7. Đánh giá chung
5.2.1. Giải pháp Khoa học và Công nghệ
Do bờ sông các dòng sông miền Trung có đặc điểm dốc và ngắn, lũ lên xuống nhanh, địa hình phức tạp, và các đoạn sông có những đặc điểm hình thái khác nhau (thẳng, cong, phân lạch, đã có công trình thủy lợi..), trong đó đối với một số đoạn trọng điểm, nếu chỉ sử dụng các biện pháp phi công trình sẽ cần thời gian dài, do đó các biện pháp công trình trở nên cấp bách. Các giải pháp công trình đề xuất cho khu vực này theo 2 tác động là bồi tụ và xói lở:
a) Chống bồi tụ:
1. Làm kè hướng dòng
2. Làm đập hoặc công trình thay đổi độ nhám
4. Điều chỉnh lại quy trình vận hành các công trình thủy lợi
5. Nạo vét định kỳ
b) Chống xói lở:
1. Làm kè hướng dòng 2. Gia cố mái
3. Làm đập hoặc công trình thay đổi độ nhám
4. Nắn dòng
5. Điều chỉnh lại quy trình vận hành các công trình thủy lợi
Nhìn chung, nguyên lý cơ b ản của các biện pháp trên đều cố gắng tác động vào trường thủy động lực hoặc thay đổi cấu trúc bề mặt (độ nhám, kết cấu,....) nhằm hạn chế các tác nhân có hại. Dựa trên kết quả phân tích hiện trạng thấy rằng trên khu vực nghiên cứu cần có các biện pháp công trình khẩn cấp đối với 2 đoạn sông trọng điểm là Tân Mỹ (Hải Lệ) và Trà Liên Đông (Triệu Giang). Cụ thể hơn qua các kết quả tính toán bằng các mô hình toán thấy rằng:
1. Đoạn Đắckrông đến đập Trấm: có thể chưa cần áp dụng giải pháp, do các hiện tượng xói lở, bồi tụ diễn biến chậm, chủ yêu xa khu dân cư, một số vịtrí đã có kè lát mái, tuy nhiên trong trường hợp có đủ kinh phí và cần thiết cần gia cố mái hoặc thả rọ đá bảo vệ khu vực Xuân Lâm và Ba Lòng.
2. Đoạn Đập Trấm đến Cửa Việt là đoạn sông xói phổ biến, có rất nhiều đoạn bị sạt lở nghiêm trọng, tập trung vào 2 đoạn xung yếu:
+ Khu vực Tân Mỹ (Hải Lệ): nhất thiết phải có biện pháp bảo vệ bằng công trình vì đoạn này nằm sát khu vực xả lũ của đập, sớm hay muộn cũng bị xói (gần giống trường hợp sau thủy điện Hòa Bình phải làm kè lát mái Đà Giang). Vì tại đây, xói kiểu chân chim với các vách dốc gần như thẳng đứng có độ cao khá lớn, phía dưới nền cần thả rọ đá (gabion/rip rap), nửa phía trên làm kè lát mái với chiều dài đoạn kè khoảng 1.5 lần độ dài xói.
+Khu vực Trà Liên Đông (Triệu Giang) cần gia cố mái khu vực sạt lở, kết hợp các kè hướng dòng kiểu mỏ hàn. Tuy nhiên, để giải quyết triệt để, đảm bảo thoát lũ và b ền vững cần cân nhắc nắn thẳng đoạn từ phía Nam thôn Tiền Kiên đến phía Bắc thôn Đại Áng do đoạn này ít đi qua khu vực dân cư.
+ Ngoài ra, các đoạn còn lại áp dụng biện pháp lát mái, riêng khu vực sau ngã ba sông Hiếu ở cả hai bên bờ Đại Độ, Quang Hà và Gia Độ có thể làm kè chỉnh trị (groin) vừa chống xói bờ, vừa hướng dòng vào trục chính của sông Thạch Hãn đảm bảo thông luồng từ Cửa Việt đến cảng Đông Hà.
