Giai đoạn vận hành bãi chôn lấp

Một phần của tài liệu Dự báo tác động môi trường của hoạt động xây dựng và vận hành dự án bãi rác huyện mường tè tỉnh lai châu (Trang 84)

ạ Khí thải từ BCL

Sự tác động đến môi trường của các khí thải này chỉ có thể giải quyết

bằng các biện pháp kỹ thuật phù hợp. Cho đến nay, việc giảm thiểu khí CO2,

khí thải chính gây hiệu ứng nhà kính ở mức toàn cầu chỉ dừng ở mức quốc gia

trên các hiệp ước. Việc giảm thiểu khí CO2 được quan tâm và ký kết chủ yếu

ở các nước phát triển và Trung Quốc, nơi sản sinh loại khí thải này chiếm 80% của cả thế giớị Tổng lượng khí thải phát sinh đạt cực đại là 2928826.38 m3/ năm, các thành phần khí khác như: CH4 là: 1317971.87 m3/năm; CO2: 1610854.51 m3/năm; và NMOC: 1757.30 m3/năm sau 2 năm ngừng tiếp nhận chất thảị [15]. Sau thời gian này, lượng khí phát sinh có xu hướng giảm dần

và ngừng phát thải sau năm 28. Vì vậy, để tối ưu hóa thiết bị lắp đặt, cần lắp đặt số lượng máy phát điện phù hợp để tận dụng lượng khí sinh ra theo thời gian. Tuy nhiên xét thực tế điều kiện tại địa phương, phương án này là thiếu khả thi do nguồn kinh phí hạn chế.

Chủ dự án sẽ thiến hành thi công hệ thống kiểm soát và thu hồi khí ga bao gồm các giếng thu có hệ thống lọc thu khí từ đáy ô chôn lấp hạn chế cháy nổ và ảnh hưởng tới năng lực phân hủy của BCL. Thiết kế kỹ thuật cần cân nhắc tới một số thông số sau:

Khoảng cách giữa các giếng từ 50-70m, Kích thước giếng 0,8 x 0,8m,

Cấu tạo bằng khung cọc tre ngang và đứng tỳ lên lớp lót ở đáy, giữa đặt ống nhựa φ100 PCV, khoan lỗ đường kính 2 cm. Xung quanh ống thu khí được lèn chặt bằng đất sét dẻo và xi măng.

Các giếng thu khí sẽ được nâng dần so với cao trình rác, cao nhất là 1,2 - 1,6 m, nhằm đề phòng sự cố do vô tình ném tàn thuốc hoặc bật lửa hút thuốc.

Trên đỉnh ống được nối với hệ thống đường ống thu gom khí gom về các túi chứa khí (bằng nhựa PVC) sau đó tuỳ theo lượng khí thu gom được định kỳ đốt hoặc nếu lượng khí thu gom lớn có thể sử dụng làm chất đốt phục vụ các hoạt động sinh hoạt của Ban quản lý bãi chôn lấp.

Trong quá trình thi công hệ thống thu khí, các cọc tre phải được đặt thẳng đứng và được neo chặt bằng dây thép.

Ngoài ra, xung quanh bãi chôn lấp cần được bố trí hàng rào cây xanh (gồm các loài cây có khả năng phát triển tốt trong điều kiện khu vực dự án) nhằm ngăn cách bãi chôn lấp rác với khu vực xung quanh. Hàng cây được trồng dày hơn mức bình thường (với mật độ trồng 1.600 cây/ha) vừa có tác dụng hạn chế lượng bụi, rác phát tán gây ô nhiễm môi trường không khí vừa

tạo cảnh quan xung quanh bãi xử lý rác. Với 10.000 m2 đất dự phòng sẽ được

trồng thêm cây xanh, tại các khu đất nằm trong trong quy hoạch bãi chôn lấp nhưng chưa được sử dụng và hai bên đường dẫn từ đường giao thông chính vào bãi chôn lấp.

c. Các biện pháp giảm thiểu mùi hôi

Các biện pháp giảm thiểu mùi hôi chính hiện nay đang được áp dụng dựa trên nguyên lý khống chế, thu gom các chất khí sinh ra từ quá trình phân hủy CTR và chuyển các khí trong quá trình phân hủy thành những hợp chất không gây mùị

c1. Khống chế mùi hôi bằng biện pháp thu gom khí: Các biện pháp được sử dụng gồm:

- Phủ chất thải bằng một lớp đất sét nén chặt với độ dày thích hợp (thường là 20cm)

- Phủ bằng các vật liệu nhẹ như nylon, bạt,.

