Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Dự báo tác động môi trường của hoạt động xây dựng và vận hành dự án bãi rác huyện mường tè tỉnh lai châu (Trang 40)

- Đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tê xã hội khu vực thực hiện dự án - Đánh giá hiện trạng môi trường không khí, tiếng ồn trước khi thực hiện dự án

- Dự báo tác động tới môi trường không khí của hoạt động xây dựng và vận hành dự án

- Đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường không khí.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp điều tra thu thập tài liệu thứ cấp

•Điều tra, thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên bao gồm các

yếu tố khí hậu, khí tượng từ trạm khí tượng Mường Tè giai đoạn từ năm 2003- 2011

•Điều tra, thu thập dữ liệu tình hình phát triển kinh tế - xã hội từ Ủy ban

nhân dân huyện Mường Tè – Lai Châu

3.4.2 Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm phòng thí nghiệm

Các phương pháp đo đạc, thu mẫu, phân tích trong phòng thí nghiệm được sử dụng trong quá trình quan trắc hiện trạng môi trường không khí, tiếng ồn, độ rung,…) của dự án. Các phương pháp này tuân thủ đầy đủ và nghiêm

túc theo TCVN 5977 - tiêu chuẩn lấy mẫu khí về hướng dẫn lấy mẫu, bảo quản mẫu, đo đạc và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm.

- Tiến hành lấy 08 mẫu khí xung quanh tại khu vực thực hiện dự án. Chi tiết về các điểm lấy mẫu được thể hiện trong sơ đồ lấy mẫu tại phần phụ lục. Các chỉ tiêu phân tích môi trường không khí: Nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí

quyển, tốc độ gió, hướng gió, bụi lơ lửng tổng số, CO2, CO, NOx, SO2, H2S,

CH4 , tiếng ồn và độ rung.

3.4.3. Phương pháp so sánh: Sử dụng QCVN 05:2009/BTNMT Chất lượng

không khí xung quanh.kỹ thuật của Việt Nam

3.4.4. Phương pháp đánh giá nhanh – Tổ chức y tế thế giới WHO

Công thức:

E = A x EF x (1- ER/100)

Trong đó :

- A: là cường độ của hoạt động

- EF: Hệ số phát thải liên quan tới loại hoạt động (Trích dẫn từ Sổ tay

đánh giá nhanh dùng trong đánh giá tác động môi trường của tổ chức y tế thế giới – WHO)

- ER (%): hiệu suất giảm thiểm phát thải liên quan tới hoạt động

3.4.5. Phương pháp mô hình hóa

Phương pháp dự báo tăng dân số sử dụng mô hình sinh trưởng –

phát triển Euler cải tiến

Ni +1= Ni + r t Ni + 1/ 2 Ni + 1/ 2 = 1(Ni + 1 + Ni)

2 Ni+ 1= Ni + r t Ni Trong đó:

- Ni = 5554 (người)- Dân số năm 2011 (Tổng dân số thị trấn Mường Tè – (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn Niên giám thống kê huyện Mường Tè năm 2010)

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Mường Tè – tỉnh Lai Châu

- Chọn t = 1 năm

Phương pháp mô hình hóa khí thải sử dụng mô hình Gauss

( ) ( ) u . 2 h z exp 2 h z exp . E 8 , 0 C z 2 z 2 2 z 2 σ               σ − − +       σ + − = (mg/m3) Trong đó :

−C: nồng độ chất ô nhiễm trong không khí (mg/m3);

−E: tải lượng của chất ô nhiễm từ nguồn thải (mg/m.s). Trong trường hợp Dự án hướng gió chủ đạo vào mùa đông là đông bắc và vào mùa hè là

đông nam, tạo với các đường Dự án một góc khoảng 90 o;

−z: độ cao của điểm tính toán (m);

−h: độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m) (tính trung bình cao độ mặt đường thi công khoảng 1.5m);

−u: tốc độ gió trung bình tại khu vực (m/s) vào mùa đông (tháng I) là

1,8m/s và mùa hè (tháng VII) là 2m/s;

−σz: hệ số khuếch tán chất ô nhiễm theo phương z(m).

Trị số hệ số khuếch tán chất ô nhiễm σz theo phương đứng (z) với độ ổn định

của khí quyển tại khu vực Dự án là B, được xác định theo công thức:

σz = 0,53 . x0,73 (m)

Trong đó: X: khoảng cách của điểm tính toán so với nguồn thải, theo chiều gió thổi (m)

Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, 2003. Môi trường không khí. NXB KHKT.2003.[6]

- Mô hình dự báo khí thải phát sinh từ bãi chôn lấp: Sử dụng mô hình LandGEM ver 2.1 được khuyến cáo sử dụng trong “Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án chôn lấp chất thải rắn sinh hoat” của Bộ Tài nguyên và Môi trường 10/2009.

