Nhóm yếu tố tạo dòng chảy vận chuyển vật chất

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình xói lở và bồi lắng các dòng sông trên hệ thống sông nam thạch hãn tỉnh quảng trị (Trang 34 - 40)

7. Đánh giá chung

2.1.2.Nhóm yếu tố tạo dòng chảy vận chuyển vật chất

Mối tương tác giữa đại khí hậu và nền tảng địa hình đã tạo cho khí hậuQuảng Trị mang tính chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu Nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh ở phía bắc và Nhiệt đới gió mùa điển hình ở phía nam. Lãnh thổ Quảng Trị là khu vực có chiều ngang hẹp vào loại nhất nước ta, nơi ảnh hưởng của biển có thể còn đáng kể, ảnh hưởng này cùng hoà quyện, đan xen với các nhân tố phi địa đới và địa đới tạo nên những nét đặc thù của điều kiện khí hậu.

1. Chế độ bức xạ, nắng, mây.Ở Quảng Trị số giờ nắng trung bình năm đạt 1700 - 1890 giờ/năm, phân bố của bức xạ và số giờ nắng trong năm không điều hòa, thể hiện ở chỗ, những tháng nóng nhiều số giờ nắng có thể gấp tới 3 - 4 lần những tháng ít nắng, thời kỳ nhiều nắng nhất là các tháng V - VII, số giờ nắng ghi được đạt xấp xỉ 200 - 260 giờ/tháng, trong đó tháng VII - tháng nắng nhiều nhất trong năm, mỗi ngày có từ 7,1 đến 8,3 giờ nắng. Thời kỳ ít nắng nhất là các tháng I, II, tổng số giờ nắng tháng đạt xấp xỉ 60 - 80 giờ nắng/tháng trong đó tháng ít nắng nhất - tháng II mỗi ngày chỉ có từ 2,2 đến 2,9

giờ nắng. Lượng mây trung bình năm ở Quảng Trịđạt vào khoảng 7,4 - 8,0/10 bầu trời, ở thung lũng Khe Sanh là 8,6/10 vào tháng VIII, trong khi ởĐông Hà lúc trời nhiều mây nhất là 8,5/10 trong tháng II.

2. Chế độ nhiệt. Hàng năm vào mùa đông, không khí lạnh khi có điều kiện xâm nhập vào khu vực này đã biến tính đi nhiều. Các ngày có nhiệt độ trung bình xuống dưới 18oC chỉ có thể quan sát thấy ở các khu vực vùng núi phía tây như Khe Sanh. Chế độ nhiệt trong năm không có những biến động lớn trong không gian. Nhiệt độ trung bình năm có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam nhưng tăng chậm. Theo hướng Đông - Tây từ biển vào đất liền, từ vùng đồng bằng lên vùng núi, nhiệt độ giảm dần Đông Hà và Quảng Trị: 25oC giảm xuống 22,40C tại thung lũng Khe Sanh.

Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối trong vùng cá biệt có thể lên tới 42,10C ởĐông Hà vào ngày 24/IV/1980. Biên độdao động nhiệt độ giữa ngày và đêm trung bình từ 6,10C ở ven biển tăng lên đến 7,20C ở các vùng núi phía tây.

3. Độẩm tương đối. Khu vực Quảng Trị thuộc loại có nhiều tháng ẩm, quá nửa số tháng trong năm (7 - 8 tháng) có độ ẩm không khí trung bình lớn hơn 85%, đặc biệt là ở khu vực vùng núi Tuyên Hoá, Khe Sanh hàng năm có tới 6 - 7 tháng liên tục độẩm không khí trung bình tháng đ ạt 89 - 91% và thường rơi vào thời kỳ từ tháng VIII - IX đến hết tháng II - III hàng năm. Độẩm tương đối trung bình khu vực biến động trong khoảng 82% - 87%, độẩm tối thấp tuyệt đối có thể xuống đến 19 - 28% tuỳ theo từng nơi. Thời gian có độ ẩm thấp ở Quảng Trị thường xuất hiện vào các tháng V, VI, VII. Trong đó, độ ẩm không khí đạt mức thấp nhất thường rơi vào các ngày trong tháng VII, các trị số độ ẩm không khí thấp này thường có liên quan với hoạt động của các đợt gió Tây khô nóng - Gió Lào. Một đặc điểm đáng lưu ý v ề tính chất cực đoan của độ ẩm thể hiện ở chỗ trong những giai đoạn ẩm ướt kéo dài cũng có th ể xuất hiện những ngày khô nóng khi độẩm tối thấp tuyệt đối có thể hạ xuống đến mức thấp kỷ lục - ví dụnhư ở Khe Sanh trong thời kỳẩm ướt của tháng II, III.

