Nguồn gây tác động do tiếng ồn và độ rung

Một phần của tài liệu Dự báo tác động môi trường của hoạt động xây dựng và vận hành dự án bãi rác huyện mường tè tỉnh lai châu (Trang 67 - 72)

ạ Tiếng ồn

Các hoạt động thi công tuyến và cầu có khả năng gây ồn bao gồm:

−Chuẩn bị mặt bằng với các loại phương tiện chủ yếu là máy ủi, xe tải;

−Đào và vận chuyển đất với các loại phương tiện chủ yếu là máy ủi, gầu ngoạm, xe tải;

−San đầm với các loại phương tiện chủ yếu là máy san, lu;

−Thi công phần trên mặt BCL với các loại phương tiện chủ yếu là cần cẩu,

máy hàn, bơm bê tông, máy đầm bê tông, xe tải;

−Cảnh quan và dọn dẹp với các loại phương tiện chủ yếu là xe ủi, gầu

ngược, xe tảị

Tiếng ồn từ các loại máy móc, phương tiện tham gia thi công nhìn chung là không liên tục, phụ thuộc vào loại hình hoạt động và các máy móc, thiết bị được sử dụng. Mức ồn nguồn phát sinh từ các máy móc, phương tiện vận hành độc lập ứng với các hoạt động trong thi công trình bày trong bảng 4.15.

Bảng 4.15. Mức độ tiếng ồn điển hình của các thiết bị,

phương tiện trong thi công công trình giao thông ở khoảng cách 8m

Đơn vị: dBA Phát quang Máy ủi/gạt 80 Xe nâng 72 ÷ 84 Xe tải 83 ÷ 94 Đào và vận chuyển đất Máy ủi 80 Máy gầu ngoạm 72 ÷ 93 Xe tải 83 ÷ 94 Máy nạo 80 ÷ 93 San và đầm chặt Máy san 80 ÷ 93 Lu 73 ÷ 75 Rải đường Máy rải 86 ÷ 88 Xe tải 83 ÷ 94 Máy đầm 74 ÷ 77 Cảnh quan và dọn dẹp Xe ủi 80 Gầu ngược 72 ÷ 93 Xe tải 83 ÷ 94 Máy rải 86 ÷ 88 Thi công mặt BCL Máy hàn 71 ÷ 82 Máy trộn bê tông 74 ÷ 88 Bơm bê tông 81 ÷ 84 Máy đầm bê tông 76 Máy nén không khí 74 ÷ 87

Máy ủi 80

Xe chuyên chở xi măng và đất 83 ÷ 94

Xe tải 83 ÷ 94

Nguồn: Uỷ ban bảo vệ môi trường ỤS. Tiếng ồn từ các thiết bị xây dựng và máy móc xây dựng NJID, 300.1, 31 – 12 – 1971[16]

b. Mức rung

Mức rung đặc trưng của các thiết bị máy móc sử dụng trong thi công các công trình được trình bày trong bảng 4.16.

Do độ rung được đánh giá theo sự kiện rời, không phải mức trung bình của các sự kiện, nên mức rung nguồn được lấy theo sự kiện có giá trị lớn nhất. So sánh mức rung của các thiết bị với mức rung cực đại từ dòng xe đo được vào thời điểm lập Dự án, lựa chọn mức rung thiết bị, máy móc ghi trong bảng 4.16 là mức rung nguồn trong quá trình thi công Dự án.

Bảng 4.16. Mức rung của một số phương tiện, máy móc thi công điển hình ở khoảng cách 10m

TT Loại phương tiện, thiết bị sử dụng

Mức rung tham khảo (theo hướng thẳng đứng, dB) 1 Máy đào đất 80 2 Máy ủi đất 79 3 Xe vận chuyển hàng nặng 74 4 Xe lăn 82 5 Máy nén khí 81 6 Búa máy* 97,5

(*): khi sử dụng búa máy để thi công trên nền sét, loại 8 tấn với năng lượng 48kj để đóng cọc chiều dài từ 7,5m đến 15m, tạo ra mức rung 12,9mm/s (97,5dB) ở khoảng cách 10m (giới hạn mức rung của Đức - DIN 4150 là 2mm/s cho các công trình). [14].

c. Đối tượng bị tác động do tiếng ồn và độ rung

Ô nhiễm ồn trong thi công- tác động yêu cầu được giảm thiểu

Nguồn gây ồn từ các máy móc hoạt động độc lập trong thi công trình bày trong bảng 4.17. Tuy nhiên, kinh nghiệm thi công cũng cho thấy, đối với mỗi hạng mục thi công, mức ồn thường được tạo ra từ không ít hơn 2 loại máy móc thiết thi công đồng thờị

Dựa theo mức ồn của mỗi loại thiết bị phương tiện ghi trong bảng 4.15, đã xác định mức ồn nguồn đối với từng hạng mục thi công theo công thức:

Kết quả tính toán mức ồn nguồn và mức suy giảm ồn theo khoảng cách theo từng hạng mục thi công trình bày trong bảng 4.17.

