0
Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

Các giải pháp

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 66 -93 )

Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH

3.2. Các giải pháp

3.2.1. Nâng cao nhận thức và bồi dưỡng động cơ tự học của sinh viên

3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, giảng viên làm cho họ thấy rõ tầm quan trọng và sự cần thiết trong việc quản lý hoạt động tự học của sinh viên. Vì điều đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường.

Nâng cao nhận thức về vai trò của tự học trong sinh viên, từ đó giúp sinh viên có động cơ tự học đúng đắn. Sinh viên Đại học Y Dược TP.HCM được vào học tại trường đa số qua hình thức thi tuyển. Do đó, họ đã có nhận thức về nhiệm vụ học tập, cũng như ngành nghề mình đã chọn. Tuy nhiên, tất cả chỉ là nhận thức cảm tính. Vì thế, họ cần phải được giáo dục để nhận thức sâu sắc về truyền thống ngành nghề, về mục tiêu giáo dục... Từ đó, có khao khát muốn được học tập, có đam mê để khám phá, tìm tòi, tiếp thu tri thức phục vụ cho công việc cao đẹp đó là chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

3.2.1.2. Nội dung của giải pháp

* Đối với cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý:

- Cần quán triệt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Nhà nước và nhà trường về việc biến hoạt động dạy học thành hoạt động tự dạy học.

- Chỉ đạo các khoa, phòng, đơn vị đề ra các kế hoạch, phong trào nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên để họ hiểu rằng hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tự học, cũng chính là nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục.

- Nhận thấy được những mặt mạnh cần phát huy và những vấn đề còn tồn tại cần giải quyết trong hoạt động tự học.

* Đối với giảng viên:

Thường xuyên có các hình thức nâng cao nhận thức tự học cho sinh viên, thông qua các bài giảng trên lớp.

* Đối với lực lượng làm công tác Đoàn – Hội:

Đây là lực lượng không thể thiếu tham gia tổ chức các phong trào, do đó phải nắm bắt được những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và nhà trường để có những định hướng đúng trong các hoạt động phong trào.

* Đối với sinh viên:

Chủ động cùng với nhà trường biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, đồng thời tích cực tham gia mọi hoạt động, phong trào do nhà trường khởi xướng để có nhận thức và động cơ đúng đắn trong học tập.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện giải pháp * Tổ chức tuần lễ sinh hoạt đầu khóa

Hằng năm, nhà trường đều thực hiện tốt và nghiêm túc tuần lễ sinh hoạt đầu khóa, với việc phổ biến các quy chế, quy định, chủ trương chính sách của nhà nước... Tuy nhiên, nhà trường chưa xem trọng công tác giáo dục nâng cao nhận thức về việc tự học của sinh viên trong tuần lễ sinh hoạt đầu khóa.

Do đó, nhà trường cần thông qua tuần lễ này giúp sinh viên thấu hiểu rõ ràng và đúng đắn hơn về vai trò của hoạt động tự học. Hoạt động tự học không chỉ giúp sinh viên nắm vững, củng cố, mở rộng, đào sâu kiến thức; phát huy tính chủ động, tích cực; đạt kết quả cao trong học tập mà còn phát huy năng lực tự phân tích, giải quyết vấn đề; tạo tác phong làm việc chuyên nghiệp và khoa học; vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn; biết tự đánh giá bản thân...

* Đề cao lý tưởng của người cán bộ y tế thông qua việc tổ chức phong trào thi đua học tập các tấm gương điển hình trong ngành y

Nhà trường thông qua các đoàn, hội để tổ chức phong trào thi đua học tập các tấm gương điển hình về ngành y như: Hippocrates (460-370 TCN), Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông hay Phạm Ngọc Thạch, Đặng Văn Ngữ, Tôn Thất Tùng, Hồ Đắc Di... Vì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Nói chung các dân tộc Phương Đông phần nhiều giàu tình cảm và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [22; tr.70].