Tuy nhiên, để khẳng định chính xác vị trí, hình dạng và quy mô công trình cần có những nghiên cứu chi tiết khác để lựa chọn các phương án cụ thể cho từng đoạn trọng điểm, cũng như đánh giá ảnh hưởng và tính bền vững của các phương án đối với toàn bộ khu vực nghiên cứu.
KẾT LUẬN
Công tác nghiên cứu xói lở, bồi lắng luôn là một đề tài khó khăn và thu hút nhiều sự quan tâm của không chỉ các nhà nghiên cứu chuyên sâu mà cả với các nhà quản lý cũng như dư luận và công chúng. Đã có nhi ều những tổng quan và đánh giá cho thấy, cho dù hiện tại đã có một số những tiến bộ nhất định về mặt tin học, toán học và thủy thạch động lực, nhưng các kết quả nghiên cứu mới chỉ đáp ứng tốt về mặt định tính và còn nhiều khó khăn đểđạt đến yêu cầu chính xác vềđịnh lượng.
Dự án được thực hiện trong thời gian hạn hẹp nhưng đã huy động lực lượng chuyên gia các chuyên ngành đông đảo và đã đáp ứng được các mục tiêu đề ra của dự án cũng như đã đạt được các sản phẩm có khối lượng và yêu cầu khoa học theo yêu cầu và có tiến độ đúng theo đềcương phê duyệt. Các cơ sở tài liệu, sản phẩm của dự án sẽ là những công cụ quản lý chuyên ngành hữu hiệu của Sở TN&MT cũng như đã cung cấp những số liệu cơ bản hết sức quý giá cho các nghiên cứu tiếp theo về chủđề vận chuyển trầm tích, nghiên cứu quy luật xói lở bồi lắng trên các dòng sông hệ thống sông Thạch Hãn cũng như các dự án chỉnh trị sông ngòi trong khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của dựán đã cho phép rút ra một số nhận xét và kết luận như sau:
1. Hầu hết diện tích lưu vực sông Thạch Hãn có mức độ xói mòn thực tế trong khoảng dưới 0,15 tấn/ha.năm. Các khu vực có cường độ xói mòn cao tập trung trên các sườn có độ dốc lớn và lớp phủ thực vật là cây trồng hàng năm, là các cây có độ che phủ không cao, tập trung tại khu vực núi Voi Mẹp, dọc theo lưu vực sông Cam Lộ thuộc huyện Hương Hoá và các lưu vực sông tại các vùng núi phía Nam của lưu vực sông Thạch Hãn (huyện Đa – Krong). Các khu vực có mức độ xói mòn lớn nhất (trên 3,5 tấn/ha.năm), chiếm khoảng 0,59% diện tích toàn lưu vực, tập trung chủ yếu tại sườn núi Voi Mẹp và dọc theo sông Đa-Krong.
2. Trên các lòng dẫn sông thuộc hệ thống sông Thạch Hãn, tình hình xói đang là tình trạng phổ biến, đặc biệt khu vực hạlưu. Điều này có thểđược giải thích do thiếu hụt trong cán cân bùn cát, các vật liệu bóc mòn trên bề mặt lưu vực chủ yếu tích tụ phần thựng nguồn đập Trấm, trong khi nguồn cung ở hạ lưu thấp. Bên cạnh đó, tại một số vị trí cục bộ, tốc độ xói lở có xu thếgia tăng nguy hiểm do các tác động động lực cục bộ như xói sau công trình và khúc sông cong. Đáng chú ý có hai đo ạn trọng điểm là đoạn hạlưu đập Trấm ở Tân Mỹ (Hải Lệ) và đoạn Trà Liên Đông (Triệu Giang). Một sốđoạn khác hiện tượng xói cũng chiếm ưu thếnhư sông Hiếu, khu vực quanh ngã ba Gia Độ tuy tốc độ và cường độ không cao nhưng cũng cần chú ý quan tâm nhất là khi phía thượng nguồn xây
kè hoặc các công trình chỉnh trị khác.