- Phủ chất thải bằng foam nhằm tiết kiệm thể tích BCL là một công nghệ

đang được áp dụng khá rộng rãị [9]

c.2. Chuyển thành những thành phần không gây mùi

Ở Việt Nam và một số quốc gia đang phát triển ở Ðông Nam Á, biện pháp chính đang được sử dụng tại các BCL CTR là sử dụng dung dịch EM hoặc bột bokasi (dạng rắn của EM). Sau khi được phun hoặc rải lên rác, với mật độ rất cao của quần thể vi sinh vật trong EM, chúng nhanh chóng chiếm ưu thế hơn so với các vi sinh vật phân hủy gây mùi trong rác. Kết quả là đã làm thay đổi các phản ứng phân hủy rác theo hướng không sinh mùi hôị Các

thành phần nitơ, lưu huỳnh còn lại trong rác dưới dạng các hợp chất khác như nitrat và sulphat không mùị

Để xử lý mùi hôi có thể sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu để xử lý mùi và tăng tốc độ phân hủy rác thải (EM - Effective Microorganism) [7]

d. Biện pháp can thiệp tác hại do vật chủ và vi sinh vật gây bệnh cho người

- Khi xây dựng BCL, cần phải xây dựng tường cao và chỉ có một cổng

cho xe ra vào để có thể hạn chế sự xâm nhập và phát tán của chuột. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Định kỳ thời gian để diệt chuột và động vật chân đốt (khoảng 6

tháng/lần). Tùy từng khu vực để sử dụng các biện pháp khác nhau, như khu chứa chất thải có thể dùng mồi hóa chất để diệt chuột, dùng hóa chất phun diệt động vật chân đốt và mầm bệnh ký sinh trùng. Khu có người ở, dùng các biện pháp cơ học và sinh học là chủ yếu, như đánh bẫy mồi, keo dính... để diệt chuột. Thả cá vào các bể chứa nước hoặc dùng các loại trực khuẩn Bacillus để diệt bọ gậy muỗị

- Hàng năm có kế hoạch điều tra lại thực trạng về chuột, động vật chân

đốt và mầm bệnh ký sinh trùng ở BCL để có biện pháp phòng chống kịp thờị - Giám sát vi sinh vật không khí phải được tiến hành theo kế hoạch, ít nhất mỗi năm làm hai lần vào đúng mùa gió chủ đạọ Mùa khô vi sinh vật không khí sẽ tăng cao hơn mùa mưạ Các khu vực trọng điểm được ưu tiên giám sát là khu thải rác và chôn lấp, khu phân loạị Việc giám sát vi sinh vật không khí kèm theo với việc giám sát bụi và các chất độc hại khác. Giám sát bất thường được thực hiện khi có một lượng rác rất lớn chưa kịp chôn lấp và xử lý kịp thời theo kế hoạch.

- Giám sát sự phát tán vi sinh vật ra các khu dân cư bằng cách khảo sát

số lượng vi sinh vật trong nhà dân và ngoài sân. Bình thường, vi sinh vật trong nhà bao giờ cũng cao hơn ngoài sân vì vi sinh vật trong nhà ít chịu tác động của mặt trời, gió và liên tục được bổ sung bởi quần thể ngườị Vi sinh vật ngoài sân, ngoại cảnh thấp hơn vì chịu tác động của nhiều yếu tố bất lợị

Số lượng vi sinh vật ngoài sân tăng cao bằng trong nhà hoặc hơn (đặc biệt phát hiện thấy các vi khuẩn gây bệnh ngoài sân) là một chỉ điểm báo hiệu không khí trong khu vực dân cư đã bắt đầu chịu tác động các yếu tố độc hại trong đó có vi sinh vật. Bằng mọi biện pháp tránh tạo ra nhiều bụi trong khu vực bãi rác vì tạo ra sự tăng cao số lượng vi sinh vật trong không khí.