* Nâng tầm ngày lễ Mác-ca-bê

Tại các trường y có một ngày lễ rất đặc biệt, đó là ngày lễ Mác-ca-bê. Đây là ngày lễ tưởng nhớ và tri ân đến những người đã tự nguyện hiến xác vì y học. Nhờ sự hy sinh cao đẹp đó mà sinh viên có được những bài học hữu ích, bài thực hành sinh động, thực tế. Xét trên nhiều góc độ thì đây là một ngày lễ cảm động và đầy ý nghĩa nhân văn. Nó có ý nghĩa rất lớn đánh động đến tâm thức con người. Đây chính là bài học tốt nhất để thúc đẩy không chỉ động cơ học tập, mà còn là nhận thức cao đẹp về ngành y trong sinh viên.

Mặc dù lễ Mác-ca-bê tại trường diễn ra nghiêm trang và xúc động nhưng do Bộ môn Giải phẫu học chủ trì tổ chức, nên chưa nêu bật được tầm vóc cần có của ngày lễ. Ngày lễ này cần được tổ chức và tiến hành ở tầm mức toàn trường, tương tự như ngày lễ Hiến chương các nhà giáo Việt Nam.

Song song đó nhà trường nên tổ chức lễ hội với các tiết mục văn nghệ, hoặc các hình thức khác để tri ân và tưởng nhớ đến những “Người thầy thầm lặng nhưng vĩ đại”. Qua lễ hội sẽ giúp sinh viên thấy rõ hơn nữa về những con người bình thường nhưng có những hành động cao cả, hy sinh thân mình vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

* Phát huy vai trò của công tác từ thiện

Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn nữa các buổi từ thiện. Đặc biệt là khám chữa bệnh từ thiện, với tinh thần bắt buộc tất cả sinh viên phải tham gia. Sử dụng công tác từ thiện như là một môn học để đánh giá nhận thức, thái độ và hoạt động của sinh viên đối với nghề nghiệp đang học. Vì thế, nhà trường cần thiết phải xây dựng tiêu chí, phương cách đánh giá thái độ tham gia của sinh viên để từ đó có giải pháp hướng sinh viên đến thái độ, hành động đúng với ngành nghề được học. Như vậy, sẽ tạo cho sinh viên có nhận thức và động cơ học tập đúng đắn và cao đẹp hơn.

3.2.2. Xây dựng phương pháp giảng dạy phù hợp với việc thúc đẩy hoạt động tự học của sinh viên

3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp

Nhà trường cần có kế hoạch để xây dựng phương pháp giảng dạy mới, phù hợp với việc biến hoạt động dạy học thành hoạt động tự học.

Giảng viên xây dựng bài giảng theo hướng giúp sinh viên tích cực, chủ động trong học tập, giúp sinh viên tự thể hiện năng lực thật sự của bản thân.

Sinh viên biết tự nghiên cứu, đánh giá, phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề.

3.2.2.2. Nội dung của giải pháp

Nhà trường cần phải chuyển từ phương thức đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ.

Nhà trường cần phải xây dựng, hoàn thiện và công bố cụ thể, rõ ràng cho sinh viên được biết chuẩn đầu ra của từng ngành nghề.

Xây dựng mục tiêu, yêu cầu và tài liệu cần tham khảo cho từng bài học. Chuyển từ cách thức giảng dạy truyền thống sang phương pháp giảng dạy tích cực.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện giải pháp

* Chuyển từ đào tạo niên chế sang tín chỉ

Với phương thức đào tạo theo niên chế, sinh viên phải tuân thủ theo chương trình do nhà trường định sẵn, học gì, học ở đâu, làm gì… đều căn cứ vào thời khóa biểu. Sinh viên phụ thuộc hoàn toàn vào thời khóa biểu do nhà trường thông báo.

Còn đối với phương thức đào tạo theo tín chỉ. Sinh viên tự mình xây dựng thời khóa biểu cho bản thân. Như vậy, sinh viên được tự do chọn môn học, thời gian học… để xây dựng kế hoạch học tập cho bản thân, tùy vào điều kiện hoặc năng lực của bản thân. Cách thức này cũng tạo ra một số khó khăn và áp lực cho sinh viên, nhưng nó cũng tạo cho sinh viên sự năng động và tích cực trong học tập. Đó là sinh viên phải tự xây dựng kế hoạch học tập sao cho khoa học và hiệu quả nhất.

Phương thức đào tạo theo tín chỉ cũng quy định thời gian hoạt động tự học của sinh viên, như là một thành phần bắt buộc trong thời khóa biểu. Đồng thời cũng là nội dung quan trọng để đánh giá kết quả học tập.

