Dư nợ theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 60 - 65)

Dư nợ của công ty trách nhiệm hữu hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của chi nhánh nhưng giảm dần qua ba năm. Cụ thể, năm 2012 là 935.462 triệu đồng giảm 160.852 triệu đồng tương đương giảm 14,67% so với năm 2011. Nguyên nhân do trong năm 2012 Chi nhánh thực hiện chính sách thất chặt tiền tệ của NHNN kiểm tra cân nhắc kỹ lưỡng các nhu cầu vay vốn nên làm cho doanh số cho vay ngắn hạn của công ty trách nhiệm hữu hạn sụt giảm vì thế mà dư nợ ngắn hạn cũng giảm theo. Dư nợ năm 2013 của thành phần này tiếp tục giảm chỉ còn 680.697 triệu đồng giảm 27,23% so với năm 2012. Dư nợ 6 tháng đầu năm 2014 cũng khá thấp chỉ đạt 293.002 triệu đồng, do dư nợ năm 2013 của Chi nhánh thấp kéo theo dư nợ 6 tháng năm 2014 giảm theo.

Dư nợ ngắn hạn của doanh nghiệp nhà nước tăng qua 3 năm và tăng mạnh vào năm 2013. Nếu như dư nợ năm 2012 tăng 21.078 triệu đồng tăng 4,49% so với năm 2011, thì trong năm 2013 dư nợ của Chi nhánh là 804.935 triệu đồng tăng 63,96%. Sự gia tăng của dư nợ trong năm 2013 là do công tác thu nợ gặp khó khăn làm cho dư nợ tăng lên.

Dư nợ ngắn hạn của cá thể và doanh nghiệp tu nhân có sự biến động tương tự nhau. Trong năm 2012 dư nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tư nhân là 65.715 triệu đồng giảm 32,86%, do chi nhánh đẩy mạnh công tác thu nợ đối

với thành phần này làm cho dư nợ giảm. Trong năm 2013, dư nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tư nhân là 155.950 triệu đồng tăng 137,31% so với năm 2012, điều này là do Chi nhánh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn để mở rộng sản xuất nhưng do doanh số thu nợ thấp hơn doanh số cho vay làm cho dư nợ tăng mạnh trong năm. Dư nợ 6 tháng đầu năm 2014 của Chi nhánh giảm 3,86% so với 6 tháng năm 2013 do trong thời gian này tăng cường các hoạt động thu nợ để giảm rủi ro.

Đối với cá thể cũng có những thay đổi tương tự, trong năm 2012 dư nợ ngắn hạn là 173.142 triệu đồng giảm 41,04%. Năm 2013, dư nợ ngắn hạn là 197.476 triệu đồng tăng 14,05% so với năm 2013. Công tác cho vay đối với cá thể được Chi nhánh thực hiện chặt chẽ từ khâu thẩm định cho đến giải ngân từ đó làm giảm dư nợ. Thành phần cá thể vay chủ yếu để phục vụ nhu cầu cá nhân nên Chi nhánh dễ thu hồi nợ, từ đó làm giảm dư nợ.

Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế có sự thay đổi qua từng năm, đặc biệt là với thành phần DNNN và công ty TNHH, chi nhánh bắt đầu cắt giảm đầu tư vào công ty TNHH do nhận thấy những rủi ro tiềm ẩn do thành phần này mang lại giảm doanh số cho vay từ đó dư nợ cũng giảm theo, DNNN lần lượt chuyển đổi mô hình tổ chức sang công ty cổ phần làm cho cơ cấu dư nợ của những thành phần kinh tế Nhà nước cũng lần lượt bị giảm xuống là điều tất yếu.

Bảng 4.8: Dư nợ theo thành phần kinh tế của Vietinbank Cần Thơ qua ba năm 2011, 2012, 2013 và 6 thángđầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2012 – 2011 Chênh lệch 2013 – 2012 Chênh lệch 6/2014 - 6/2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014

Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) DNNN 469.849 490.927 804.935 600.913 914.541 21.078 4,49 314.008 63,96 313.628 52,19 Công ty TNHH 1.096.314 935.462 680.697 928.996 293.002 (160.852) (14,67) (254.765) (27,23) (635.994) (68,46) DNTN 97.885 65.715 155.950 206.080 198.114 (32.170) (32,86) 90.235 137,31 (7.966) (3,86) Cá thể 293.656 173.142 197.476 126.168 152.538 (120.514) (41,04) 24.334 14,05 26.370 20,90 Tổng 1.957.704 1.665.246 1.839.058 1.862.157 1.558.195 (292.458) (14,94) 173.812 10,44 (303.962) (16,32)

Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân Vietinbank Cần Thơ

4.2.4.2 Dư nợ theo ngành kinh tế

Dựa vào bảng số liệu, ta thấy lĩnh vực sản xuất kinh doanh có dư nợ ngắn hạn tăng liên tục qua từng năm, tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước và tỷ trọng tăng qua từng năm. Cụ thể năm 2012, dư nợ ngắn hạn là 1.100.577 triệu đồng tăng 121.725 triệu đồng tức tăng 12,43% so với năm 2011. Sang năm 2013, dư nợ tiếp tục tăng thêm 18,77% tốc độ tăng nhanh hơn của năm 2011. Do trong giai đoạn này Chi nhánh có doanh số cho vay tăng cao hơn doanh số thu nợ, điều này là do Chi nhánh đã đưa ra các chương trình ưu đãi lãi suất đối với lĩnh vực này nên doanh số cho vay tăng . Dư nợ ngắn hạn 6 tháng năm 2014 là 1.069.736 triệu đồng giảm 2,65% so với cùng kỳ 6 tháng năm 2013.

Dư nợ ngắn hạn của lĩnh vực chế biến và nuôi trồng thủy sản giảm qua ba năm và 6 tháng đầu năm 2014. Dư nợ ngắn hạn năm 2012 là 242.979 triệu đồng giảm 34,68% so với năm 2011. Do trong giai đoạn này chi nhánh nhận thấy ngành thủy sản có nhiều bất ổn do thị trường tiêu thụ giảm, giá cá nguyên liệu không ổn định nên tăng cường công tác thu nợ làm doanh số thu nợ cao hơn doanh số cho vay từ đó làm giảm dư nợ. Dư nợ năm 2013 của chi nhánh có chiều hướng giảm chỉ có 225.746 triệu đồng giảm 7,09% so với cùng kỳ năm 2012. Dư nợ của năm 2013 tuy giảm nhưng tốc độ giảm thấp hơn so với năm 2012. Năm 2013, nguyên nhân do người nuôi cá cũng như các công ty chế biến thủy sản gặp khó khăn trong khâu chế biến thủy sản, họ không vay vốn để đầu tư mở rộng sản xuất từ đó làm doanh số cho vay thấp hơn doanh số thu nợ từ đó dẫn đến dư nợ giảm. Ngoài ra, đối với các khoản vay đến hạn thanh toán Chi nhánh đã tăng cường thu nợ nên dư nợ giảm. Dư nợ 6 tháng năm 2014 là 103.181 triệu đồng giảm 77,71% so với 6 tháng năm 2013. Dư nợ ngắn hạn đối với cho vay dịch vụ và kinh doanh khác giảm vào năm 2012 và tăng nhẹ vào năm 2013. Năm 2012 dư nợ ngắn hạn lĩnh vực này là 123.954 triệu đồng giảm 62,75% so với năm 2011. Trong thời gian này, Chi nhánh tăng cường công tác thu nợ làm doanh số thu nợ cao hơn doanh số cho vay nên dư nợ giảm. Dư nợ năm 2013 của Chi nhánh tăng 158.716 triệu đồng tăng 28,04%, trong 6 tháng đầu năm 2014 là 241.623 triệu đồng. Dư nợ ngắn hạn cho vay tiêu dùng liên tục giảm qua từng năm, tốc độ giảm của năm sau cao hơn năm trước và tỷ trọng cũng thay đổi cùng chiều với dư nợ. Cụ thể năm 2011 dư nợ ngắn hạn là 274.078 triệu đồng đến năm 2013 chỉ còn 147.479 triệu đồng. Nguyên nhân là do từ năm 2011 Chi nhánh thực hiện chỉ thị 01/CT- NHNN ban hành ngày 01/03/2011 về việc giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay phi sản xuất nên dư nợ ngắn hạn của Chi nhánh trong lĩnh vực này càng giảm.

Bảng 4.9: Dư nợ theo ngành kinh tế của Vietinbank Cần Thơ qua ba năm 2011, 2012, 2013 và 6tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2012 – 2011 Chênh lệch 2013 – 2012 Chênh lệch 6/2014- 6/2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014

Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) SXKD 978.852 1.100.577 1.307.118 1.098.892 1.069.736 121.725 12.43 206.541 18,77 (29.156) (2,65) Chế biến, nuôi trồng thủy sản 371.964 242.979 225.746 462.952 103.181 (128.985) (34,68) (17.233) (7,09) (359.771) (77,71) Dịch vụ và kinh doanh khác 332.810 123.954 158.716 111.296 241.623 (208.856) (62,75) 34.762 28,04 130.327 117,09 Tiêu dùng 274.078 197.736 147.479 189.017 143.655 (150.062) (54,75) (105.759) (85,28) (45.362) (24) Tổng 1.957.704 1.665.246 1.839.058 1.862.157 1.558.195 (292.458) (14,94) 173.812 10,44 (303.962) (16,32)

Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân Vietinbank Cần Thơ SXKD: sản xuất kinh doanh

4.2.5 Phân tích nợ xấu

Nợ xấu là biểu hiện rõ nét của chất lượng. Khi phát sinh nợ xấu cũng đồng nghĩa với khoản cho vay của ngân hàng đã bị rủi ro. Vì vây, ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ xấu đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ xấu, nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)