý hoạt động tự học của sinh viên Đại học Y Dược TP.HCM là cần thiết. Đặc biệt là các nội dung “Đề cao lý tưởng của người cán bộ y tế”, “Nâng tầm ngày lễ Mác-ca-bê”, “Xây dựng chuẩn đầu ra cho các ngành nghề”, “Sử dụng phương pháp dạy học tích cực”, “Xây dựng mục tiêu, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cụ thể cho từng bài học”, “Sử dụng các bài tập tình huống thực tế trong giảng dạy”, “Xây dựng giáo trình kỹ năng tự học”, “Tổ chức hướng dẫn và giảng dạy kỹ năng tự học cho sinh viên”, “Thay đổi phương thức cấp phát học bổng”, “Xây dựng Quỹ học bổng cựu sinh viên Đại học Y Dược TP.HCM”, “Thiết lập hệ thống wifi trong toàn trường” và “Thiết lập hệ thống giao thức tương tác giữa giảng viên và sinh viên” được đánh giá với mức độ rất cần thiết.
Về tính khả thi: Các giải pháp đề xuất quản lý hoạt động tự học của sinh viên Đại học Y Dược TP.HCM được đánh giá là có tính khả thi tuy điểm trung bình thấp hơn tính cần thiết. Đặc biệt là các nội dung “Đề cao lý tưởng của người cán bộ y tế”, “Xây dựng chuẩn đầu ra cho các ngành nghề”, “Sử dụng phương pháp dạy học tích cực”, “Xây dựng mục tiêu, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cụ thể cho từng bài học”, “Sử dụng các bài tập tình huống thực tế trong giảng dạy”, “Tổ chức hướng dẫn và giảng dạy kỹ năng tự học cho sinh viên” và “Thay đổi phương thức cấp phát học bổng” được đánh giá với mức độ rất khả thi.
So sánh mức độ đánh giá giữa tính cần thiết và tính khả thi. Có sự khác nhau đặc biệt là mức độ khả thi thấp hơn mức độ cần thiết là do có sự e ngại
từ các cán bộ quản lý và giảng viên về việc phụ thuộc kinh phí của các giải pháp trên. Tuy có sự khác nhau giữa tính cần thiết và tính khả thi nhưng độ chênh lệch là không đáng kể.
Tóm lại, với điểm trung bình mức độ đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp lần lượt là 8,56 và 8,35 cho thấy các cán bộ quản lý, các giảng viên đã đánh giá những giải pháp này đều có tính cần thiết và tính khả thi cao.
Kết luận chương 3
Việc đề xuất các giải pháp để quản lý hoạt động tự học của sinh viên Đại học Y Dược TP.HCM trên cơ sở lý luận và tình hình thực tế của nhà trường. Việc nâng cao chất lượng hoạt động tự học của sinh viên, chính là để giúp cho nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo của mình.
Việc tổ chức thực hiện các giải pháp này cần được tiến hành đồng bộ, thống nhất vì chúng có mối quan hệ hữu cơ và đan xen lẫn nhau. Trong quá trình thực hiện, không được xem nhẹ giải pháp nào vì các giải pháp sẽ tương trợ và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Chỉ có như thế mới đạt được hiệu quả như mong muốn, do các giải pháp đều có mục đích, nội dung và cách thức thực hiện.
Các giải pháp sẽ khắc phục được các mặt còn tồn tại của nhà trường, cũng như phát triển những mặt mạnh để qua đó giúp sinh viên có điều kiện, có môi trường tốt hơn trong học tập.