- Ðặc biệt chú ý bảo vệ cho người lao động trong khu vực bãi rác để tránh khả năng hít phải không khí có bụi mang vi sinh vật. Ðịnh kỳ khám sức khỏe, đặc biệt khám các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp và các bệnh dị ứng tai mũi họng và dị ứng ngoài dạ

- Tổ chức khám sức khỏe cho dân cư trong vùng dự kiến sẽ chịu ảnh hưởng tác hại của bãi rác, chú ý các bệnh hô hấp, tai mũi họng, dị ứng da (đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi) để có số liệu nền, có cơ sở để theo dõi đánh giá tác động xấu của môi trường nhằm bảo vệ sức khỏe của nhân dân ngay từ đầu khi bắt đầu xây dựng.

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình thực hiện đề tài: "Dự báo tác động môi trường của hoạt

động xây dựng và vận hành dự án bãi rác huyện Mường Tè - tỉnh Lai Châu” chúngtôi rút ra một số kết luận sau:

1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội tại khu vực thực hiện dự án (xã Bum Tở – Huyện Mường Tè, Tỉnh Lai châu cho thấy khu vực dự án đảm bảo TCVN 261 của Bộ Xây dựng đối với khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

2. Chất lượng môi trường không khí của khu vực thực hiện dự án qua các chỉ tiêu phân tích là rất trong lành, các chỉ tiêu phân tích đều nằm thấp hơn so với QCVN 05:2009 - chất lượng không khí xung quanh nhiều lần và QCVN 26: 2010, QCVN 27: 2010 - đối với tiếng ồn và độ rung.

3. Đề tài đã tiến hành dự báo tác động môi trường trong giai đoạn thi công và vận hành bãi chôn lấp cho 02 nguồn phát thải chính đó là. Trong giai đoạn thi công nguồn chất thải ảnh hưởng tới môi trường khí chủ yếu từ hoạt động của các phương tiện cơ giới trên công trường và giai đoạn vận hành từ quá trình phân hủy sinh học của chất thải rắn chôn lấp.

4. Nguồn khí thải TSP, SO2, NOx, CO và CO2 được dự báo vượt quá QCVN 05:2009 trong phạm vi 400 m đối với thi công bù dọc và 136 m đối với thi công bù ngang theo chiều hướng gió chủ đạo Tây Nam, ảnh hưởng trực tiếp tới công nhân thi công trên công trường. Ảnh hưởng của khí thải tới hệ sinh vật là không đáng kể, do hệ sinh vật xung quanh khu vực dự án chủ yếu là cây bụi, không có giá trị kinh tế. Tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện thi công ảnh hưởng trực tiếp tới công nhân thi công trên công trường.

5. Đề tài đã dự báo được tổng lượng rác thải phát sinh từ dự báo tăng trưởng dân số tại thị trấn Mường Tè – Lai châụ Tương ứng, với lượng phát sinh qua từng năm, kết quả dự báo với thiết kế kỹ thuật của dự án, khả năng

chứa của bãi rác trong vòng 15 năm ( từ năm 2012 – năm 2026). Tổng lượng

khí thải phát sinh đạt cực đại là 2928826,38 m3/ năm, các thành phần khí khác

như: CH4 là: 1317971,87 m3/năm; CO2: 1610854,51 m3/năm; và NMOC:

1757,30 m3/năm sau 2 năm ngừng tiếp nhận chất thải và giảm dần theo thời gian. Kết quả dự báo cũng xác định được tải lượng thải qua từng năm làm cơ sở phân tích các nguy cơ gây tác động tới môi trường trong giai đoạn vận hành chôn lấp.