Như vậy, mỗi môn học theo tín chỉ đều cần phải có các tiến trình sau: chuẩn bị, lên lớp (lý thuyết và thực hành), ra lớp, lượng giá.

Với nội dung chuẩn bị: là nội dung phải biết trước, được nhà trường cung cấp trước khi học.

Với nội dung lên lớp: là nội dung sẽ được giảng hoặc được hướng dẫn trực tiếp trên lớp.

Với nội dung ra lớp: là nội dung mà giảng viên giao bài tập, cho thảo luận, làm bài chuyên đề, cho biết các tài liệu tham khảo, là thời gian sinh viên tự học, tự nghiên cứu ở ngoài lớp, nhưng giảng viên sẵn sàng tư vấn khi được yêu cầu.

Với nội dung lượng giá: đây là nội dung mà sinh viên có thể tự lượng giá và giảng viên, nhà trường lượng giá kết quả học tập của sinh viên.

Tóm lại, với nội dung lên lớp là nội dung mà sinh viên học có sự hướng dẫn của giảng viên. Nội dung chuẩn bị và ra lớp là thời gian sinh viên tự học nhưng có thể được tư vấn khi có yêu cầu. Còn nội dung lượng giá là nội dung

mà sinh viên tự đánh giá kết quả học tập của bản thân, cũng như nhà trường đánh giá quá trình học tập của sinh viên, bắt đầu từ nội dung chuẩn bị cho đến nội dung ra lớp. Với phương pháp học tập này, cũng như cách lượng giá này, sẽ bắt buộc sinh viên phải tự học, tự tìm tòi nghiên cứu để bổ sung kiến thức cho bản thân. Điều đó cũng có nghĩa là nếu sinh viên chỉ học trên lớp trong thôi sẽ không đạt yêu cầu của môn học.

* Xây dựng chuẩn đầu ra của từng ngành nghề

Chuẩn đầu ra chính là các kiến thức, kỹ năng sinh viên phải có, phải làm được sau khi ra trường.

Khi xây dựng chuẩn đầu ra rõ ràng thì sinh viên sẽ tự hiểu mình phải học gì và học như thế nào. Sinh viên sẽ biết tự mình đánh giá năng lực bản thân, qua đó có cách thức học tập để đạt được các yêu cầu mà chuẩn đầu ra quy định. Do đó chuẩn đầu ra cần phải cụ thể, rõ ràng, tường minh.

* Sử dụng phương pháp dạy học tích cực

Bộ não của con người hoạt động không giống như máy ghi âm hay máy ghi hình. Mà bộ não con người còn xử lý những thông tin thu được. Khi nghe, hoặc thấy bất cứ điều gì, bộ não con người sẽ đặt những câu hỏi như: Thông tin này đã từng nghe hoặc đã từng thấy chưa? Thông tin này phù hợp với những thông tin nào trước đây hay thông tin này sẽ đưa vào nhóm nào? Thông tin này để làm gì hoặc xử lý thông tin này như thế nào? Thông tin này có giống với suy nghĩ mà bộ não đã có trước đây không hoặc có liên hệ như thế nào?

Giảng viên cần có phương pháp dạy học lợi dụng quy luật của bộ não. Vì điều đó, sẽ giúp thông tin mà giảng viên đưa xuống cho sinh viên được xử lý tốt hơn. Như vậy, chúng ta cần phải thay đổi phương pháp dạy học.

Phương pháp dạy học truyền thống là thầy nói, sinh viên nghe, ghi chép và học thuộc những điều thầy nói (sinh viên giống như một máy ghi âm hoặc ghi hình). Những điều thầy nói là chân lý, không thể sai lầm. Từ đó giết chết tư duy của sinh viên.

Do đó, chúng ta cần thay đổi quan điểm về việc dạy học. Dạy học hiện nay không chỉ là truyền đạt kiến thức, mà là hướng dẫn sinh viên cách tự tìm kiếm, sắp xếp và sử dụng kiến thức. Cần chuyển từ phương pháp truyền đạt một chiều thành phương pháp đối thoại giữa thầy và sinh viên. Qua đó, tạo điều kiện để sinh viên thể hiện bản thân, chuyển từ tiếp thu kiến thức một cách thụ động thành chủ động. Đó chính là lý do cần có phương pháp dạy học tích cực.

