THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cp xuất khẩu thủy sản panga (Trang 29)

3.4.1 Thuận lợi

Đồng bằng sông Cửu Long là hai khu vực nuôi trồng thủy sản lớn của cả nƣớc nên công ty có nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lƣợng. Công ty có trang thiết bị hiện đại nhập khẩu từ Châu Âu và Nhật Bản và đội ngũ nhân viên lành nghề.

3.4.2 Khó khăn

Công ty chƣa có phòng Marketing chuyên biệt chịu trách nhiệm theo dõi nghiên cứu thị trƣờng, sự biến động của nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh. Do vậy việc phân tích khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm ẩn chƣa đảm bảo tính sát thực và cụ thể.

20

Công ty còn khá non trẻ nên việc cạnh tranh với các thƣơng hiệu khác gặp nhiều khó khăn.

Các rào cản kỉ thuật quốc tế cần đƣợc thực hiện, công ty cần nhiều vốn để đáp ứng nó.

Ngày càng nhiều công ty thủy sản trong khu vực lân cận đƣợc thành lập nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và khó khăn.

3.4.3 Định hƣớng phát triển

Công ty chuyên sản xuất, xuất khẩu thủy sản, đối tƣợng tiêu thụ chủ yếu là thị trƣờng nƣớc ngoài vì thế xu hƣớng phát triển của công ty trong tƣơng lai sẽ đi vào đƣờng lối chuyên nghiệp cả về cách quản lý vùng nguyên liệu, kiểm soát chất lƣợng, quảng bá thƣơng hiệu... nhằm hƣớng đến những bƣớc đi vững chắc và lâu dài. Cụ thể:

a) Hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư

 Tăng cƣờng củng cố mạng lƣới thu mua nguyên liệu, quan hệ tốt với nhà cung cấp nguyên liệu, quy hoạch vùng nuôi cho công ty nhằm đáp ứng đƣợc nguồn nguyên liệu trong sản xuất và chế biến.

 Xây dựng trung tâm giống để phục vụ cho vùng nuôi cũng nhƣ các hộ nông dân nuôi cá. Đầu tƣ khai thác nguồn hàng ổn định, đảm bảo nguồn nguyên liệu chất lƣợng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

 Mở rộng nhà xƣởng sản xuất, đầu tƣ hệ thống kho lạnh để bảo quản sản phẩm và lƣu trữ hàng hóa. Xây dựng nhà máy sản xuất chế biến mới, hiện đại đủ cung cấp cho các đơn đặt hàng của các nhà nhập khẩu.

 Xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn gia súc nhằm tận dụng đƣợc nguồn phế phẩm nâng cao giá trị thu hồi của công ty.

 Kiểm soát chi phí, tăng năng suất, giảm giá thành để nâng sức cạnh tranh cho sản phẩm của công ty.

 Tiếp tục nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của ngƣời tiêu dùng các nƣớc, các nhà nhập khẩu về sản phẩm giá trị gia tăng có giá trị dinh dƣỡng cao.

b) Tiếp thị

 Đảm bảo chất lƣợng sản phẩm đạt tiêu chuẩn ATVSTP và thời gian giao hàng. Uy tín về chất lƣợng sản phẩm đƣợc xem là tài sản lớn nhất của công ty.

 Đẩy mạnh hoạt động marketing và đội ngũ quản lý bán hàng, thực hiện chiến lƣợc đa dạng hóa sản phẩm kết hợp chuyên môn hóa trong từng mặt hàng.

 Giữ vững và từng bƣớc nâng cao doanh số, thị phần xuất khẩu và thị phần trong nƣớc, nâng cao vị thế của công ty trong ngành.

21

 Thực hiện tốt các chiến lƣợc mở rộng và thâm nhập thị trƣờng trong và ngoài nƣớc nhằm giới thiệu sản phẩm với khách hàng thông qua các hoạt động nhƣ: hội chợ, triển lãm, trƣng bày sản phẩm. Tăng cƣờng công tác xúc tiến thƣơng mại, mở rộng quan hệ đối ngoại thông qua công ty con tại nƣớc ngoài, từng bƣớc giới thiệu sản phẩm của công ty sang các nƣớc lân cận khác tại khu vực Bắc, Trung và Nam Mỹ… để tìm kiếm thăm dò thị trƣờng và các đối tác tiềm năng.

c) Tài chính

 Duy trì tình hình tài chính lành mạnh và ổn định, tăng cƣờng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

 Tích cực tìm nguồn vốn vay với lãi suất thấp để đầu tƣ trang bị thêm các máy móc, dây chuyền công nghệ hiện đại và một số phƣơng tiện vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của công ty.

d) Nhân lực

 Không ngừng phát triển sản xuất, tạo nhiều cơ hội thu hút và giải quyết nguồn lao động nhàn rỗi tại địa phƣơng, cố gắng tạo điều kiện tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho ngƣời lao động.