Mô hình tiếng ồn L∑∑∑∑= 10lg n i Li . 1 , 0 10 Trong đó: - L∑ là mức ồn tổng số; - Li là mức ồn nguồn i; - n tổng số nguồn ồn.

Để xác định mức suy giảm ồn theo khoảng cách, áp dụng công thức (sử dụng cho nguồn đường):

∆ ∆ ∆ ∆L= 10 lg ( )1 ( ) 1 2 dB r r +a

Trong đó: ∆L: mức suy giảm ồn ở khoảng cách r2 so với nguồn ồn; r1:

khoảng cách của mức âm đặc trưng cho nguồn ồn (r1=8 m); a: hệ số kể đến

ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình (a=0,1 – mặt đất trồng cỏ).

Nguồn: Phạm Ngọc Đăng 2003. Môi trường không khí. NXB KHKT 2003. [6]

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm tự nhiên và hiện trạng chất lượng môi trường không khí khu vực thực hiện dự án. khu vực thực hiện dự án.

4.1.1. Đặc điểm tự nhiên

ạ Đặc điểm địa chất khu vực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lớp 2a: Sét pha lẫn dăm sạn, rễ cây màu nâu vàng, nâu đỏ, phân bố trên toàn bộ bề mặt địa hình tuyến đi qua, chiều dày lớp trung bình dày 1.0m (cụ thể từng đoạn đã được mô tả trên trắc dọc địa chất tim tuyến).

- Lớp 2: Sét pha lẫn dăm sạn, hòn tảng dẻo cứng đến nửa cứng màu nâu vàng, nâu đỏ, phân bố trên toàn bộ bề mặt địa hình tuyến đi qua, chiều dày lớp dao động từ 1.0m đến 4.5m, đôi chỗ > 4.5m (cụ thể từng đoạn đã được mô tả trên trắc dọc địa chất tim tuyến). Theo kết quả thí nghiệm đất có sức chịu tải

quy ước Ro = 2.59 kG/cm2. Đây là lớp đất có đủ cường độ để đặt móng cống

và nền đường.

- Lớp 3: Đá phiến sét phong hoá mạnh màu xám nâu, xám xanh, đá C4, phân bố trên bề mặt địa hình và nằm dưới lớp 2, chiều dày lớp thay đổi từ 4.0 - 12.0m (cụ thể từng đoạn đã được mô tả trên trắc dọc địa chất tim tuyến). Đây là lớp đất có đủ cường độ để đặt móng cống và nền đường.

- Lớp 3a: Đá phiến sét phong hoá trung bình màu xám nâu, xám xanh, nứt nẻ đá C3, phân bố trên bề mặt địa hình và nằm dưới lớp 3 (cụ thể từng đoạn đã được mô tả trên trắc dọc địa chất tim tuyến). Đây là lớp đất có đủ cường độ để đặt móng cống và nền đường.

- Lớp 4: Đá vôi phong hoá mạnh màu xám trắng, xám xanh, đá C4, phân bố trên bề mặt địa hình và nằm dưới lớp 3, chiều dày lớp thay đổi từ 3.0 – 5.0m (cụ thể từng đoạn đã được mô tả trên trắc dọc địa chất tim tuyến). Đây là lớp đất có đủ cường độ để đặt móng cống và nền đường.

- Lớp 4a: Đá vôi phong hoá trung bình màu xám trắng, xám xanh kẹp (20 – 25%) ổ sét, đá C3, phân bố trên bề mặt địa hình và nằm dưới lớp 2, lớp 3, lớp 4a (cụ thể từng đoạn đã được mô tả trên trắc dọc địa chất tim tuyến). Đây là lớp đất có đủ cường độ để đặt móng cống và nền đường. [2]; [3]

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí Dự án

4.1.2.Đặc điểm địa chất thủy văn

- Nước mặt chủ yếu do nước mưa cung cấp, tập trung trong mùa mưa từ tháng IV đến tháng IX. Trong thời gian này thường xuất hiện các đợt mưa lũ gây sạt lở mái ta luy dương làm tắc nghẽn giao thông.

4.1.3. Đặc điểm địa chất động lực

- Trong các lớp đá vôi phong hoá có khả năng xuất hiện hang rãnh Karst là rất lớn nên cần thiết kế móng mố, trụ cầu, gia cố mái taluy hợp lý nhằm đảm bảo ổn định công trình.

