0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Nhóm yếu tố phân bố lại vật chất, dòng chảy và tạo không gian cho quá trình xói mòn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XÓI LỞ VÀ BỒI LẮNG CÁC DÒNG SÔNG TRÊN HỆ THỐNG SÔNG NAM THẠCH HÃN TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 40 -45 )

7. Đánh giá chung

2.1.3. Nhóm yếu tố phân bố lại vật chất, dòng chảy và tạo không gian cho quá trình xói mòn

Vùng nghiên cứu được đặc trưng bởi các nhóm dạng địa hình:

1. Nhóm dạng địa hình đư ợc thành tạo do hoạt động bóc mòn. Hoạt động bóc mòn tạo nên các bề mặt san bằng và các sườn có độ dốc khác nhau. Trong phạm vi Quảng Trị phổ biến các bề mặt sau:

a. Di tích các bề mặt san bằng. - Phần sót của bề mặt san bằng bóc mòn hoàn toàn (Peneplen): Thường chiếm vị trí cao nhất của các khối và dãy núi dưới dạng bề mặt chia nước hẹp, hơi lồi có dạng lượn sóng thoải phân bốtrên các độ cao từ 1500 - 1700m ở dãy Sa Mui - Voi Mẹp và một số bề mặt với mực cao 1200m trong vùng. Phần sót bề mặt san bằng bóc mòn không hoàn toàn (Pediplen): phân bố trong khắp lãnh thổ trên các đường chia nước phụ và các mặt bằng trước núi. Bề mặt chia nước rộng dạng đồi lượn sóng hoặc phân bậc ởcác độ cao 800 - 1200m, 400 - 600m và 200 - 300m. Trên bề mặt còn bảo lưu vỏ phong hóa khá tốt. Hiện tại bề mặt bị biến đổi bởi quá trình rửa trôi bề mặt. Phần sót của bề mặt bóc mòn - xâm thực (Pedimen): là bề mặt của địa hình đồi cao và núi thấp dao động từ 800-200m, phân bố rộng rãi ở Tây Đông Hà, trong khu vực núi Bà Rô phía nam Tân Lâm và lưu vực Thạch Hãn, Ba Lòng. Sựthay đổi độ cao chừng 50 - 70m, vì vậy độnghiêng địa hình nhỏ(thường dưới 100). Trên bề mặt lớp phong hóa dày song với thực vật phát triển thưa thớt do bịtàn phá đáng kể. Hiện nay chúng đang chịu tác dụng của các quá trình rửa trôi, xói rửa.

b. Các bề mặt sườn. Sườn trọng lực nhanh: Quá trình trọng lực nhanh xảy ra chủ yếu trên các đá có dạng khối rắn chắc như các thể xâm nhập granit, cuội sạn kết, đá biến chất cao, đá bazan và trên sườn dốc của các khối đá vôi. Các sườn này phân bố ở các sườn của các khối núi Voi Mẹp, Vàng Vàng, Đông Châu, Sa Mui, Đông Dạng, Đông La Lê v.v... Nguồn gốc của các bề mặt này là quá trình trọng lực nhanh, bao gồm: đổ vỡ, sập lở

