Chỉ tiêu dư nợ trên nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 76 - 77)

Chỉ số này cho thấy khả năng đầu tư một đồng vốn huy động ngắn hạn vào nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của Chi nhánh. Nếu chỉ số này lớn hơn một thì nguồn vốn huy động ngắn hạn được sử dụng hết cho hoạt động tín dụng ngắn hạn và Chi nhánh cần phải sử dụng đến nguồn vốn dài hạn hoặc các nguồn vốn khác, nếu nhỏ hơn thì vốn huy động ngắn hạn vẫn còn thừa. Tuy nhiên chỉ số này quá nhỏ hay quá lớn đều không tốt. Vì nếu quá lớn thì chứng tỏ khả năng huy động vốn ngắn hạn không đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của Chi nhánh, còn nếu quá nhỏ cho thấy Chi nhánh chưa sử dụng vốn hiệu quả. Chỉ số này có những biến động tăng giảm qua từng năm.

Năm 2011, chỉ số này là 0,98 lần điều này có nghĩa là trong một đồng vốn huy động ngắn hạn Chi nhánh đã sử dụng 0,98 đồng để cho vay. Sang năm 2012 chỉ số này là 0,86 lần, năm 2013 là 0,99 lần. Qua chỉ số này ta thấy nguồn vốn huy động ngắn hạn của Chi nhánh luôn đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng và còn một phần vốn ngắn hạn vẫn chưa được sử dụng để cho vay. Thế nhưng trong 6 tháng đầu năm 2014 chỉ số này là 1,05 lần cho thấy nguồn vốn huy động ngắn hạn của Chi nhánh được sử dụng hết cho hoạt động tín dụng ngắn hạn, Chi nhánh phải sử dụng đến nguồn vốn dài hạn hoặc các nguồn vốn khác. Để tận dụng tối đa nguồn vốn huy động Chi nhánh cần tìm kiếm thêm nguồn khách hàng mới và cũng để tránh xảy ra trường hợp sử dụng nguồn vốn ngắn hạn này để cho vay các món vay trung và dài hạn quá mức quy định làm phát sinh rủi ro thanh khoản cho Chi nhánh.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)