4. Chế độ bốc hơi. Bốc hơi không khí (Piche) trung bình năm vùng ven bi ển Quảng Trị thường vào khoảng 1035 - 1509 mm/năm; ở vùng núi phía tây lượng bốc hơi còn thấp hơn 874 - 1031 mm/năm. Lượng bốc hơi lớn nhất thường diễn ra trong tháng VII hàng năm, là tháng có độ ẩm nhỏ, với sự xuất hiện thường xuyên của gió Tây nóng và khô. Thường trị số bốc hơi trong tháng VII đạt khoảng 100 - 260 mm/tháng. Lượng bốc hơi nhỏ nhất là trong tháng II, chỉđạt 33 - 51 mm/tháng.

5. Chế độ mưa. Khu vực đồng bằng ven biển, mùa mưa bắt đầu từ tháng V, bị gián đoạn do hoạt động của gió Lào (trong các tháng VI và VII) đến tháng VIII mới ổn định ở mọi nơi và kết thúc vào cuối tháng XII. Ở khu vực đồi núi phía tây như Khe Sanh mùa

mưa liên tục hơn, cũng b ắt đầu từ tháng V, kéo dài 7 tháng tới tháng XI mới chấm dứt. Mùa ít mưa (mùa khô) rất ngắn, kéo dài từ tháng I đến hết tháng IV và nếu theo số liệu tổng lượng mưa tháng trung bình nhiều năm thì dư ờng như mùa khô ởđây không khắc nghiệt. Khu vực có tổng lượng mưa năm thuộc loại dồi dào, khoảng 2000 - 2700 mm/năm. Sốngày mưa ởđây khoảng trên dưới 150 ngày/năm.

6. Chếđộ gió. Vào mùa Đông, gió mùa Đông Bắc mang khí lạnh vận chuyển theo hướng Bắc - Nam và Đông - Bắc duy trì từ tháng XI đến tháng III. Vào mùa hạ, gió mùa hạ thổi theo hướng Tây Nam vượt qua Trường Sơn vào Quảng Trị gây ra thời tiết khô nóng (gió Lào). Cuối mùa hạ, phù hợp với sự dịch chuyển của dải hội tụ nhiệt đới là chế độmưa rào phong phú. Các hiện tượng bão (xoáy thuận nhiệt đới) và áp thấp nhiệt đới là loại hình nhiễu động thời tiết có gió mạnh nhất trong khu vực. Ngoài ra, ở đây còn có những dạng hoàn lưu nhỏ sau ảnh hưởng đến đời sống, sức khoẻ của con người:

* Gió đất - biển: là loại hoàn lưu có chu kỳ ngày (ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền và ban đêm thì gió đư ợc thổi từ trong đất liền ra biển); gió đất - biển hoạt động theo diện hẹp ven biển, có tầng dày không cao nhưng chạy suốt một dọc ven biển Quảng Trị, hoà vào với các điều kiện hoàn lưu chung của vùng gió này đã đóng góp m ột phần đáng kể cho sự lưu thông không khí trong vùng, tạo cảm giác dễ chịu cho các khu du lịch nghỉ dưỡng chạy dọc ven biển.