các loại, độ dốc của bề mặt sườn này >250, có nơi >350 và dốc đứng. Trắc diện thẳng, ít bị chia cắt bởi các dòng chảy thường xuyên và tạm thời, hầu hết các bề mặt không thấy có cấu trúc phân bậc. Các thành tạo bở rời phủ trên mặt thường rất mỏng (<0,5m), gồm tảng lăn lẫn dăm sạn, đôi nơi trơ đá gốc hoặc dưới dạng các bãi đá ở trạng thái liên kết không bền vững. Các quá trình trọng lực còn phát triển lên tục đến ngày nay. Sườn trọng lực chậm: được hình thành bởi một loạt các quá trình rửa trôi, xói rửa, đất chảy (deflucxi), đất trôi (xoliflucxi), trượt đất phân bố rất rộng rãi trên toàn bộ vùng Quảng Trị điển hình ở khu vực Rào Quán. Các bề mặt sườn này có độ dốc từ 150-250, đôi nơi 250-350, và phần dưới sườn 80-150, trắc diện sườn phân bậc. Tại khu vực thượng nguồn Đakrông, các bậc này bao trùm hầu hết bề mặt sườn tạo ra cấu trúc “vẩy cá” rất điển hình. Nhìn chung, bề mặt này phân bố ở đoạn giữa các sườn có dạng lồi hoặc lõm bị chia cắt trung bình bởi các hệ thống máng trũng và dòng chảy tạm thời. Các thành tạo bở rời lớp phủsườn dày 1,5-2m, bao gồm sét pha lẫn dăm sạn mảnh vỡ. Các quá trình hiện tại vẫn tiếp diễn. Sườn rửa trôi - xói rửa: phân bố rộng rãi dọc lưu vực Đakrông, Thạch Hãn và phía Tây Hải Lăng. Độ dốc bề mặt sườn ưu thế 80 - 150 và 150 - 250, trắc diện lồi lõm mềm mại. Các quá trình hiện tại đang chuyển dần sang rửa trôi bề mặt do hoạt động bóc mòn đ ịa hình ở khu vực này. Sườn tích tụ deluvi - coluvi: phân bố không liên tục, chỉ tập trung ở chân các dãy núi và xung quanh các vùng trũng gi ữa núi. Về mặt hình thái thường là các sườn c ó độ dốc 30-80; 80-150, đôi chỗ 150-250, bề mặt phẳng ít bị chia cắt dạng lõm, phẳng hoặc hơi lồi - lõm. Trong tất cảcác điểm quan sát, nhận thấy các thành tạo bở rời thường dày từ 1-2m, đôi nơi >2m. Có cấu tạo phân lớp giả theo màu sắc và đôi nơi còn quan sát thấy các tầng mùn cũ bị chôn vùi. Tuổi của bề mặt sườn này cũng tương tựnhư các bề mặt sườn khác, tạm xếp vào Đệ tứ không phân chia (Q).

2. Nhóm địa hình đư ợc thành tạo do hoạt động của dòng chảy tạm thời. Thuộc nhóm này có 4 dạng sau:

- Đáy máng trũng xâm th ực: phân bố rộng rãi trên các đ ầu nguồn của các dòng suối ởvùng núi, đồi và trên các lớp phủ bazan. Trắc diện ngang máng trũng có dạng hình chữ V hoặc khe hẻm, trắc diện dọc thường gồ ghề, lồi lõm phân bậc bề mặt trơ đá gốc, hiện tại quá trình xâm thực sâu còn đang ti ếp diễn và đang được hoàn thiện thực chất đây là giai đoạn đầu của phát triển mương xói.

- Đáy máng trũng xâm thực - tích tụ: phân bố chủ yếu ởvùng đồi và chân các khối núi trải trên toàn bộ lãnh thổ nghiên cứu, trắc diện ngang máng trũng có dạng hình chữ V, trắc diện dọc lồi lõm chưa đạt đến trắc diện cân bằng. Bề mặt đáy trơ đá gốc, rải rác tảng lăn, mảnh vỡ. Quá trình động lực ngoại sinh hiện tại thống trị là xâm thực sâu, xâm thực ngang và tích tụ lũ bùn đá. Dạng địa hình này đang được thành tạo, tuổi là hiện tại. Thực chất đây là giai đoạn trưởng thành của mương xói.

- Đáy máng trũng tích tụ: phân bố chủ yếu ở vùng đồi đặc biệt dưới dạng những thung lũng không lòng giữa các đồi, trắc diện ngang thường có dạng chữ U rộng đáy bằng, trắc diện dọc thoải bằng hơi lõm . Trên bề mặt đáy được phủ bởi lớp trầm tích bở rời nhiều nguồn gốc với thành phần cát, sạn, sỏi, mảnh vỡ với chiều dày dao động từ 0,5- 1m. Đây là giai đoạn giòa lua tàn lụi của mương xói. Nhưng theo lòng dẫn máng trũng này hiện tại thường là nơi tích tụ lũ bùn đá.

