Tình hình chôn lấp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Dự báo tác động môi trường của hoạt động xây dựng và vận hành dự án bãi rác huyện mường tè tỉnh lai châu (Trang 27 - 28)

Ngoài một phần rất nhỏ xử lý CTR đô thị bằng phương pháp làm phân vi sinh- Compost, phương pháp đổ bỏ chất thải bằng phương pháp chôn lấp là phổ biến. Phương pháp thiêu đốt đang áp dụng cho chất thải nguy hại y tế và một phần công nghiệp. Như vậy có thể nói ở nước ta kỹ thuật xử lý chất thải đô thị chưa caọ Phương pháp xử lý CTR bằng chôn lấp hở, đổ bãi vẫn phổ biến ở việt nam. Phương pháp này có các nhược điểm sau:

+ Tạo cảnh quan khó coi, gây cảm giác khó chịu khi con người thấy hay bắt gặp chúng.

+ Khi đổ thành đống rác thải sẽ là môi trường thuận lợi cho các loại động vật gặm nhấm, các loại côn trùng, các vi sinh vật gây bệnh sinh sôi nảy nở gây nguy hiểm cho sức khỏe con ngườị

+ Các bãi rác hở bị phân hủy lâu ngày sẽ rỉ nước tạo nên vùng lầy lội, ẩm ướt và từ đó hình thành các dòng nước rò rỉ chảy thấm vào các tầng đất bên dưới, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, hoặc tạo thành dòng chảy tràn, gây ô nhiễm nguồn nước mặt.

+ Bãi rác hở sẽ gây ô nhiễm không khí do quá trình phân hủy rác tạo thành các khí có mùi hôi thốị Mặt khác ở các bãi rác hở còn có thêm hiện tượng “cháy ngầm” hay có thể cháy thành ngọn lửa và tất cả các quá trình trên sẽ dẫn đến hiện tượng ô nhiễm không khí.

Có thể nói đây là phương pháp rẻ tiền nhất, chỉ tiêu tốn chi phí cho công việc thu gom và vận chuyển rác từ nơi phát sinh đến bãi rác. Tuy nhiên, phương pháp này lại đòi hỏi một diện tích bãi thải lớn, do vậy ở các thành phố đông dân cư và quỹ đất khan hiếm thì nó sẽ trở thành phương pháp đắt tiền cộng với nhiều nhược điểm nêu trên. [9]

Một phần của tài liệu Dự báo tác động môi trường của hoạt động xây dựng và vận hành dự án bãi rác huyện mường tè tỉnh lai châu (Trang 27 - 28)