* Gió khô nóng - gió Lào: là loại hình gió đ ặc thù của khu vực Quảng Trị, thường xuất hiện vào mùa hạ, đặc biệt là vào đầu hạ. Giới hạn ảnh hưởng của loại hình gió khô nóng này chủ yếu gây có tác động mạnh, rõ nét nhất là ở vùng đồng bằng Đông Hà, Quảng Trị với số ngày thịnh hành hàng năm trung bình đạt khoảng 50 - 60 ngày. Gió khô nóng mạnh nhất là vào các tháng V - VII. Khi gió Lào hoạt động mạnh (vận tốc gió xấp xỉ đạt từ 5 - 10 m/s), làm cho nhiệt độ không khí trong ngày có gió có thể đạt tới 37oC - 400C, độ ẩm không khí giảm xuống dưới 45%. Tốc độ gió Lào vừa phải, khoảng 2 - 3 m/s, nhiệt độ không khí có thể là 34oC - 35oC và độẩm thấp dưới 55%.

7. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt. Quảng Trị thuộc khu vực xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan mang tính thiên tai như: bão, lụt, hạn hán, gió khô nóng, mưa đá. Nhìn chung, các hiện tượng thời tiết cực đoan này đã mang lại hậu quả hết sức nặng nề không chỉ trong sản xuất nông, ngư, lâm nghiệp nói riêng, trong hoạt động kinh tế nói chung mà cảđến tài sản và sức khoẻ, vật chất và tinh thần của người dân. Bão và hội tụ nhiệt đới thường gặp từtháng VI đến tháng X, thường xuyên là ở nửa cuối hè: các tháng VII - X, nhiều nhất là trong tháng IX. Mưa đá chỉ có thể quan sát thấy ở khu vực đồi núi phía tây trong tháng IV tháng V. Tần suất hoạt động của mưa đá rất thấp, đây thực sự là yếu tố không thuận lợi của điều kiện khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp.

2.1.2.2. Thủy văn - hải văn a) Thuỷvăn

- Hệ thống sông suối. Hệ thống sông Thạch Hãn (còn gọi là sông Quảng Trị) có 37 con sông gồm 17 sông nhánh cấp I với 3 nhánh tiêu biểu là Vĩnh Phư ớc, Rào Quán và Hiếu (Cam Lộ), 13 sông nhánh cấp II, 6 sông nhánh cấp III. Diện tíc h toàn lưu vực là 2660 km2, độ dài sông chính là 150 km, độ cao bình quân lưu v ực 301 m, độ dốc bình quân lưu vực là 20,1%, độ rộng trung bình lưu vực là 36,8 km, mật độ lưới sông là 0,92km/km2. Nằm trong vùng mưa tương đối lớn của nước ta nên dòng chảy năm của các sông suối trong lưu vực sông Thạch Hãn cũng khá d ồi dào. Môđun dòng chảy năm bình quân đạt 44,8 l/skm2, ứng với lớp dòng chảy hàng năm khoảng 1442,8mm. [41, 42]

Trong phạm vi lưu vực sông Thạch Hãn, chuẩn dòng chảy năm phân phối không đều theo không gian, biến đổi phù hợp với sự biến đổi của lượng mưa năm, nghĩa là cũng theo xu thếtăng dần theo độcao địa hình với phạm vi biến đổi từ 30 l/skm2 đến 60 l/skm2. Hàng năm, trên toàn bộ sông suối trên lưu vực sông Thạch Hãn có tổng lượng dòng chảy trên lưu vực khoảng 3,92 km3. Nhìn chung, dòng chảy trên lưu vực sông Thạch Hãn chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa lũ mặc dù chỉ kéo dài 4 tháng (từ tháng VIII đến tháng XI hoặc từtháng IX đến tháng XII) nhưng mức độ tập trung dòng chảy trong mùa lũ khá lớn, chiếm tới 62,5 - 80% tổng lượng dòng chảy cả năm. Mùa kiệt bắt đầu từ tháng XII hoặc tháng I, kết thúc vào tháng VII hoặc VIII, kéo dài tới 8 tháng nhưng tổng lượng dòng chảy mùa kiệt chỉ chiếm khoảng 20 - 37,5% tổng lượng dòng chảy cảnăm. Mùa kiệt trong vùng thường chậm hơn so với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Lượng nước mùa kiệt chỉ chiếm khoảng gần 30% tổng lượng dòng chảy trong năm. Sự phân phối không đều đã gây ảnh hưởng lớn cho sinh hoạt và sản xuất. Tình trạng đó càng trở nên khốc liệt vào các năm và các tháng có gió Tây Nam (gió Lào) hoạt động mạnh. Tuy nhiên vào khoảng tháng 5 - 6 trong vùng thường có mưa tiểu mãn bổsung lượng nước cho mùa kiệt.

