Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt tài chính tại Công ty cổ phần Đầu tư Hợp tác kinh tế Việt – Lào (Trang 29 - 32)

Dựa vào CĐKT và BCKQKD ta tính toán được bảng 2.8

Biểu 2.8: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010 / 2009 2011 / 2010

1. Doanh thu thuần 50,950 449,976 634744 399,026 184,768

2. Vốn lưu động bình quân 41,792 92,761 134955 50,969 42,194

3. Lợi nhuận thuần 2,727 3,110 4566 383 1,456

4. Vòng quay VLĐ(1/2) 1.22 4.85 4.70 3.63 -0.15

5. Kỳ luân chuyển VLĐ(360/(4)) 295.29 74.21 76.54 -221.08 2.33

6. Hệ số đảm nhiệm VLĐ(2/1) 0.820 0.206 0.213 -0.614 0.006

7. Tỷ suất sinh lời VLĐ(3/2) 0.065 0.034 0.034 -0.03 0

Chỉ tiêu

(Nguồn: báo cáo tài chính các năm)

Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động không ngừng vận động. Nó lần lượt mang nhiều hình thái khác nhau như: tiền, nguyên vật liệu,

sản phẩm dở dang, thành phẩm và qua tiêu thụ nó lại trở thành tiền tệ đảm bảo

cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty..

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động cho ta biết hàm lượng vốn lưu động

chứa trong một đồng doanh thu. Trong 3 năm tỷ số này khá thấp và có xu hướng giảm dần, cao nhất là vào năm 2009 là 0,8 điều này có nghĩa là để thu được một đồng doanh thu thuần thì Công ty phải bỏ ra 0,8 đồng vốn lưu động. Như vậy là hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty khá cao.

Tỷ suất sinh lời vốn lưu động trong 3 năm khá thấp và có xu hướng

giảm dần. Điều nầy cho biết khả năng sinh lời của vốn lưu động ngày càng giảm. Công ty cần chú ýđể có biện pháp nâng cao tỉ lệ này.

Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty là khá cao. Nhưng đang có xu hướng tăng dần lợi nhuận từ đầu tư vốn lưu động trong

kinh doanh.

2.1.4.3. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua bảng

báo cáo kết quả kinh doanh.

Dựa vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm của công ty ta tính toán được bảng 2.9

SVTH: Trần Thị Cảnh Lớp: 49B2 - TCNH

Biểu 2.9: Kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2009, 2010, 2011

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền T.Lệ % Số tiền T.Lệ %

1. Doanh thu bán hàng và ccdv 250.978 450.003 623.946 199.025 79,30 173.943 38,65

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 28 27 201 -1 -3,57 174 644,44 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Doanh thu thuần 250.950 449.976 634.744 199.026 79,31 184.768 41,06

4. Giá vốn hàng bán 233.188 424.475 586.770 191.287 82,03 162.295 38,23

5. Lợi nhuận gộp 17.762 25.501 36.974 7.739 43,57 11.473 44,99

6. Doanh thu hoạt động tài chính 1.492 2.122 2.865 630 42,23 743 35,01

7. Chi phí tài chính 5.775 10.276 11.595 4.501 77,94 1.319 12,84

trong đó: chi phí lãi vay 1.916 6.455 9.342 4.539 236,90 2.887 44,73

8. Chi phí bán hàng 4.395 7.739 14.173 3.344 76,09 6.434 83,14

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.870 6.496 9.504 -374 -5,44 3.008 46,31

10. Lợi nhuận thuần từ hđkd 2.727 3.110 4.566 383 14,04 1.456 46,82

11. Thu nhập khác 122 232 951 110 90,16 719 309,91

12. Chi phí khác 90 345 115 255 283,33 -230 -66,67

13. Lợi nhuận khác 31 -113 836 -144 -464,52 949 -839,82

14. Tổng lợi nhuận trước thuế 2.758 2.997 5.403 239 8,67 2.406 80,28

15. Thuế TNDN phải nộp 241 241 1.358 0 0,00 1.117 463,49

16. Lợi nhuận sau thuế 2.517 2.756 4.044 239 9,50 1.288 46,73

Chỉ tiêu

2010 / 2009 2011 / 2010

Qua bảng số liệu 2.9 cho thấy: tổng lợi nhuận sau thuế qua các năm đều tăng, cụ thể:

Lợi nhuân sau thuế năm 2010 tăng 239(trđ) so với năm 2009, tương ứng tốc độ tăng 9,5%; lợi nhuận sau thuế năm 2011 tăng 1.288(trđ) so với năm 2010, tương ứng với tốc độ tăng là 46,73%. Điều này chứng tỏ hiệu quả kinh doanh tương đối tốt, cụ thể là:

Doanh thu thuần tăng nhanh qua các năm, năm 2010 tăng 199.026(trđ)

so với 2009, tương ứng với 79,31% và năm 2011 tăng 184.768(trđ) so với 2010, tương ứng 41,06%. Bên cạnh đó, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán cũng tăng cao tương ứng với tốc độ tăng của doanh thu (giá vốn hàng bán 2010

tăng 191.287(trđ) tương ứng với tốc độ tăng 82,03% và năm 2011 tăng 162.295(trđ) so với 2010 tương ứng 38,23%), điều này chứng tỏ mặc dù doanh thu thuần tăng nhanh nhưng các khoản chi phí như chi phí nguyên vật

liệu, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung kết tinh trong giá vốn hàng bán ở mức cao, cho thấy công ty vẫn chưa thực sự tiết kiệm được

các khoản chi phí.

Nhìn chung các khoản chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý

doanh nghiệp, chi phí tài chính hay chi phí khác đều tăng qua các năm, trong đó: chi phí bán hàng năm 2010 tăng 3344(trđ) so với 2009 và năm 2011 tăng 6434(trđ) so với 2010, tương ứng với tốc độ tăng lần lượt là 76,09% và 83,14%. Tốc độ tăng trưởng của chi phí bán hàng 2010 so với năm 2009 là 76,09% thấp hơn so với tốc độ tăng của doanh thu tuy nhiên vẫn ở mức độ

cao còn tốc độ tăng chi phí bán hàng năm 2011 so với 2010 cao hơn nhiều so

với tốc độ tăng doanh thu của 2011 so với 2010, điều này chứng tỏ doanh

nghiệp vẫn phải bỏ ra một khoản chi phí để phục vụ cho việc bán hàng. Do đó

doanh ngiệp cần phải kiểm tra và phân phối lại các khoản chi phí bán hàng một cách hợp lý hơn và đưa ra các biện pháp quản lý chi phí bán hàng phù hợp để làm giảm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

doanh nghiệp.

Chi phí quản lý năm 2010 giảm 374(trđ) so với 2009, với tỷ lệ giảm

5,44% còn chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 tăng 3.008(trđ) so với 2010 tương ứng với 46,31%, cho thấy tốc độ tăng của chi phí quản lý thấp hơn hoặc tương đương với tốc độ tăng của doanh thu, như vậy doanh nghiệp đã sử dụng chi phí quản lý doanh nghiệp một cách hợp lý, và doanh nghiệp

cần phát huy nhân tố này.

Doanh thu hoạt động tài chính năm 2010 tăng 630(trđ) so với năm 2009

còn năm 2011 tăng 473(trđ) so với năm 2010 tương ứng với tốc độ tăng lần

tăng qua các năm (năm 2010 tăng 4.501(trđ) so với năm 2009 tương ứng với

tốc độ tăng là 12,84%); chứng tỏ DN vẫn thu được lợi nhuận từ hoạt động tài chính tuy nhiên vẫn phải nghiên cứu để mở rộng thêm hoạt động đầu tư cũng như giảm thiểu chi phí tài chính.

Tốc độ tăng giảm của thu nhập khác tương ứng với tốc độ tăng giảm

của chi phí khác, nhưng hai chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng nhỏ nên cũng không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận chung của công ty.

Từ các số liệu ở bảng và các số liệu vừa phân tích ở trên cho thấy hiệu

quả kinh doanh của doanh nghiệp khá tốt. Tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế

chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán và các khoản chi phí ngoài sản xuất; tuy nhiên mức ảnh hưởng của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá

vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các nhân tố ảnh hưởng và

đóng vai trò quan trọng quyết định tới tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế. Do đó nhà quản trị doanh nghiệp nên có các biện pháp thích hợp nhằm mở rộng

thị trường tăng cường thị phần, đồng thời tăng cường kiểm soát chi phí đặc

biệt là các khoản chi phí sản xuất kết tinh trong giá vốn hàng bán để qua đó làm tăng doanh thu.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt tài chính tại Công ty cổ phần Đầu tư Hợp tác kinh tế Việt – Lào (Trang 29 - 32)