Khu vực

DA Xã Bum Tở

- Ngoài ra chưa thấy xuất hiện các hiện tượng địa chất động lực lớn khác ảnh hưởng đến công trình xây dựng. Cần có những biện pháp thiết kế và xử lý mái taluy hợp lý và xây dựng hệ thống thoát nước tốt để đảm bảo sự ổn định

của nền đường.[4]

4.1.4. Đặc điểm địa chất thủy văn

Miền địa chất thủy văn Tây Bắc Việt Nam nằm trên đới cấu trúc tân kiến tạọ Đới cấu trúc bị phân dị mạnh mẽ bở hệ thống đới phá hủy đập vỡ và trượt cắt tạo nên các cấu trúc với quy mô phân bố rất khác nhau trong không gian cũng như theo thời gian. Các cấu trúc tân kiến tạo chủ yếu phân bố có dạng tuyến, chạy dài theo phương tây bắc – đông nam. Do vậy, đặc điểm địa chất thủy văn ở đây cũng mang những đặc trưng riêng. Vùng địa chất thủy văn chứa nước karst – khe nứt sông Đà, vùng địa chất thủy văn chứa nước khe nứt Mường Tè. Phức hệ chứa nước karst – ke nứt trầm tích cacbonat Carbon – Permi (C-P) và phức hệ chứa karst – ke nứt Devon trung (D). Phức hệ này phân bố phổ biến ở vùng địa chất thủy văn sông Đà. Thành phần thạch học chủ yếu của phức hệ chứa nước đá vôị Lưu lượng nước xuất lộ thường gặp Q = 0,1 – 0,5 l/s. Khả năng chứa nước rất phong phú, song cũng rất không đồng nhất. Nguồn nước ngầm chủ yếu chỉ tập trung trong các đới nứt nẻ, các đới phá hủy đứt gãy kiến tạo và những đới karst hóa mạnh. Ngoài ra trong miền địa chất thủy văn Tây Bắc Việt Nam còn phân bố các phân vị chứa nước đá trầm tích lục nguyên, lục nguyên xem cacbonat, cacbonat. Chúng cũng có khả năng chứa nước, nhưng thường phân bố ở những dạng địa hình phân dị mạnh, tạo nên các vùng chứa nước có kích thước nhỏ, nên không có ý nghĩa lớn đối với đời sống kinh tế - xã hộị Trong đó có thể kể tới một số phức hệ chứa nước như phức hệ chứa khe nứt – vỉa trong các thành trầm tích phun trào Jura – Kreta, trong trầm tích Trias, trong trầm tích lục nguyên xen phun trào Permi thượng, Trias hạ...

- Nước mặt chủ yếu do nước mưa cung cấp, tập trung trong mùa mưa từ tháng IV đến tháng IX. Trong thời gian này thường xuất hiện các đợt mưa lũ gây sạt lở mái ta luy dương làm tắc nghẽn giao thông. Cần thiết kế độ dốc mái taluy cho phù hợp.

- Nước ngầm: Nước ngầm không thấy xuất lộ trên bề mặt, nước ngầm không gây ảnh hưởng tới tuyến đường. [2]

4.1.5. Đặc điểm khí hậu, khí tượng

Khí hậu vùng Tây Bắc được hình thành dưới tác động tương hỗ của ba nhân tố địa lý, hoàn lưu và bức xạ. Tây Bắc là vùng núi hiểm trở, bị chia cắt phức tạp. Hoàn lưu đáng chú ý nhất là cơ chế gió mùa với sự xâm nhập của không khí cực đới trong mùa đông, trong khi hoàn lưu mùa hè thực sự là hoàn lưu đới vĩ độ thấp, Tây Bắc có chế độ bức xạ nội chí tuyến. Khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi có mùa đông lạnh, có sương muối và ít mưa, mùa hè nóng có gió Tây khô nhiều mưạ

Dự án nằm trong khu vực bắc Tây Bắc khuất sâu trong lục địa, lại ở xa nhất về phía Tây nên có khí hậu tiêu biểu hơn cho kiểu khí hậu Tây Bắc. Đặc biệt ở khu vực Tây Bắc có chế độ mưa ẩm phong phú do chịu ảnh hưởng của địa hình. Cũng cần nhắc đến một hiện tượng mưa đá, mà vùng núi bắc Tây Bắc là vùng quan sát được nhiều nhất trong toàn quốc. Mưa đá hầu như không năm nào không gặp trong thời kỳ cuối đông sang hạ. Trái lại, ảnh hưởng của bão đến vùng núi bắc Tây Bắc lại rất hạn chế. Không bao giờ bão có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vùng núi xa xôi nàỵ Do chịu ảnh hưởng của địa hình, các dãy núi cao ở mỏm cực bắc của vùng nên ở đây đã hình thành một trong những trung tâm mưa lớn nước ta, trung tâm mưa lớn Mường Tè với lượng mưa 2000 – 3000mm/năm.