Lũ trên lưu vực sông Thạch Hãn có thể xảy ra trong 3 thời kỳ trong năm: Lũ tiểu mãn thường xảy ra vào tháng 5, 6 và năm nào cũng x ảy ra lũ tiểu mãn. Tính chất lũ này nhỏ, tập trung nhanh, xảy ra trong thời gian ngắn, lũ đ ỉnh nhọn, lên và xuống nhanh, thường xảy ra trong 2 ngày nên ít ảnh hưởng đến đời sống dân cư, chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Lũ sớm xảy ra vào tháng 6 đến đầu tháng 9 hàng năm. Lũ này không có tính ch ất thường xuyên nhưng lũ có t ổng lượng lớn hơn lũ tiểu mãn, tập trung lũ nhanh. Thời kỳ xảy ra lũ s ớm thường vào thời kỳ triều bắt đầu cao. Do vậy mực nước lũ cao hơn lũ tiểu mãn. Lũ này ít ảnh hưởng tới dân sinh mà chủ yếu là ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản. Lũ chính vụ xảy ra từ trung tuần tháng 9 đến cuối tháng 11 đầu tháng 12 hàng năm. Đây là thời kỳ mưa lớn trong

năm và lũ thời kỳ này có thể xảy ra lũ quét sườn dốc gây đất đá lở hay lũ ngập tràn ở hạ du. Lũ này thường đi liền với bão gây thiệt hại lớn cho kinh tế xã hội, gây chết người và hư hỏng các công trình, cơ s ở hạ tầng. Tính chất lũ kéo dài từ 5 - 7 ngày, đỉnh lũ cao, tổng lượng lớn. Với tình hình phát triển kinh tế hiện tại lũ này chỉ có thể tránh và chủđộng làm giảm mức thiệt hại do lũ gây ra.

Nhằm mục đích điều tiết nước phục vụ canh tác nông nghiệp cũng như các hoạt động dân sinh kinh tếkhác, trên lưu vực sông Thạch Hãn đã đư ợc xây dựng một số các công trình thủy lợi, chủ yếu là các hồ chứa nước tiêu biểu liệt kê sau đây

