Về cơ cấu tài sản: tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng
tài sản, nguyên nhân chủ yếu là do:
- Các khoản phải thu ngắn hạn lớn, chiếm tỷ trọng lớn so với tổng tài sản ngắn hạn: 52,4%; 42,17%; 51,24% tương ứng với ba năm 2009, 2010,
2011.
- Hàng tồn kho lớn, chiếm tỷ trọng lớn so với tổng tài sản ngắn hạn: năm 2009, 2010, 2011 lần lượt là: 23,63%; 51,04%; 41,62%.
Về cơ cấu nguồn vốn: mất cân đối, nợ phải trả thì chiếm tỷ trọng quá
lớn còn vốn chủ sở hữu lại quá nhỏ. Khả năng độc lập tự chủ về tài chính còn thấp, nguyên nhân là do nợ phải trả chiếm tỷ trong lớn trọng lớn (77,1%; 80,8%; 80,8%) trong tổng nguồn vốn. Trong nợ phải trả thì nợ ngắn hạn quá
lớn trong đó chủ yếu là do vay ngắn hạn, chiếm tỷ trọng 55,24%; 63,89%;
55,59% so với tổng nợ ngắn hạn vì vậy mọi hoạt động của công ty chủ yếu
nhờ vào nguồn tài trợ bên ngoài: vay ngắn hạn và vay dài hạn nhưng nợ dài hạn ít hơn nợ ngắn hạn, điều này tuy làm giảm được chi phí sử dụng vốn song
sẽ làm căng thẳng hơn tình hình thanh toán do công ty phải chú tâm nhiều hơn đến việc chuẩn bị lo vòng quay trả nợ.
Vốn bằng tiền quá thấp nên khả năng thanh toán tức thời và khả năng
thanh toán trong thời gian ngắn của công ty là rất thấp, nguyên nhân là do trong tài sản ngắn hạn thì các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản
ngắn hạn khác đều lớn nên khoản mục tiền và tương đương tiền chiếm tỷ lệ
nhỏ còn lại.
Về hiệu quả sử dụng vốn: Dựa vào phân tích tốc độ luân chuyển vốn,
các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn, ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa
cao: công ty bị chiếm dụng vốn nhiều do phân bổ nhiều vốn hơn vào các khoản
phải thu (đặc biệt là các khoản phải thu của khách hàng), điều này làm ứ đọng
vốn, thời hạn thu tiền ngày càng dài, khả năng thu hồi vốn chậm, làm giảm hiệu
quả sinh lời của đồng vốn.
Lợi nhuận sau thuế qua 3 năm tăng nhưng với quy mô của công ty thì mức
lợi nhuân đạt được là thấp, nguyên nhân là các chi phí của doanh nghiệp tăng cao như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính.