Giải pháp nâng cao năng lực thanh toán của của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt tài chính tại Công ty cổ phần Đầu tư Hợp tác kinh tế Việt – Lào (Trang 38 - 40)

Năng lực thanh toán của Công ty cổ phần Đầu tư Hợp tác kinh tế Việt -

Lào là năng lực trả được nợ đáo hạn của các loại tiền nợ cho các chủ nợ, là một tiêu chí quan trọng phản ánh tình hình tài chính và năng lực kinh doanh, đánh giá một mặt quan trọng về hiệu quả tài chính, đồng thời thông qua đó có thể thấy rõ những rủi ro tài chính của công ty nếu không thanh toán được các

khoản nợ đến hạn, có thể dẫn đến phá sản.

Tỷ trọng của nợ vay ngắn hạn lớn tức là tỷ trọng của nợ dài hạn và tỷ

trọng của nợ khác chiếm trong tổng số nợ là nhỏ. Do vậy, biện pháp đưa ra ở đây là công ty cần có giải pháp chuyển một phần nợ vay ngắn hạn thành nợ

vay trung và dài hạn (nếu có thể). Vay ngắn hạn trong công ty chủ yếu là vay ngắn hạn từ ngân hàng nên công ty có thể gia hạn nợ những khoản đến hạn

trả. Những biện pháp này sẽ làm giảm một phần gánh nặng nợ nần, gánh nặng

rủi ro thanh toán cho công ty trước mắt.

Năng lực thanh toán của công ty gồm: thanh toán nợ ngắn hạn và thanh toán nợ dài hạn, trong đó nợ ngắn hạn thường gặp rủi ro tài chính nhiều hơn

so với các khoản nợ dài hạn (do tính chất kì hạn, quy mô của khoản nợ và vai trò của chúng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp), do đó chúng ta

cần quan tâm nhiều hơn đến khả năng thanh toán ngắn hạn.

Thanh toán nợ ngắn hạn chủ yếu là trông vào vốn lưu động và tài sản lưu động của công ty làm đảm bảo. Các khoản nợ ngắn hạn còn được gọi là các khoản nợ lưu động, tức là các khoản nợ có thời hạn trong vòng một năm.

Loại nợ này phải thanh toán bằng tiền mặt hoặc các tài sản lưu động khác.

Các khoản nợ này có rủi ro cao đối với tài chính của công ty. Nếu không thanh toán đúng hạn thì sẽ làm cho công ty phải đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Do đó, trong bảng cân đối tài sản, các nhà quản lý luôn phải quan tâm đến

dùng tài sản lưu động để đối phó với các khoản nợ ngắn hạn. Trong đó, nên có một cơ chế quản lý tài sản lưu động một cách hợp lý, như:

Đảm bảo một lượng tiền mặt nhất định để thanh toán cho các khoản nợ

ngắn hạn gần đến hạn. Ngoài ra, cần phải dự trữ một lượng tiền mặt vừa phải

cho các khoản nợ ngắn hạn chưa đến hạn, nhưng để tránh rủi ro từ phía chủ

nợ vì một lý do nào đó phải đòi thanh toán ngay. Vì công ty không chỉ vay nợ trong nước mà còn vay nợ từ các đối tác, các tổ chức kinh tế nước ngoài, vì vậy tiền mặt dự trữ của công ty không chỉ là đồng nội tệ (VNĐ), mà còn một lượng đáng kể các ngoại tệ.

Dự trữ một lượng chứng khoán có tính thanh khoản cao: Trái phiếu

chính phủ, Tín phiếu Kho Bạc Nhà nước, các loại chứng khoán của các tổ

chức nước ngoài… để đảm bảo tính thanh khoản cao cho tài sản lưu động. Đối với Hàng tồn kho: vì công ty không chỉ kinh doanh cả về sản xuất,

mà còn cả xây dựng, dịch vụ, do đó lượng hàng dự trữ không nên quá nhiều,

nhằm làm tăng tốc độ lưu thông của vốn lưu động, tăng khả năng thanh toán nhanh. Tỷ trọng hàng tồn kho chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn, phản ánh mức tồn kho của công ty là khá lớn,

hàng tồn kho tồn đọng nhiều. Công ty cần chi tiết từng loại mặt hàng tồn kho, xác định rõ nguyên nhân và tìm mọi biện pháp giải quyết dứt điểm các mặt

hàng tồn đọng, nhằm thu hồi vốn, góp phần cho vấn đề sử dụng vốn có hiệu

quả hơn. Công ty cần kết hợp với chủ đầu tư đẩy mạnh tiến độ xây dựng các

công trình đang thi công nhằm đưa lượng hàng tồn kho lớn vào sản xuất kinh

doanh.

Một trong những tài sản lưu động mà công ty cần quan tâm nữa đó là Các khoản phải thu. Đối với các khoản phải thu ngắn hạn, công ty cần có một

số biện pháp giảm khoản phải thu ngắn hạn như: khi ký hợp đồng với khách hàng công ty đưa ra một số điều khoản thanh toán hoặc ưu đãi nếu khách

hàng trả tiền sớm, giảm các khoản phải thu khác, thu hồi nhanh các khoản tạm ứng cho nhân viên bán hàng. Các điều khoản thanh toán vừa giúp khách hàng thanh toán sớm với công ty vừa giữ chân khách hàng lại với công ty. Bên cạnh đó đối với các khoản phải trả thì theo dõi sát sao từng khoản nợ ứng với

từng chủ nợ, xác định khoản nào đã chiếm dụng hợp lý khoản nào đã đến hạn

cần phải thanh toán nhằm nâng cao uy tín cho doanh nghiệp, tăng sự tin cậy

cho bạn hàng. Công ty cần chú trọng các khoản thanh toán công nợ với nhà

Về tỷ trọng chi phí xây dựng cơ bản dở dang: Tỷ trọng này lại chiếm lớn

trong tổng số tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn cũng như trong hàng

tồn kho. Điều này phản ánh vốn đầu tư vào xây dựng cơ bản dở dang chưa

hoàn thành của công ty là rất lớn. Do đó, công ty cần phải tìm mọi biện pháp để gấp rút hoàn thành và đưa các công trình xây dựng dở dang vào tiến độ.

Những công trình có đủ vốn và thủ tục xây dựng cơ bản cần làm nhanh thủ

tục nghiệm thu và bám sát chủ đầu tư để thanh toán kịp thời. Những công

trình chưa có vốn hoặc thiếu thủ tục xây dựng cơ bản cần chủ động phối hợp

với chủ đầu tư tháo gỡ từng bước để thu hồi nhanh nợ khối lượng. Những

công trình làm phụ cần thường xuyên bám sát nhà thầu chính để thanh toán.

Những công trình hoàn thành cần phối hợp với chủ đầu tư duyệt nhanh quyết toán để thanh toán hết kinh phí giữ lại 5% chờ quyết toán.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt tài chính tại Công ty cổ phần Đầu tư Hợp tác kinh tế Việt – Lào (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)