Hiện trạng phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình xói lở và bồi lắng các dòng sông trên hệ thống sông nam thạch hãn tỉnh quảng trị (Trang 48 - 50)

7. Đánh giá chung

2.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế

Cơ cấu kinh tế của Quảng Trịnhư sau: nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 29,6 %, dịch vụ 35,6%, công nghiệp và xây dựng 34,8% tổng sản lượng của tỉnh.

2.2.2.1.Nông - lâm nghiệp

Theo Niên giám thống kê năm 2009 của Cục thống kê tỉnh Quảng Trị, diện tích canh tác hiện nay trong toàn vùng là 105.486,2 ha, trong đó 78.933,2 ha cây hàng năm, và 26.553 ha cây lâu năm. Chăn nuôi trong vùng chưa phát triển, chủ yếu còn ở mức độ chăn nuôi tự phát ở mức độ hộ gia đình. Chưa có nông trư ờng chăn nuôi quy mô công nghiệp.

Diện tích che phủ của thảm rừng tự nhiên hiện nay chỉ còn khoảng trên 30%. Ở các vùng đồi núi đất ven các khe suối, rừng nguyên thuỷ bị huỷ diệt do các lý do chủ yếu là: tập quán canh tác du canh du cư của đồng bào dân tộc miền núi, chất độc làm trụi lá trong chiến tranh huỷ diệt và nạn khai thác gỗ bừa bãi.

2.2.2.2.Thuỷ sản

Tỉnh Quảng Trị có bờ biển dài 75km và vùng biển có đặc tính chung của khu hệ ven biển Miền Trung với thành phần loài khá phong phú. Tổng trữ lượng hải sản vùng biển Quảng Trị khoảng 60.000 tấn, khả năng khai thác bền vững là 17.000 tấn. Trong diện tích đất nông nghiệp, phần dành cho nuôi trồng thuỷ sản chiếm 0,14%, tuy nhiên nếu tính cảđất chưa sử dụng có khảnăng nuôi trồng thuỷ sản có thể lên tới 16.070 ha.

2.2.2.3.Công nghiệp

Công nghiệp trong vùng còn chưa phát tri ển. Cơ cấu công nghiệp chủ yếu là vật liệu xây dựng và chế biến nông lâm sản. Công nghiệp chế biến chiếm một tỷ trọng lớn trong các ngành công nghiệp tỉnh Quảng Trị. Nhìn chung, số lượng cơ sở công nghiệp của Quảng Trị có phát triển, song so sánh với Bắc Trung Bộ và cả nước thì công nghiệp Quảng Trị vẫn ở qui mô rất bé, chiếm khoảng 1% cơ sở công nghiệp của cảnước.

2.2.2.4 Y tế, Giáo dục

Mạng lưới y tế ở vùng đồng bằng phát triển rộng khắp ở các cộng đồng dân cư nhất là y tế cộng đồng, phòng ngừa quản lý và phát hiện các dịch bệnh. Các cụm khám đa khoa bố trí hợp lý thuận tiện cho việc khám chữa bệnh. Tuy nhiên, ở miền núi, hệ thống y tế còn chưa được phát triển, mỗi xã có 1 trạm y tế, song do khoảng cách từ các

cụm dân cư tới trạm xá còn xa và do mê tín, nên tệ nạn chữa bệnh bằng cúng vái vẫn còn tồn tại ở một sốđịa phương. Các xã trong vùng đồng bằng đã thực hiện tốt công tác xoá mù chữ. Lực lượng lao động vùng nông thôn có tới 60% đã qua trình độvăn hoá cấp cơ sở và 20% sốlao động có trình độvăn hoá phổ thông trung học. Ở vùng núi, tình trạng bỏ học còn phổ biến. Tỷ lệ mù chữ hoặc tái mù chữ còn cao.

2.2.2.5. Giao thông, dịch vụ và du lịch

Hệ thống giao thông ở đây tương đối phát triển, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt giữa vùng đồng bằng ven biển và miền núi. Vùng nghiên cứu có 3 tuyến Quốc lộchính đi qua: tuyến đường 1A, tuyến đường 9 từ thành phốĐông Hà đi Lào và cửa Việt dài 82 km và cùng với đường mòn Hồ Chí Minh. Đường thuỷ có trục đường theo sông Hiếu, sông Thạch Hãn từ biển vào sâu đất liền, tuy nhiên tuyến đường thuỷ này cũng chỉ cho phép thuyền trọng tải 10 tấn đi lại. Tuyến đường sắt chạy theo hướng Bắc Nam có ga chính Đông Hà là nơi trung chuyển hàng hoá ra Bắc và vào Nam.

Ngành dịch vụởđây phát triển đã lâu. Dịch vụ chủ yếu là buôn bán hàng hoá qua Lào, Thái Lan theo trục đường 9 và phục vụ sản xuất nông nghiệp như sửa chữa công cụ lao động, cung cấp vật tư và bao tiêu sản phẩm cho sản xuất nông nghiệp. Khu thương mại quốc tế Lao Bảo được hình thành và tương lai đóng vai trò l ớn trong hành lang kinh tế Đông - Tây. Dịch vụ của tư nhân hiện tại phần nào đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng nhưng chỉ tập trung ởvùng đồng bằng nơi dân cư đông đúc. Đối với vùng núi, phát triển dịch vụ hiện tại còn khó khăn do điều kiện đường sá, cơ sở hạ tầng chưa phát triển.

Về du lịch, trong vùng có bãi tắm cửa Việt, Mỹ Thuỷkhá đẹp, nhưng chủ yếu mới chỉthu hút được khách địa phương đến trong mùa hè. Các cơ sởvui chơi giải trí, ăn nghỉ chưa được xây dựng nên cũng chưa thu hút đư ợc nhiều khách. Vùng nghiên cứu cũng có những căn cứ cách mạng nổi tiếng như làng Vây, chiến khu Ba Lòng; khu nhà ngư ời Pacô ở Tà Rụt, làng văn hoá Phú Thiềng ở Mò Ó, du lịch sinh thái ở Tà Long, trằm Trà Lộc, khu bảo tồn Đakrông, suối nước nóng Tân Lâm và nhiều hồ đập lớn và đẹp (Trúc Kinh, Khe Mây)...nhưng những nơi này hiện nay vẫn chưa được khai thác tốt đểđưa vào thành các tour du lịch hấp dẫn khách trong nước và khách quốc tế.

Chương 3

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRNG BI XÓI TRÊN CÁC DÒNG SÔNG LƯU

VC SÔNG THCH HÃN

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình xói lở và bồi lắng các dòng sông trên hệ thống sông nam thạch hãn tỉnh quảng trị (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)