 Xây dựng và cải tiến chính sách lƣơng thƣởng theo hƣớng tạo động lực thúc đẩy sáng tạo và đóng góp tích cực của ngƣời lao động.

 Tổ chức huấn luyện đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân. Sắp xếp bậc thợ, bậc lƣơng phù hợp.

 Thƣờng xuyên phát động và tổ chức các phong trào thi đua trong sản xuất, phát huy sáng tạo, cải tiến tăng năng suất, tiết kiệm trong sản xuất để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của công ty và thu nhập ngƣời lao động.

22

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP

XUẤT KHẨU THỦY SẢN PANGA

Khát quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2011- 2012 và 6 tháng đầu năm 2014

Bảng 4.1: Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm 2011, 2012, 2013, 6 tháng 2013, 6 tháng 2014.

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6th 2013 6th 2014

Tổng doanh thu 6.411,41 20.161,75 55.943,01 23.922,61 17.078,21 Tổng chi phí 6.400,38 19.987,26 54.885,65 23.454,44 17.017,87 Lợi nhuận trƣớc thuế 11,03 174,49 1.057,36 468,17 60,34

Nguồn: Phòng kế toán công ty CP XK ThS Panga, 2011,2012,2013, 6 tháng 2013,6 tháng 2014

Doanh thu

Năm 2011 tổng doanh thu của công ty là 6.411,41triệu đồng, năm 2012 tổng doanh thu của công ty có sự tăng lên 20.161,75 triệu đồng, tức tăng 13.750,34 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 214,47% so với năm 2011, nguyên nhân là do trong năm 2012 công ty nhận đƣợc khá nhiều hợp đồng xuất khẩu sang Đài Loan dẫn đến doanh thu từ bán hàng tăng lên kéo theo tổng doanh thu cũng tăng.

Sang năm 2013, tổng doanh thu tiếp tục tăng đáng kể khi đạt 55.943,01 triệu đồng, tăng 35.781,26 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 177,47% so với năm 2012. Tổng doanh thu năm 2013 có sự tăng mạnh là do công ty mở rộng thị trƣờng, làm ăn có uy tín nên giữ đƣợc lƣợng khách hàng truyền thống đồng thời cũng thu hút đƣợc nhiều khách hàng và đối tác mới làm lƣợng đặt hàng tăng lên.

6 tháng đầu năm 2014, tổng doanh thu đạt 17.078,21 triệu đồng, giảm 6.844,40 triệu đồng, tƣơng đƣơng giảm 32,47% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do lƣợng sản phẩm của khách hàng vẫn còn, và công ty chƣa khai thác đƣợc thị trƣờng mới nên lƣợng sản phẩm bán ra của công ty giảm làm doanh thu bán hàng giảm theo.

23

Chi phí

Năm 2011 tổng chi phí của công ty là 6.400,38 triệu đồng, năm 2012 tổng chi phí của công ty là 19.987,27 triệu đồng, tức tăng 13.586,89 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 212,28% so với năm 2011, nguyên nhân là do chi phí giá vốn hàng bán năm 2012 của công ty tăng mạnh dẫn đến tổng chi phí của công ty tăng theo.

Năm 2013 tổng chi phí của công ty là 54.885,65 triệu đồng, tăng 34.898,39 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 174,60% so với năm 2012, chi phí giá vốn hàng bán tăng mạnh, đồng thời các chi phí khác nhƣ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính cũng tăng là nguyên nhân dẫn đến tổng chi phí năm 2013 của công ty tăng.

6 tháng đầu năm 2014, tổng chi phí của công ty là 17.017,87 triệu đồng, giảm 6.460,55 triệu đồng, tƣơng đƣơng 27,55% so với cùng kỳ năm 2013, nguyên nhân là do đầu năm công ty chƣa có đƣợc nhiều hàng xuất khẩu nên chi phí giá vốn giảm nhiều dẫn đến tổng chi phí giảm.

Lợi nhuận

Năm 2011 lợi nhuận của công ty là 11,03 triệu đồng, năm 2012 lợi nhuận của công ty tăng lên thành 174,49 triệu đồng, tức tăng 163,45 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 1481,87% so với năm 2011, đây là khoảng thời gian công ty có những chính sách và sự thuận lợi trong sản xuất kinh doanh nhƣ chi phí giá vốn thấp nên thu đƣợc nguồn lợi lớn.

