0
Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

Môi quan hệ giữa các giải pháp

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 93 -96 )

Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH

3.3. Môi quan hệ giữa các giải pháp

Các giải pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi giải pháp đều có ý nghĩa và vai trò riêng của nó trong việc nâng cao chất lượng của việc quản lý hoạt động tự học. Giải pháp này có thể là điều kiện để giúp giải pháp khác trong công tác quản lý. Đồng thời, giải pháp đó cũng cần được sự tương hỗ của các giải pháp khác để đạt được hiệu quả. Do đó các giải pháp đều không thể tách rời nhau, không đối

lập nhau, mà phải thống nhất với nhau, có tác động qua lại, tương hỗ lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Do đó, trong quá trình thực hiện các giải pháp cần phải tiến hành thống nhất, đồng bộ. Vì chỉ có như thế thì mới đạt được hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động tự học, ngõ hầu góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại Đại học Y Dược TP.HCM.

3.4. Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất

Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng quản lý hoạt động tự học của sinh viên Đại học Y Dược TP.HCM, chúng tôi đề xuất 6 giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tự học của sinh viên.

Với thời gian nghiên cứu hạn hẹp, không có điều kiện để kiểm chứng bằng thực tiễn, nên sau khi xây dựng và đề xuất các giải pháp, chúng tôi kiểm chứng bằng phương pháp chuyên gia.

Chúng tôi đã gởi phiếu đánh giá đến 30 giảng viên, cán bộ quản lý ở các khoa, phòng, đơn vị trong trường. Từng nội dung được đánh giá theo thang điểm 10. Với ý nghĩa của từng thang điểm như sau:

- Điểm 9, 10 : rất cần thiết hoặc rất khả thi. - Điểm 7, 8 : cần thiết hoặc khả thi.

- Điểm 5,6 : ít cần thiết hoặc ít khả thi.

- Điểm <5 : không cần thiết hoặc không khả thi.

Sau đó, chúng tôi dùng phương pháp thống kê toán học để tính điểm trung bình cho từng tiêu chí.

Kết quả đánh giá như sau:

Bảng 3.1. Ý kiến của cán bộ quản lý và giảng viên về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý hoạt động tự học

TT Nội dung giải pháp Mức độ đánh giá

Cần thiết Khả thi 3.2.1 Nâng cao nhận thức và bồi dưỡng động cơ tự

học 8,53 8,42

1

Tổ chức tuần lễ sinh hoạt đầu khóa 8,03 8,13 2

Đề cao lý tưởng của người cán bộ y tế 9,20 9,00 3

Nâng tầm ngày lễ Mác-ca-bê 9,07 8,97

4

Phát huy vai trò của công tác từ thiện 7,83 7,57

3.2.2

Xây dựng phương pháp giảng dạy phù hợp với việc thúc đẩy hoạt động tự học của sinh viên

8,89 8,70

1

Chuyển từ đào tạo niên chế sang tín chỉ 8,13 8,10 2

Xây dựng chuẩn đầu ra của từng ngành nghề 9,23 9,00 3

Sử dụng phương pháp dạy học tích cực 9,17 9,20 4

TT Nội dung giải pháp Mức độ đánh giá Cần thiết Khả thi

5 Xây dựng mục tiêu, yêu cầu về kiến thức, kỹ

năng cụ thể cho từng bài học 9,33 9,27

6 Sử dụng các bài tập tình huống thực tế trong

giảng dạy 9,33 9,33

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 93 -96 )

×