- Bề mặt tích tụ proluvi: phân bố rải rác dọc theo các chân sườn núi, ở phía tây và tây nam, Voi Mẹp, Đá Mai và phía bắc núi Ba Hồ. Địa hình hiện tại của các bề mặt này nghiêng thoải hơi lồi dốc 50-80. Bề mặt được phủ bởi lớp trầm tích bở rời khá dày (>1m) và không ổn định, thông thường bề mặt này là sự liên kết một dãy các nón phóng vật nhỏ lại với nhau. Hiện tại bề mặt này đang bị biến đổi mạnh bởi quá trình tích tụ - rửa trôi.

3. Nhóm dạng địa hình được thành tạo do dòng chảy thường xuyên

- Thềm bậc III - xâm thực: thềm bậc III của sông có độ cao từ 75-120m phân bố khá rộng rãi trong các thung lũng l ớn ở vùng núi như thung lũng sông Th ạch Hãn, Cam Lộ.. Thềm thường được kéo dài dọc thung lũng sông, chúng đư ợc mở rộng ở những đoạn ngã ba các sông suối và gần cửa sông đổvào đồng bằng. Tại đây bề mặt thềm rộng hàng chục km, phát triển ở các sông chính và sông nhánh, dọc theo các đoạn của các thung lũng, thềm III chỉđược bảo tồn dạng sót với diện tích hẹp. Bề mặt thềm thường bị các dòng chảy trẻ, các mương xói cắt, tạo nên địa hình dạng gò đ ồi thoải. Giữa bề mặt thềm III và các Pediplen cao 200 - 300m được chuyển tiếp bởi sườn bóc mòn dốc 150- 200. Thềm III được chuyển xuống các bậc địa hình thấp hơn bởi vách xâm thực khá dốc.

- Thềm bậc II (Xâm thực - tích tụ): các thềm bậc II của sông phân bố khá rộng rãi tại các thung lũng sông sông Th ạch Hãn, sông Cam Lộ... Thềm bậc II có độ cao tương đối từ 10- 20m. Bề mặt khá rộng dạng lượn sóng. Trên bề mặt được phủ bởi vật liệu aluvi: cuội, sỏi, sạn lẫn sét pha của vỏ phong hoá đá gốc đế thềm. Cũng như thềm III, hiện tại thềm II bị rửa trôi bề mặt mạnh mẽ. Ởởcửa sông Thạch Hãn, Cam Lộ, ở phía tây đồng bằng thường gặp các thềm bặc II cắt vào thềm biển mài mòn cao 30- 50m.

- Thềm bậc I: phân bố khá rộng rãi trong các sông suối ở cả vùng núi và đồng bằng. Chúng tạo nên một bề mặt khá phẳng dọc theo các thung lũng. Trong vùng núi, thềm I có độ cao từ 8 - 15m, chuyển xuống đồng bằng, độ cao thềm giảm xuống 4 - 8m. Bề mặt thềm I thường khá bằng phẳng, ở khu vực Thành cổ Quảng Trị, Đông Hà, trên bề mặt này còn sót lại nhiều di tích lòng sông cụt. Bề mặt thềm bị các dòng chảy hiên đại tạo vách dốc đứng. Thềm I của hầu hết các thung lũng đ ều là thềm tích tụ. Bề dày tích tụ thường bằng hoặc lớn hơn độ cao của thềm. Bãi bồi cao: phát triển liên tục, thường có diện tích lớn ởđoạn khúc uốn ở các sông chính hoặc nơi hội lưu của các suối lớn đổ vào