3. Các kết quả mô phỏng đến năm 2020 với giả thiết các yếu tốkhí tượng, khí hậu bất lợi như năm 2009 cho thấy, hiện tượng xói lở tiếp tục tiến triển đặc biệt là khúc sông cong Trà Liên Đông. Đối với đoạn Tân Mỹ, do tác động công trình và đi ều kiện địa chất bờtrái khá đặc biệt vượt quá khảnăng của các mô hình 1 chiều và 2 chiều sử dụng trong dự án, do vậy kiến nghị cần có các nghiên cứu chi tiết hơn và có thể sử dụng các mô phỏng 3 chiều nhằm mục đích mô tả và có những đề xuất giải pháp khảthi hơn. Đối với các đoạn sông còn lại xói lở vẫn là xu thế chủđạo riêng đoạn Đakrông – đập Trấm có bồi nhẹ.
4. Bên cạnh các giải pháp phi công trình truyền thống và hạn chế khai thác cát hạ du đập Trấm, các giải pháp công trình đề xuất cho các khu vực trọng điểm như sau :
+ Khu vực Tân Mỹ (Hải Lệ): nhất thiết phải có biện pháp bảo vệ bằng công trình vì đoạn này nằm sát khu vực xả lũ của đập, sớm hay muộn cũng bị xói (gần giống trường hợp sau thủy điện Hòa Bình phải làm kè lát mái Đà Giang). Vì tại đây, xói kiểu chân chim với các vách dốc gần như thẳng đứng có độ cao khá lớn, phía dưới nền cần thả rọ đá (gabion/rip rap), nửa phía trên làm kè lát mái với chiều dài đoạn kè khoảng 1.5 lần độ dài xói.
+ Khu vực Trà Liên Đông (Triệu Giang) cần gia cố mái khu vực sạt lở, kết hợp các kè hướng dòng kiểu mỏ hàn. Tuy nhiên, để giải quyết triệt để, đảm bảo thoát lũ và bền vững cần cân nhắc nắn thẳng đoạn từ phía Nam thôn Tiền Kiên đến phía Bắc thôn Đại Áng do đoạn này ít đi qua khu vựcdân cư.
+ Ngoài ra, các đoạn còn lại áp dụng biện pháp lát mái, riêng khu vực sau ngã ba sông Hiếu ở cả hai bên bờ Đại Độ, Quang Hà và Gia Độ có thể làm kè chỉnh trị (groin) vừa chống xói bờ, vừa hướng dòng vào trục chính của sông Thạch Hãn đảm bảo thông luồng từ Cửa Việt đến cảng Đông Hà.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Đức An, Uông Đình Khanh và nnk, 2007. Địa mạo và địa chất tỉnh Quảng
Trị. Bộ sách chuyên khảo các ĐKTN và TNTN tỉnh Quảng Trị. Nxb KHTN & CN. Hà Nội.
2. Lại Huy Anh và nnk, 1997. Thuyết minh bản đồ địa mạo Việt Nam, tỷ lệ
1: 1.000.000 - Lưu trữ Viện Địa lý.
3. Lê Duy Bách và nnk, 1999. Nghiên cứu thiết lập cơ sở khoa học kỹ thuật phòng
tránh và giảm nhẹ thiên tai lũ lụt các tỉnh Bắc Trung bộ. Báo cáo tổng kết đề án. Hà Nội.
4. Nguyễn Xuân Bao và nnk, 1979. Bản đồ địa chất Việt Nam, tỷ lệ
1: 500.000.
5. Lê Thạc Cán, Nguyễn Quang Mỹ, 1993. Xói mòn lưu vực các sông suối Việt
Nam. Tạp chí các khoa học về Trái đất. 15 (4).