Bảng 2.1.Trữlượng nước hồ, đập trên lưu vực sông Thạch Hãn

TT Tên hồ chứa Địa điểm Đơn vị quản lý Dung tích (triệu m 3

) Chứa Hữu ích

1 Kinh Môn Gio Linh XNKTN Gio Linh 18,2 15,9

2 Ái Tử Triệu Phong - 15,5 15,3

3 Nghĩa Hy Cam Lộ XNKTN Đông Hà 3,27 3,24

4 Khe Mây Đông Hà XNKTN Đông Hà 1,2 0,8

5 Nam Thạch

Hãn Hải Lăng XNKTN Nam Thạch Hãn 9,3

b. Hải văn

1. Sóng biển: Tại vùng biển Quảng Trị có các quan trắc sóng trực tiếp tại trạm hải văn đảo Cồn Cỏ (thuộc mạng lưới trạm hải văn quốc gia) đại diện cho sóng vùng biển ngoài khơi. Ngoài ra tại khu vực Cửa Việt đó có quan trắc sóng trong vùng ven bờ trong thời gian 2 năm 1982 – 1983, đại diện cho sóng biển vùng ven bờ. Chế độ sóng ngoài khơi (trạm Cồn Cỏ): ở vùng biển Quảng Trị chủ yếu là sóng gió, chếđộ sóng ở vùng này chịu ảnh hưởng của chế độ gió hai mùa:mùa đông và mùa hạ. Vào mùa đông chế độ sóng gió chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa Đông Bắc, độ cao sóng khoảng 0,5 - 0,7m. Vào mùa hè trong những tháng đầu mùa hè (khoảng tháng 4 đến tháng 6) sóng gió thịnh hành theo hướng Đông Nam độ cao sóng là 0,5 - 0,75m, từ tháng 7 đến tháng 9 hướng sóng thịnh hành là Tây Nam, độ cao sóng trung bình 0,5 - 0,75m. Sóng cực đại: đó quan trắc được tại Cồn Cỏ đến 8 m hướng Đông Bắc trong thời gian trận bão 16/10/1985. Độ cao sóng lớn nhất theo hướng Bắc đạt đến 7,5m. [52]

2. Thuỷ triều: Vùng ven biển tỉnh Quảng Trị chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, hầu hết các ngày trong tháng đều có hai lần triều lên và hai lần triều xuống cách khoảng trên dưới 6 giờ. Chênh lệch độ cao giữa hai lần nước lớn và chênh lệch độ cao giữa hai lần nước rũng khỏ rừ rệt. Trong thời kỳ nước cường độ lớn thủy triều ở Cửa Tùng khoảng 0,4 m. Mực nước cao nhất đó quan trắc được tại Cồn Cỏ là (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2,05m vào tháng 10/1983 (trong cơn bão 26/10/1983 – cao hơn mực nước tần suất 1 %), mực nước thấp nhất đó quan trắc được là –0,04m. Mực nước cực đại tính toán tần suất 1% tại Cồn Cỏ là 2,03m, mực nước cực tiểu tính toán tần suất 99 % là - 0,08m . Mực nước dâng do bóo tại vừng ven bờ khoảng 1,5 m với tần suất 1%, là 1 m với tần suất 4%. Theo những tính toán lý thuyết mực nước dâng tại đây có thể trên 2m. [52]

3. Dịch chuyển phù sa ven bờ biển [6,8,11]: Theo các tính toán lượng dịch chuyển phù sa bằng số liệu quan trắc sóng trong 2 năm 1982 – 1983 tại khu vực Cửa Việt dòng dịch chuyển phù sa dọc bờ về phía Tây Bắc là 850 ngàn m3/năm, còn dòng dịch chuyển phù sa dọc bờ về phía Đông Nam Tây Bắc là 50 ngàn m3. Kết quả là dòng dòng dịch chuyển phù sa chủ đạo trong năm là 800 ngàn m3/năm có hướng từĐông Nam lên phía Tây Bắc. Kết quả tính toán tương tự tại cửa Thuận An – Tư Hiền theo mô hình SEDTRAN là 540 ngàn m3/năm về phía Đông Nam, 110 ngàn m3/năm về phía tây Bắc. Kết quả là dòng dịch chuyển phù sa chủ đạo trong năm là 430 ngàn m3/năm có hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Tính toán lượng dịch chuyển phù sa bằng dữ liệu quan trắc sóng ngoài khơi (đảo Cồn Cỏ) trong 10 năm 1992 – 2000 tại khu vực ven bờ huyện Hải Lăng dòng dịch chuyển phù sa dọc bờ về phía Tây Bắc là 208 ngàn m3/năm, dòng dịch chuyển phù sa dọc bờ về phía Đông Nam là 841 ngàn m3. Kết quả là dòng dịch chuyển phù sa chủ đạo trong năm là 633 ngàn m3/năm có hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Tuy nhiên theo tính toán lượng dịch chuyển phù sa bằng dữ liệu quan trắc sóng ven bờ (Cửa Việt) trong 2 năm 1982 – 1983 tại khu vực ven bờ huyện Hải Lăng dòng dịch

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình xói lở và bồi lắng các dòng sông trên hệ thống sông nam thạch hãn tỉnh quảng trị (Trang 34 - 40)