sông chính, có bề mặt bằng phẳng, độ cao từ 1 - 4m. Có cấu tạo lớp phủ bề mặt là tướng bãi bồi, cát, sét, cát pha lẫn sạn, sỏi. Bãi bồi cao chỉ bị ngập lụt vào mùa lũ. Bãi bồi thấp và thung lũng tích tụ: hiện tại dạng địa hình này chủ yếu phân bố ở dọc sông, vùng đồng bằng. Với độ cao tương đối 0,5 - 1m. Thường bị ngập nước theo mùa, cấu tạo lớp phủ tầng mặt là cát, sạn sỏi, đôi chỗ là vùng lầy. Dạng địa này hiện đang được thành tạo và luôn luôn bịđe doạ bởi lũ lụt. ở các sông suối miền núi, đáy thung lũng tích t ụ và bãi bồi thấp chủ yếu là bãi bồi động lực, hình dạng luôn biến đổi theo động lực của dòng nước.

4. Nhóm dạng địa hình đư ợc thành tạo do hoạt động của hỗn hợp sông biển.

Nhóm nguồn gốc biển đã phân biệt được 5 dạng địa hình, gồm 3 dạng thềm và 2 dạng bãi.

- Thềm mài mòn bậc III (cao 25 - 40m): các thềm có nguồn gốc giảđịnh mài mòn phân bố khá rộng rãi ở phía tây của của dải đồng bằng. Độ cao của thềm dao động từ 25 - 40m. Bề mặt thềm tương đối bằng phẳng, hơi nghiêng thoải từ tây sang đông bị phân cắt yếu bởi các dòng chảy trẻ, đôi nơi tạo địa hình gò, đồi thoải. Sự mở rộng bề mặt thềm và đặc điểm hình thái của chúng phụ thuộc vào vị trí kiến tạo và thành phần của đá gốc ở phần bờ biển cổ. Trên bề mặt thềm còn gặp nhiều chỏm đồi sót với độ cao 70 - 100m. Bề mặt thềm được nâng lên độ cao 40 - 60m, bị phân cắt yếu tạo lên địa hình gò đ ồi thấp. Trên các bề mặt địa hình này, vỏ phong hoá laterit mỏng, bảo tồn kém. Tại nhiều nơi đã gặp được tập cuội chủ yếu là thạch anh dày 0,5 - 1,5 m được gắn kết khá tốt trên bề mặt thềm này.

- Thềm mài mòn- tích tụ bậc II (cao 10 - 15m): các thềm biển nguồn gốc mài mòn, tích tụ cao 10- 15m ở kề phía đông của thềm mài mòn. Chúng phân bố khá rộng rãi ở Triệu Phong, Hải Lăng, Đông Hà. Bề mặt thềm khá phẳng, nghiêng thoải từ tây sang đông, được tách thành hai phần rõ rệt. Ở phía tây, quá trình bóc mòn khá đ ặc trưng, bề mặt mài mòn cắt và tạo vách mài mòn trên thềm biển tuổi Pleitoxen muộn. Trên bề mặt thềm, nhiều nơi còn sót lại những “mỏm đá” có dạng mài mòn điển hình. Một số nơi gặp những tích tụ cát vàng có bề dày nhỏ phủ trên. Ở phía đông thường gặp bề mặt tích tụ có độ cao từ 8- 10m, bề mặt thềm khá bằng phẳng, được cấu tạo bởi trầm tích cát vàng. Phần trên, tầng trầm tích được gắn kết khá chắc bởi sản phẩm laterit. Tại Hải Lăng, các thềm 10 - 15 m được cấu tạo bởi cát thạch anh trắng tinh khiết. Bề mặt thềm bị phâm cắt bởi các máng trũng và được lấp đầy bởi vật liệu của biển tiến Holocen với các lớp sét và than bùn.

- Thềm tích tụ (cao 4 - 6m): Các thành tạo cát trắng được thành tạo trong giai đoạn biển tiến giữa Holocen. Trong Holocen giữa- muộn, bề mặt tích tụ này được nâng lên độ cao 4 - 6m tạo lên các bề mặt thềm. Bề mặt thềm khá bằng phẳng, hơi nghiêng

thoải từ tây sang đông. Ở phía đông, các trầm tích của thềm bị các trầm tích nguồn gốc biển - gió tuổi Holocen giữa - muộn phủ lên. Bãi biển tích tụ: phân bố thành giải hẹp chạy dọc theo bờ biển hiện đại, rộng khoảng 20 - 30m có chỗ rộng tới 100m, nghiêng thoải đang hình thành, cấu tạo chủ yếu là cát trung và nhỏ, ở gần khu vực gần cửa sông có lẫn bùn sét.