Ngoài ra cũng như ở mọi vùng núi, có thể thấy sự khác biệt rõ rệt về khí hậu giữa vùng thấp, vùng có độ cao trung bình và vùng núi caọ Với Mường Tè nằm ở vùng thấp với độ cao dưới 300m. Vùng này có nền nhiệt độ

không khác nhiều với đồng bằng, song chế độ nhiệt có một đặc điểm quan trọng là biên độ dao động ngày đêm của nhiệt độ rất lớn, dẫn đến những tối thấp và tối cao của nhiệt độ cực đoan hơn đồng bằng. [10]

4.1.6. Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát tán và chuyển hoá các chất gây ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ phản ứng hoá học trong khí quyển càng lớn và thời gian lưu các chất gây ô nhiễm trong khí quyển càng nhỏ. Nhiệt độ không khí cũng là yếu tố vật lý quan trọng tác động lên sức khoẻ con ngườị

Theo số liệu thống kê nhiều năm (2003 ÷ 2011) tại trạm khí tượng Lai

châu, nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 19 ÷ 21oC. Nhiệt độ trong các tháng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mùa đông tương đối cao so với các vùng núi khác, trong các thung lũng dưới thấp (độ cao từ 200 ÷ 300m) nhiệt độ thậm chí cao hơn đồng bằng tới 1oC.

Tháng cực tiểu của nhiệt độ là tháng I, có nhiệt độ trung bình vào khoảng 11 ÷ 14oC, trong tháng này nhiệt độ có ngày xuống tới 6 ÷ 7 oC.

Mùa hạ, ngay từ tháng IV nhiệt độ đã lên cao, trung bình đạt tới xấp xỉ

25oC, từ tháng V đến tháng IX, nhiệt độ trung bình tháng đều vượt quá 26oC. Ba

tháng có nhiệt độ cao nhất là các tháng VI, VII, VIII mà tháng VI là tháng cực đạị Dao động ngày đêm của nhiệt độ thuộc loại lớn nhất so với các vùng

khác trong cả nước. Trung bình năm của biên độ ngày đạt tới 8 ÷ 9oC (so với

7oC ở đồng bằng).

Những tháng mùa đông, đồng thời là mùa khô, nhiệt độ dao động mạnh nhất, trong đó tháng III là tháng biên độ có giá trị cực đạị Trong tháng III,

biên độ ngày trung bình đạt tới 13 ÷ 15oC. Ba tháng giữa mùa mưa là thời kỳ

nhiệt độ dao động ngày đêm ít nhất, song biên độ ngày cũng đạt tới 6 ÷ 7oC

trên các rẻo caọ Diễn biến nhiệt độ trung bình tháng qua các năm từ 2003 đến 2011 minh họa trong hình 4.2. [10]

Bảng 4.1. Nhiệt độ trung bình tháng, năm (oC) Nhiệt độ trung bình tháng, năm

Tháng 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 I 17,90 16,40 17,30 16,60 16,80 17,10 17,40 17,80 16,50 II 19,10 19,30 18,80 17,70 19,00 20,90 17,60 15,10 20,30 II 21,80 20,90 20,80 21,40 20,00 21,70 20,90 20,70 21,60 IV 24,70 23,70 24,60 23,70 24,20 24,30 22,80 24,40 24,30 V 25,00 24,70 26,00 25,10 26,40 26,40 3,45 25,60 25,90 VI 26,30 26,00 26,20 26,20 2,64 26,50 2,69 25,90 0,00 VII 26,00 26,00 25,40 26,00 26,70 26,40 25,70 25,60 26,50 VIII 26,90 25,50 26,90 26,70 2,60 26,50 27,20 26,10 26,80 IX 26,10 25,10 25,40 25,70 2,58 28,20 25,20 25,90 26,10 X 23,30 23,10 24,20 22,40 24,00 24,30 23,80 24,60 25,00 XI 18,50 20,10 20,40 20,70 20,90 20,40 19,40 19,70 19,70 XII 16,80 17,80 17,90 15,70 16,90 17,60 18,90 0,00 18,00

Nguồn: Trạm khí tượng Mường Tè

4.1.7. Độ ẩm, nắng

Độ ẩm không khí là yếu tố ảnh hưởng lên quá trình chuyển hoá các chất gây ô nhiễm không khí và là yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng tới sức khoẻ của con ngườị

Ðộ ẩm trong khu vực tương đối thấp so với nhiều vùng khác: Trung bình năm vào khoảng 84% trên các rẻo caọ

Hàng năm hình thành một thời kỳ khô từ giữa mùa đông đến đầu mùa hạ (tháng I đến tháng V) và một thời kỳ ẩm trong suốt mùa hạ và đầu mùa đông (tháng VI đến tháng XII). Thời kỳ ẩm nhất trong năm là các tháng giữa mùa mưa (tháng VI đến VIII), trong đó tháng VII thường là tháng có độ ẩm

cực đạị Ðộ ẩm trung bình tháng này lên tới 88 〈 90%.

Một phần của tài liệu Dự báo tác động môi trường của hoạt động xây dựng và vận hành dự án bãi rác huyện mường tè tỉnh lai châu (Trang 40)