6. Lê Văn Công, 2001. Nghiên cứu chế độ thuỷ thạch động lực ảnh hưởng đến sự
hình thành và phát triển các bãi bồi ven biển cửa sông vùng Nam Trung bộ (từ
Đà Nẵng đến Bình Thuận).Báo cáo đề mục thuộc đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên
cứu dự báo phòng chống sạt lở bờ biển miền Trung từ (từ Thanh Hoá đến Bình Thuận).
7. Nguyễn Lập Dân, Nguyễn Văn Cư và nnk, 2007.Nghiên cứu hiện trạng, xác định nguyên nhân và đề xuất các giải pháp phòng chống bồi lấp cửa sông nhằm
khai thông luồng Nhật Lệ, Quảng Bình. Báo cáo TKĐT cấp Viện KH & CNVN. Lưu trữ tại Viện Địa lý. Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Cư và nnk, 2008. Nghiên cứu giải pháp tổng thể bảo vệ môi
trường, chống bồi lấp, nhằm thoát lũ và thông luồng vào cảng Cửa Việt, Quảng Trị. Đề tài cấp tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị.
9. Nguyễn Văn Cư và nnk, 2004. Nghiên cứu, dự báo và các giải pháp phòng
chống sạt lở bờ biển, cửa sông nhằm khai thông luồng và bảo vệ cảng Cửa Việt. Báo cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh. Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Cư, Phạm Huy Tiến và nnk, 2003. Sạt lở bờ biển miền Trung Việt
Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Cư và nnk, 2001. Điều tra cơ bản tài nguyên môi trường nhằm
khai thác sử dụng hợp lý đất hoang hoá các bãi bồi ven biển cửa sông miền
Trung. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước. Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Cư và nnk, 2001. Quy luật địa lý của các hợp phần tự nhiên liên quan đến tai biến lũ lụt, xói lở - bồi tụ và giải pháp tổng thể cho khu vực cửa
sông ven biển Thuận An - Tư Hiền và đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước. Hà Nội.
13. Nguyễn Văn Cư và nnk, 1998. Điều tra cơ bản tài nguyên môi trường nhằm
khai nhằm khai thác hợp lý đất hoang hoá các bãi bồi ven biển cửa sông Việt
Nam. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước. Hà Nội
14. Nguyễn Văn Cư và nnk, 1995. Nguyên nhân và giải pháp phòng chống sa bồi
luồng tàu vào cảng Hải Phòng. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước.
15. Nguyễn Văn Cư và nnk, 1990. Động lực vùng ven biển và cửa sông Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước 48B - 02 - 01.
16. Nguyễn Văn Cư và nnk, 1987. Nghiên cứu xác định nguyên nhân biển lấn vào đảo Cát Hải và bước đầu đề xuất giải pháp công trình phòng chống chủ yếu. Báo cáo tổng kết đề tài. Hà Nội.
17. Đặng Trần Duy, 2000. Bão và ATNĐ ảnh hưởng đến Việt Nam thời kỳ 1956 - 1995. Tạp chí KTTV, 4, tr3-6.
18. Nguyễn Địch Dỹ và nnk, 1995. Địa chất Đệ tứ và đánh giá tiềm năng khoáng
sản liên quan. Báo cáo kết quả nghiên cứuđề tài KT.01.07. Hà Nội.
19. Nguyễn Hữu Đẩu, 1999. Nghiên cứu chống sa bồi và công nghệ mới trong xây
dựng cảng biển. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước KHCN 10.07. Viện KHCN Giao thông Vận tải. Hà Nội.
20. Nguyễn Tiền Giang, Trần Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Sơn và nnk. 2007
21. Phạm Văn Giáp, Lương Phương Hậu, 2000. Chỉnh trị cửa sông ven biển. Giáo trình lớp chuyên đề sau đại học bảo vệ bờ biển hải đảo. Hà Nội.
22. Trương Quang Hải và cộng sự, 2005. Báo cáo tổng kết đềtài Điều tra và đánh giá tiềm năng lãnh thổ phục vụ quy hoạch phát triển du lịch sinh thái tỉnh Quảng Trị.
