Nợ xấu theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 65 - 75)

Qua bảng số liệu ta thấy nợ xấu ngắn hạn của Chi nhánh tăng qua ba năm, trong đó thành phần nợ xấu cá thể là tăng mạnh, còn lại đều giảm hoặc không có phát sinh nợ xấu.

Đối với doanh nghiệp nhà nước, Chi nhánh rất thận trọng trong việc xét duyệt các món vay mới cho bộ phận này, do đầu tư vào đối tượng này là khá rủi ro do sức cạnh tranh trên thị trường kém nên cần phải cân nhắc, đánh giá kỹ lưỡng trước khi duyệt hồ sơ cho vay. Ngoài ra, phần lớn các doanh nghiệp mà Chi nhánh cho vay là khách hàng truyền thống, có tiềm lực tài chính mạnh, uy tín. Cán bộ tính dụng theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp kịp thời phát hiện những rủi ro, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Vì vậy, mà không xuất hiện nợ xấu của thành phần này trong thời gian qua.

Nợ xấu ngắn hạn của công ty TNHH giảm đáng kể qua ba năm, cụ thể nợ xấu ngắn hạn của thành phần này vào năm 2011 là 70 triệu đồng chiếm 20,53% trong tổng nợ xấu ngắn hạn của Chi nhánh nhưng hai năm sau đó không có nợ xấu ở thành phần này. Đây cũng là thành phần mang rủi ro tín dụng cao, bởi các công ty TNHH thường kinh doanh nhỏ lẻ và chịu sức ép cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp lớn. Vì vậy, Chi nhánh thường thận trọng trong việc xét duyệt cho vay đối với thành phần này nhằm hạn chế rủi ro. Trong 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu ngắn hạn của thành phần này ở mức 290 triệu đồng nhưng đến cuối năm 2013 thì không còn nợ xấu của công ty TNHH. Do vào cuối năm, Chi nhánh tiến hành rà soát các khoản vay có nguy cơ chuyển sang nợ xấu, đồng thời đốc thúc quá trình thu nợ đối với các khoản nợ quá hạn ở đầu năm. Sáu tháng đầu năm 2014 nợ xấu ngắn hạn của công ty TNHH là 223 triệu đồng giảm 67 triệu đồng tương đương giảm 23,10% so với cùng kỳ năm năm 2013.

Tương tự như công ty TNHH, nợ xấu ngắn hạn đối với doanh nghiệp tư nhân năm 2011 là 37 triệu đồng sang năm 2012 và năm 2013 không xuất hiện nợ xấu. Trong thời gian qua Chi nhánh hạn chế đầu tư vào đối tượng này, thể hiện qua dư nợ ngắn hạn đối với thành phần doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ

trọng thấp trong tổng dư nợ ngắn hạn của Chi nhánh, do nhận thấy khi thị trường kinh tế gặp khó khăn, có nhiều biến động, lạm phát cao làm doanh nghiệp tư nhân gặp trở ngại, hàng loạt doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bị ngưng trệ hoặc lâm vào nguy cơ phá sản, nên đầu tư vào thành phần này sẽ mang rủi ro cao. Đồng thời, Chi nhánh tiến hành rà soát các khoản vay có nguy cơ chuyển sang nợ xấu, đốc thúc quá trình thu nợ, đánh giá nghiêm túc đối với các khách hàng mới. Nợ xấu ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2013 là 159 triệu đồng nhưng đến cuối năm thì không còn nợ xấu ở thành phần kinh tế này, qua đó cho thấy Chi nhánh đã cố gắng hết mình trong công tác kiểm soát và hạn chế nợ xấu phát sinh. Nợ xấu ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2014 gần chạm mức 130 triệu đồng (127 triệu đồng) nhưng vẫn thấp hơn 159 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013. Qua phân tích nợ xấu ngắn hạn đối với doanh nghiệp tư nhân ta thấy công tác thu hồi nợ cũng như kiểm soát nợ xấu được Chi nhánh thực hiện một cách nhất quán và hiệu quả làm giảm thiểu nợ xấu, góp phần nâng cao lợi nhuận về cho Chi nhánh.