6. Trên cơ sở tính toán tổng lượng thải, khả năng phân bố chất ô nhiễm ảnh hưởng tới môi trương khí. Nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực, tăng hiệu quả bảo vệ môi trường của dự án chôn lấp chất thải rắn thị trấn Mường Tè – Tỉnh Lai Châu

5.2 Kiến nghị

- Do hạn chế về mặt thời gian và kinh phí, đề tài chưa tiến hành phân tích dự báo các tác động môi trường trong qua trình thi công và vận hành dự án tới môi trường đất và nước. Nếu điều kiện cho phép, những vấn đề này nên được tập trung và làm rõ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng (2001), Thông tư số

01/2001/TTLT/BKHCNMT-BXD hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn. Hà Nộị

2. Lê Thạc Cán (1995), Cơ sở khoa học môi trường, Viện Đại học Mở Hà Nộị

3. Nguyễn Văn Đài (1999), Giáo trình Hệ thông tin địa lý, NXB Đại học quốc

gia Hà Nộị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Đặng Văn Đức (2001), Hệ thông tin địa lý (GIS), Nhà xuất bản Khoa học

và Kỹ thuật, Hà Nộị

5. Bùi Văn Ga, Nguyễn Ngọc Diệp, Bùi Thị Minh Tú, Nguyễn Trung Dũng

(2001), Phần mềm hỗ trợ quy hoạch bãi chôn lấp rác, Trung tâm nghiên cứu

môi trường, Đại học Đà Nẵng.

6. Phạm Ngọc Đăng,( 2003). Môi trường không khí. NXB KHKT.2003

7. Trần Văn Hoàng, Bùi Thị Bảo Anh (2002), “Những nguyên tắc cơ bản để

đánh giá mức độ bền vững của môi trường địa chất trong quá trình đô thị hoá (ví dụ ở thành phố Hà Nội)”, Tạp chí Địa chất, (A/269), tr 39 – 43.

8. Trần Hiếu Nhuệ, Virginia Maclaren và nnk (2005), Ấn phẩm “Kinh tế chất

thải”, Dự án WASTE – ECON do Tổ chức Hợp tác Phát triển Quốc tế của Canada (CIDA) tài trợ cho 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchiạ

9. TCXDVN 261 – 2001 (2002), Bãi chôn lấp chất thải rắn – Tiêu chuẩn thiết

kế, NXB Xây dựng, Hà Nộị

10. Ủy ban nhân dân Huyện Mường Tè (2011) – Báo cáo đầu tư dự án công

11. Ạ Karkzi, Ạ Mavropoulos, B. Emmanouilidou, Ahmed Elseoud (2001),

Landfill sitting using GIS and Fuzzy Logic, Department of Solid and Hazardous Wastes, Greecẹ

12. Basak Sener (2004), Landfill site selection by using Geographic

Information Systems, Natural and Applied Sciences of Miđle East Technical Universitỵ

13. H.Javaheri, T.Nasrabadi, M.H.Jafarian, G.R.Rowshan, H.Khoshnam

(2006), Site selection of municipal solid waste landfill using Analytical

Hierachy Process (AHP) method in a Geographical Information technology environment in Giroft, University of Tehran, Iran.

14. José Figueira, Salvatore Greco, Matthias Ehrgott. Multiple Criterial

Decision Analysis, United States of Americạ

15. Makibinyane Thoso (2007), The Construction of a GIS Model for Landfill

Site Selection, University of Free Statẹ Bloemfontein.

16. McGraw-Hill (2002), Hand book of solid waste managment

17. Mokhotar Azizi Mohd Din, Wan Zirina Wan Jaafar, Rev.M.Markson

Obot, Wan Muhd Aminuđin Wan Hussin (2008), How GIS can be a usefull

to deal with landfill site selection, International Symposium on Geoinfomatics for Spatial Infrastructure Development in Earth and Appllied Sciences.

18. Valerie Cummins, Vicki O’Donnell, Alistarir Allen, Joe Donnelly,

Sotirios Koikoulas (2002), A New Approach to Landfill Site Selection in (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ireland using GIS Technology, Coastal Resources Centre, Environment Research Institute, University College Cork, Ireland.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ

Một phần của tài liệu Dự báo tác động môi trường của hoạt động xây dựng và vận hành dự án bãi rác huyện mường tè tỉnh lai châu (Trang 84)