5. Nhóm dạng địa hình đư ợc thành tạo bởi hoạt động hỗn hợp sông-biển- đầm phá: Thuộc nhóm này trong phạm vi Quảng Trị phân biệt 3 dạng:

- Bề mặt tích tụ sông biển: phân bố rộng khắp trên bề mặt đồng bằng, khu vực Cửa Việt. Các bề mặt có diện tích rộng, phẳng cấu tạo bởi các thành tạo bột sét xám vàng, xám đen lẫn mùn bã thực vật cao từ 4-5m. Hiện tại bề mặt dễ bị ngập úng trong thời kỳ lũ lụt.

- Bề mặt tích tụ biển đầm phá: phân bố rộng rãi ởđồng bằng tại huyện Hải Lăng, Triệu Phong. Trong địa hình hiện tại đó là dải đồng bằng trũng thấp bằng phẳng hơi lõm. Được phủ bởi cát, sét lãn mùn bã thực vật. Có độcao dưới 1m. Hiện tại vùng này đang bị đe doạ bởi lũ lụt. Về thực chất là một dạng địa hình đang hình thành và phát triển.

- Hồ nguồn gốc đầm phá cũ: Phân b ố rải rác trong các địa hình đ ồng bằng thấp trên các thành tạo tích tụ biển. Mật độ hồ và đầm lầy ở Hải Lăng tương đối cao, nhưng kích thước nhỏ..

6. Nhóm dạng địa hình được hình thành do hoạt động của gió. Trước hết phải nói rằng hoạt động của gió và địa hình do nó tạo ra rất phổ biến ở dải ven biển Miền Trung, trong đó có Quảng Trị. Điều kiện cần và đủđể tạo ra dạng địa hình này là nguồn vật chất (cát), khí hậu và lớp phủ thực vật. Thuộc nhóm này, ở mức độ nghiên cứu hiện tại phân chia được ba dạng cơ bản:

- Đụn cát tích tụ: phân bố thành dải song song với đường bờ tiếp giáp ngay với bề mặt đồng bằng. Địa hình hiện tại là những đụn cát cao 5 - 50m có bề mặt lượn sóng, dưới dạng dãy đụn nối tiếp nhau, sườn bất đối sứng dốc ở phía tây và thoải ởphía đông (phía biển). Trong các đụn cát có thể phân biệt được đụn cát di động và đụn cát cốđịnh. Nhưng phải nói ngay rằng từ những đụn cát cố định rất dễ dàng chuyển thành đụn cát di động khi có tác động của con người nên việc bảo vệ, việc khai thác trên các đụm cát này cần phải cân nhắc thận trọng.

- Máng trũng thổi mòn: Phân bố rải rác trên các bề mặt tích tụ cát ở Mỹ Thuỷ và một sốnơi khác. Cũng trên bề mặt thềm này trong địa hình hiện tại nó là các hố lõm dạng dải, kéo dài vuông góc với đường bờ. Chính do điều kiện khí hậu và nguồn trầm tích cát sẵn có trên các bậc thềm biển mà máng trũng thổi mòn này được hình thành. Hiện tại quá

trình thổi mòn này vẫn còn đang tiếp tục.

- Trảng cát thổi mòn- tích tụ: phân bố hạn chếở dải ven biển Hải Lăng trên bề mặt của thềm bậc II, bề mặt bằng phẳng gơn sóng, ít bị chia cắt, hơi lõm thư ờng bị ngập


Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XÓI LỞ VÀ BỒI LẮNG CÁC DÒNG SÔNG TRÊN HỆ THỐNG SÔNG NAM THẠCH HÃN TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 40 -45 )

×