Ngoài ra, Trung tâm giáo dục y học cần phải có kế hoạch đào tạo để giúp đỡ và hướng dẫn các giảng viên về việc chuyển từ phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học tích cực.

* Sử dụng phương pháp giảng dạy với nhóm nhỏ

Để bắt buộc sinh viên phải làm việc cùng giảng viên thì với một lớp quá lớn sẽ vẫn có những sinh viên không làm việc. Nhưng với những nhóm nhỏ thì mỗi sinh viên bắt buộc phải làm việc. Tuy nhiên, trong giảng dạy với nhóm nhỏ cần phải tránh:

Một là, giảng viên giảng hơn là trao đổi.

Hai là, giảng viên thể hiện kiến thức của mình mà triệt tiêu các tư duy của sinh viên. Ở đây giảng viên chỉ đóng vai trò là chuyên gia tư vấn.

Ba là, sinh viên chỉ trả lời các câu hỏi của giảng viên mà không phải là sự trao đổi giữa các sinh viên với nhau.

Bốn là, chỉ có một vài sinh viên nói mà không phải là tất cả sinh viên cùng tư duy, cùng trao đổi để giải quyết vấn đề.

Năm là, sinh viên không được cho chuẩn bị vấn đề trước ở nhà.

Cuối cùng, sinh viên muốn biết ý kiến của giảng viên hơn là thảo luận. Ngoài ra, để việc giảng dạy thêm sinh động, giảng viên cần thay đổi nhiều hình thức giảng dạy nhóm nhỏ như:

- Nhóm giao ban: mỗi người có ít phút để tự mình trình bày vấn đề. Thứ tự phát biểu có thể liên tục, ngẫu nhiên hay được chỉ định bởi người trình bày.

- Nhóm rầm rì: Gồm 2 hoặc 3 sinh viên tự thảo luận với nhau. - Nhóm kim tự tháp: Đầu tiên là sinh viên tự liệt kê về vấn đề gì đó. Sau đó là từng cặp trao đổi ý kiến. Tiếp theo là từng nhóm có nhiều cặp thảo luận về vấn đề từng người đã liệt kê và trao đổi theo cặp trước đây. Cuối cùng là thảo luận mở cho toàn bộ.

- Nhóm bắt chéo: Những sinh viên từ các tổ hoặc nhóm được sắp xếp và tổ hợp thành tổ hoặc nhóm mới.

- Ngoài ra còn có các loại như: nhóm vành khăn, nhóm móng ngựa hoặc kết hợp giữa các nhóm lại với nhau tuy theo yêu cầu của bài học.

* Xây dựng yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cụ thể cho từng bài học Nhà trường cần thực hiện xây dựng và hoàn chỉnh mục tiêu học tập của từng bài học. Tức là sau khi học xong bài học thì sinh viên phải có hiểu biết và kỹ năng gì một cách cụ thể. Có như thế, sinh viên sẽ tự đánh giá khả năng của bản thân ngõ hầu qua đó có cách thức và phương pháp học tập phù hợp để đạt được kết quả theo yêu cầu của bài học.

Ví dụ: Mục tiêu của bài “Tìm kiếm thông tin trên mạng internet”: - Truy cập được vào mạng internet.

- Biết vào google, yahoo.

- Biết sử dụng chức năng tìm kiếm đơn giản và tìm kiếm nâng cao trong google và trong yahoo.

- Biết mở và tải tài liệu về thư mục cần lưu tài liệu.

Với mục tiêu cụ thể, rõ ràng và tường minh sẽ giúp cho sinh viên nắm rõ kiến thức, kỹ năng mà bản thân sẽ phải đạt tới.

* Sử dụng các bài tập tình huống thực tế trong giảng dạy

Ngoài ra, giảng viên cần phải xây dựng các bài tập tình huống. Bài tập tình huống chính là một bài tập viết về một việc có thật xảy ra. Và tình huống này đặt ra để sinh viên phân tích, thảo luận và giải quyết. Bài tập tình huống này nhằm giúp sinh viên tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết. Nhưng quan trọng hơn là giúp sinh viên có những trải nghiệm thực tế ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Ví dụ: Sinh viên đang học môn chấn thương chỉnh hình thì giảng viên

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 66 -93 )

×