Sang năm 2013, lợi nhuận của công ty có sự tăng mạnh khi đạt 1.057,36 triệu đồng, tức 882,87 triệu đồng, tƣơng đƣơng 505,98% so với năm 2012, nguyên nhân là do tổng doanh thu trong năm tăng cao trong khi chi phí tang chậm hơn sự tăng doanh thu nên lợi nhuận của công ty tăng.

6 tháng đầu năm 2014 lợi nhuận của công ty không khả quan, tình hình kinh doanh có xu hƣớng giảm xuống, đạt 60,34 triệu đồng, giảm 407,83 triệu đồng, tƣơng đƣơng giảm 87,11% so với cùng kỳ năm 2013, nguyên nhân là do khách hàng truyền thống của công ty vẫn còn hàng dự trữ nên chƣa mua hàng của công ty nhiều, dẫn đến công ty xuất khẩu chƣa nhiều nên doanh thu thấp dẫn đến lợi nhuận giảm.

Nhận xét: Từ kết quả phân tích trên cho thấy có sự thay đổi lớn trong

hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Chúng ta sẽ phân tích kỹ hơn ở các phần sau.

24

4.1 PHÂN TÍCH DOANH THU

4.1.1 Phân tích doanh thu theo thành phần

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu đƣợc trong kì kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thƣờng của doanh nghiệp. Thành phần của doanh thu gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác, đây là ba thành phần quan trọng trong phân tích doanh thu của doanh nghiệp vì khi các thành phần này thay đổi sẽ ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ của nhà phân tích là xem xét tỉ trọng cũng nhƣ mức độ tăng trƣởng của các thành phần doanh thu đồng thời tìm ra nguyên nhân thích đáng để chứng minh cho sự thay đổi của các thành phần đó, từ đó đƣa ra biện pháp làm tăng doanh thu.

25

Bảng 4.2 Tình hình doanh thu theo thành phần của công ty (2011-2013)

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Phòng kế toán công ty CP xuất khẩu thủy sản Panga ,2011,2012,2013,2014

99,76%

0,24% Doanh thu bán

hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu tài chính

100%

0% Doanh thu bán

hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu tài chính

99,97%

0,03% Doanh thu bán

hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu tài chính

Chỉ tiêu Doanh thu (Trđ) Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013

2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 ST(Trđ) Tỉ lệ(%) ST(Trđ) Tỉ lệ(%) ST(Trđ) Tỉ lệ(%) DT thuần BH và CCDV 6.395,69 20.161,75 55.924,07 23.914,80 17.070,74 13.766,05 215,24 35.762,31 177,38 (6.844,06) (28,62) DT hoạt động tài chính 15,71 - 18,95 7,81 7,47 (15,71) - 18,95 - (0,34) (4,35) Tổng cộng 6.411,41 20.161,75 55.943,01 23.922,61 17.078,21 13.750,34 214,47 35.781,26 177,47 (6.844,4) (32,97) Năm 2012 Năm 2011 Năm 2013

Nguồn: Phòng kế toán công ty CP XK Thủy sản Panga

26

Tổng doanh thu của công ty tăng liên tục trong 3 năm 2011-2013 nhƣ: Năm 2011 tổng doanh thu đạt 6.411,41 triệu đồng sang năm 2012 tổng doanh thu tăng lên 20.161,75 triệu đồng, tức là so với năm 2011 tổng doanh thu của công ty tăng 13.750,34 triệu đồng tƣơng đƣơng với tỉ lệ 214,47%.

Năm 2013 tổng doanh thu của công ty đạt 55.943,01 triệu đồng, so với năm 2012 tổng doanh thu tăng 35.781,26 triệu đồng tƣơng đƣơng với tỉ lệ là 177,47%. Đây là mức tổng doanh thu cao nhất mà công ty đạt đƣợc trong thời gian này.

Tổng doanh thu của công ty đƣợc hình thành từ hai nguồn chính là doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cần đi sâu vào phân tích kết cấu của nguồn hình thành nên tổng doanh thu của công ty, sự tăng trƣởng của nguồn cũng nhƣ mức độ đóng góp của chúng vào tổng doanh thu của công ty.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Đây là nguồn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng doanh thu và là nguồn thu chủ yếu tạo nên có ảnh hƣởng lớn đến tổng doanh thu của công ty, luôn chiếm từ 99% trở lên (thấp nhất là vào năm 2012, cao nhất là vào năm 2013). Nhƣ vậy, tổng doanh thu của công ty hầu hết do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đóng góp, điều này cho thấy nếu có sự biến động trong doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thì sẽ dẫn đến biến động trong tổng doanh thu hay nói cách khác sự tăng trƣởng hay sụt giảm của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đều ảnh hƣởng đến tổng doanh thu.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hƣớng tăng dần qua ba năm, cụ thể:

Năm 2011 doanh thu bán hàng đạt 6.395,69 triệu đồng và năm 2012 doanh thu này đạt 20.161,75 triệu đồng. Năm 2012 doanh thu này tăng 13.766,05 triệu đồng tƣơng ứng 215,24% so với năm 2011. Doanh thu bán hàng tăng là do công ty đã khai thác đƣợc thị trƣờng mới nhƣ là Đài Loan và Nhật Bản cho năm đầu thành lập, mặt khác năm 2012 khách hàng đã có niềm tin hơn đối với công ty Panga nên sản lƣợng sản phẩm công ty tăng dẫn đến doanh thu bán hàng năm 2012 tăng hơn năm 2011.

Năm 2013 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 55.924,07 triệu đồng. Doanh thu này tăng 35.762,31 triệu đồng tƣơng đƣơng với 177,38% so với 2012. Năm 2013 công ty áp dụng nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh tìm kiếm thêm thị trƣờng xuất khẩu nhƣ Trung Quốc đồng thời cũng thực hiện hoạt động marketing quảng bá thƣơng hiệu nhƣ chia sẻ thông tin qua trang

27

mạng xã hội nhƣ facebook, zing,.. thông qua mạng xã hội quảng cáo về sản phẩm, về công ty, nên nâng cao uy tín thƣơng hiệu, đƣợc nhiều khách hàng biết đến, đáp ứng nguồn hàng có chất lƣợng cao, song song đó công ty chú trọng đến tìm kiếm nguyên liệu tốt và nâng cao chất lƣợng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Mức doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ liên tục tăng đối với một công ty mới thành lập nhƣ công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản Panga là một tín hiệu tốt chứng tỏ công ty kinh doanh có hiệu quả.

Sáu tháng đầu năm 2014 doanh thu bán hàng đạt 17.070,74 triệu đồng, có xu hƣớng giảm hơn so với 6 tháng đầu năm 2013 với số tiền 6844,06 triệu đồng tƣơng đƣơng 28,62% do thời gian này công ty chƣa có nhiều đơn đặt hàng của các đối tác vì năm 2013 khách hàng có mua nhiều sản phẩm do đó còn chƣa tiêu thụ hết, mặt khác công ty chƣa tìm đƣợc thêm nhiều thị trƣờng và sản phẩm hàng tồn kho của năm 2013 còn nhiều nên công ty chú trọng nhiều hơn.

Tuy nhiên công ty chƣa làm đƣợc nhiều hơn điều này do đó công ty cần đẩy mạnh các hoạt động marketing, tìm kiếm thị trƣờng thực hiện các biện pháp xúc tiến thƣơng mại để có thể nâng cao doanh thu.

Doanh thu hoạt động tài chính

Doanh thu từ hoạt động tài chính là khoản thu nhập chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu tổng doanh thu. Doanh thu này đƣợc hình thành từ nguồn lãi tiền gửi, tiền cho vay, cổ tức và lãi do chênh lệch tỉ giá.

Dựa vào hình 4.1, doanh thu hoạt động tài chính cũng biến động không điều qua 3 năm và doanh thu này chỉ chiếm một phần nhỏ với giá trị là 15,71 triệu đồng (năm 2011) và 18,95 triệu đồng (năm 2013).

Doanh thu hoạt động tài chính giảm 15,71 triệu đồng trong giai đoạn năm 2011-2012 và tăng 18,95 triệu đồng năm 2012- 2013. Năm 2011 công ty có một khoản lãi từ tiền gửi ngân hàng còn năm 2012 công ty cần một khoản vốn lớn nên công ty đã rút tiền gửi ngân hàng để sử dụng trong việc mua nguyên liệu cho hoạt động kinh doanh.

Trong những năm tiếp theo, nếu công ty kinh doanh có hiệu quả và tạo ra đƣợc lợi nhuận thì nên đầu tƣ vốn vào hoạt động tài chính để khoản thu nhập này chiếm tỉ trọng cao hơn trong tổng doanh thu và từ đó có thể thu đƣợc khoản lợi nhuận cho công ty.

Doanh thu tài chính 6 tháng đầu năm 2014 không khác nhiều so với 6 tháng đầu năm 2013, đạt 7,47 triệu đồng. Năm 2014, công ty có đƣợc là do lãi

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cp xuất khẩu thủy sản panga (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)