Bảng 4.17. Tính toán mức ồn từ các hoạt động thi công suy giảm theo khoảng cách

Đơn vị: dBA

Mức ồn ở khoảng cách Mô tả hoạt động thi

công

Mức ồn

nguồn 32m 64m 128m 256m

Chuẩn bị mặt bằng với các loại máy móc, phương tiện chủ yếu là máy ủi, xe tảị

84,8÷94,2 77,9÷87,3 74,6÷84 71,2÷80,6 67,9÷73,3 Đào và vận chuyển đất

với các loại máy móc, phương tiện chủ yếu là máy ủi, gầu ngoạm, xe tảị

85,0÷96,6 78,1÷89,7 74,8÷86,4 71,4÷83,0 68,1÷79,7

San đầm với các loại máy móc, phương tiện chủ yếu là máy san, lụ

80,8÷93,1 73,9÷68,2 70,6÷82,9 67,2÷79,5 63,9÷76,2

QCVN 26:2010 6÷21 giờ: 75 (dBA); 21÷6 giờ: 55 (dBA) (Dành cho khu vực thông thường)

So với QCVN 26:2010, giới hạn tối đa cho phép của tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư, áp dụng với đối tượng là khu dân cư có thể thấy, nếu thi công vào ban ngày và sử dụng máy móc thiết bị có mức phát thải âm thấp thì mức ồn đạt GHCP ở khoảng cách khoảng 64m. Nhưng cũng với loại máy móc thiết bị này khi sử dụng thi công vào ban đêm thì mức ồn đạt GHCP ở khoảng cách tới trên 500m. Cũng lưu ý rằng, với cùng một đối tượng thi công, nếu sử dụng thiết bị có mức âm nguồn lớn và thi công vào ban ngày thì mức ồn đạt GHCP ở khoảng cách không phải là 64 m mà là 256m.

Ô nhiễm rung trong thi công – tác động yêu cầu được giảm thiểu

Mức rung nguồn đặc trưng của từng loại thiết bị máy móc sẽ sử dụng trong thi công trình bày trong bảng 4.18.

Bảng 4.18. Tính toán mức rung từ các máy móc thiết bị thi công suy giảm theo khoảng cách Mức rung ở khoảng cách Rung nguồn (r0=10m) r=12m r=14m r=16m r=18m TT Thiết bị Laeq (dB) Lveq (mm/s) Laeq (dB) Lveq (mm/s) Laeq (dB) Lveq (mm/s) Laeq (dB) Lveq (mm/s) Laeq (dB) Lveq (mm/s) 1 Máy đào đất 80 1,72 70,5 0,58 61,1 0,20 51,9 0,07 42,6 0,02 2 Máy ủi đất 79 1,53 69,5 0,51 60,1 0,17 50,9 0,06 41,6 0,02 3 Xe tải nặng 74 0,86 64,5 0,29 55,1 0,10 45,9 0,03 36,6 0,01 4 Xe lăn 82 2,17 72,5 0,73 63,1 0,25 53,9 0,08 44,6 0,03 5 Máy nén khí 81 1,93 71,5 0,65 62,1 0,22 52,9 0,08 43,6 0,03 QCVN 27:2010, mức cho phép 75dB từ 6 ÷21h và mức nền từ 21 ÷6h.

DIN 4150, 1970 (LB Đức), 2mm/s: không thiệt hại; 5mm/s: bong vữa; 10mm/s: có khả năng

thiệt hại đến chi tiết chịu lực; 20 ÷ 40mm/s: thiệt hại đến chi tiết chịu lực.

Đối với các máy móc thiết bị, trừ búa máy, tham gia thi công vào khoảng

thời gian từ 7 ÷ 19h không tạo ra mức rung vượt GHCP theo QCVN 27:2010 ở

khoảng cách 0,5 ÷ 1m cách nguồn. Nếu thi công vào khoảng thời gian từ 21h ÷

6h, khoảng cách này sẽ là 6 ÷ 7m. Với những khoảng cách như vậy, sẽ chỉ có

một số ít đối tượng dân cư bị ảnh hưởng do rung gây ra bởi các máy móc thiết bị tham gia thi công.

Dựa trên kết quả tính toán mức ồn suy giảm theo khoảng cách (bảng 4.17) và khả năng hấp thụ âm thanh của môi trường xung quanh các dối tượng nhạy cảm, đã xác định được giá trị mức ồn vượt GHCP theo các yêu cầu về mức độ yên tĩnh của từng loại đối tượng nhạy cảm trong các khoảng thời gian trong ngày ứng với các trường hợp khi sử dụng tổ hợp máy có mức âm nguồn cực đại và khi sử dụng mức âm nguồn cực tiểụ Kết quả trình bày trong bảng 4.19.

Bảng 4.19. Các đối tượng nhạy cảm tại khu vực thực hiện Dự án bị ảnh hưởng do tình trạng ô nhiễm ồn gây ra bởi các loại hoạt động trong thi công

Đơn vị: dBA

Giá trị ồn vượt GHCP theo QCVN 27:2010 (dBA)

6-21h 21-6h

TT Khoảng cách (m)

Min Max Min Max

1 Sát mép 5,8 21,6 30,8 46,6

2 50 14,7 30,5 24,7 40,5

3 25 < nền 15,8 25,0 40,8

Từ kết quả ghi trong bảng 4.19 có thể thấy:

Tương tự như mức ồn nguồn, mức ồn tác động tại các đối tượng phụ thuộc vào việc sử dụng các thiết bị gây ồn. Với cùng một hạng mục thi công, nếu sử dụng máy móc, thiết bị có mức âm nguồn thấp, số gia mức ồn tác động càng nhỏ và ngược lạị Giá trị số gia trung bình khoảng 15,8 dBA khi so sánh giữa 2 mức âm của cùng loại máy móc, thiết bị.

Một phần của tài liệu Dự báo tác động môi trường của hoạt động xây dựng và vận hành dự án bãi rác huyện mường tè tỉnh lai châu (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)