23. Phạm Quang Hạnh, Nguyễn Lập Dân và nnk, 1980. Đặc điểm dòng chảy phù
sa miền Bắc Việt Nam. Tạp chí Các Khoa học về Trái đất. 2 (1).
24. Lương Phương Hậu, 1999. Công trình bảo vệ bờ biển và hải đảo. Hà Nội. 25. Lương Phương Hậu, 2005. Động lực học và công trình cửa sông. Nhà xuất
bản Xây dựng. Hà Nội.
26. Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Công Hiếu, 2007. Tài nguyên khí hậu tỉnh Quảng Trị
với sản xuất và đời sống. Bộ sách chuyên khảo các ĐKTN và TNTN tỉnh Quảng
Trị. Nxb KHTN & CN. Hà Nội.
27. Nguyễn Trọng Hiệu và nnk, 1999. Số liệu khí tượng thuỷ văn, Chương trình Khoa học kỹ thuật cấp Nhà nước, 42 A.
28. Trương Quang Học, 2007. Nghiên cứu những vấn đề kinh tế - xã hội - môi
trường vùng sinh thái đặc thù Quảng Bình - Quảng Trị. KC.08.07.
29. Trương Quang Học và nnk, 2003. Nghiên cứu những vấn đề kinh tế - xã hội- môi trường vùng sinh thái đặc thù Quảng Bình - Quảng Trị. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước KC.08.07.
30. Trương Quang Học, 2003. Nghiên cứu những vấn đề kinh tế - xã hội- môi
trường vùng sinh thái đặc thù Quảng Bình - Quảng Trị. Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Nhà nước KC.08.07
31. Nguyễn Văn Hợp, 2005. Hiện trạng chất lượng nước một số sông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Trường Đại học Khoa học Huế.
32. Lê Xuân Hồng, 1997. Nguyên nhân xói lở bờ biển Việt Nam do con người. Các công trình nghiên cứu địa chất và địa vật lý biển, Tập 3.
33. Nguyễn Cao Huần, Trần Anh Tuấn và nnk. 2009. Khắc phục hậu quả chất độc hóa học trong chiến tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
34. Lê Mạnh Hùng, 2004. Nghiên cứu dự báo xói lở bồi lắng lòng dẫn và đề xuất
các biên pháp phòng chống cho hệ thống sông ở đồng bănh sông Cửu Long . Viện KH&TL Miền Nam. TP. Hồ Chí Minh.
35. Nguyễn Văn Lai, Bùi Xuân Thông, 1998. Mô hình toán trong kỹ thuật ven biển. Trường Đại học Thuỷ lợi. Hà Nội.
36. Nguyễn Văn Lâm, 2000. Báo cáo quy hoạch tổng thể cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Trịgiai đoạn đến năm 2010,
37. Cao Thị Lụa, 2003. Chỉnh trị cửa Nhật Lệ, bờ biển Bàu Tró, thị xã Đồng Hới,
tỉnh Quảng Bình. Thuyết minh tổng hợp. Trung tâm Tư vấn Kỹ thuật về Đê điều, Bộ NN & PTNT. Hà Nội.
38. Hoàng Xuân Lượng và nnk, 1995 . Luận chứng kinh tế kỹ thuật công trình
chống xói lở đảo Sinh Tồn Đông, Phan Vinh, Nam Yết. Học viện KTQS. Hà Nội. 39. Nguyễn Thị Nga, Lại Vĩnh Cẩm, 2007. Tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị thực
trạng và định hướng quy hoạch tổng hợp. Bộ sách chuyên khảo các ĐKTN và
TNTN tỉnh Quảng Trị. Nxb KHTN & CN. Hà Nội.
40. Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Hiệu, Nguyễn Thanh Sơn, Ngô Chí Tuấn, 2006.
Đánh giá tiềm năng và hiện trạng sử dụng tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị, Báo