Qua bảng số liệu, ta thấy nợ xấu ngắn hạn của thành phần cá thể tăng qua ba năm. Năm 2012, nợ xấu ngắn hạn tăng 303,42%, từ 234 triệu đồng năm 2011 đến năm 2012 tăng lên 944 triệu đồng tăng 710 triệu đồng. Nguyên nhân là do các khoản vay đã đến hạn thanh toán từ đầu năm cùng với đó là dịch bệnh, giá cả nguyên liệu sụt giảm nghiêm trọng ở năm 2012, làm cho các hộ cá thể kinh doanh ở lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi vì thế mà thua lỗ không có khả năng trả nợ, vì thế mà nợ xấu tăng mạnh trong năm. Nợ xấu ngắn hạn của cá thể năm 2013 là 1.758 triệu đồng tăng 814 triệu đồng so với năm 2012. Tuy nợ xấu có tăng trong năm nhưng tốc độ tăng của nó chỉ ở mức 86,23% thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của nợ xấu vào năm 2012 (303,42%). Qua đây cho thấy Chi nhánh đã có những động thái tích cực trong kiểm soát nợ xấu phát sinh, hạn chế rủi ro về cho Ngân hàng. Sở dĩ nợ xấu của cá thể tăng cao là do các cá nhân, hộ gia đình vay chủ yếu cho tiêu dùng, kinh doanh nhỏ lẻ nhưng khi kinh tế tăng trưởng chậm sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh, hàng hóa tiêu thụ chậm, vòng quay vốn chậm, kinh doanh thua lỗ. Từ đó, không thanh toán được các khoản nợ đến hạn làm gia tăng nợ xấu cho Chi nhánh. Nợ xấu ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2014 giảm 22,93% so với cùng kỳ năm 2013.

Công tác cho vay cũng như thu hồi nợ cần được tiến hành chặt chẽ , Ngân hàng cần nổ lực hơn nữa trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng có hoạt động kinh doanh tốt để xét duyệt cho vay đúng đắn và hợp lý để hạn chế rủi ro do nợ xấu phát sinh.

Bảng 4.10: Nợ xấu theo thành phần kinh tế của Vietinbank Cần Thơ qua ba năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2012 – 2011 Chênh lệch 2013 – 2012 Chênh lệch 6/2014- 6/2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014

Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%)

DNNN 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Công ty TNHH 70 0 0 290 223 (70) (100) 0 0 (67) (23,10)

DNTN 37 0 0 159 127 (37) (100) 0 0 (32) (20,12)

Cá thể 234 944 1.758 990 763 710 303,42 814 86,23 (227) (22,93)

Tổng 341 944 1.758 1.439 1.113 603 176,83 814 86,23 (326) (22,65)

Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân Vietinbank Cần Thơ

Xét về cơ cấu nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế, ta thấy tỷ lệ nợ xấu của thành phần cá thể chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng qua từng năm. Nếu tỷ trọng nợ xấu của cá thể trong năm 2011 chỉ chiếm 68,62% trong tổng nợ xấu thì trong hai năm 2012 và năm 2013 chiếm 100% và cũng là thành phần duy nhất tạo ra nợ xấu cho Chi nhánh. Tỷ trọng nợ xấu của cá thể tăng cao là do nhiều hộ gia đình vay vốn để tham gia sản xuất, nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên do thị trường thủy sản biến động từ thời tiết, dịch bệnh đến giá nguyên liệu xuất khẩu,…làm các hộ nuôi trồng trên địa bàn bị thua lỗ từ đó chậm thanh toán các khoản vay đã đáo hạn cho Chi nhánh. Tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn của cá thể trong 6 tháng đầu năm 2014 chiếm 68,55% trong tổng nợ xấu ngắn hạn.

Công ty TNHH là thành phần chiếm tỷ trọng nợ xấu cao thứ hai sau cá thể, tỷ trọng nợ xấu của thành phần này chiếm trên 20% tổng nợ xấu. Vì đây là thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh số cho vay nên nợ xấu chiếm tỷ trọng cao là điều có thể chấp nhận. Nợ xấu của công ty TNHH vào năm 2011 chiếm 20,53% trong tổng nợ xấu sang những năm tiếp theo không xuất hiện nợ xấu của thành phần này. Như đã phân tích ở trên thì công ty TNHH là thành phần mang rủi ro tín dụng cao nên Chi nhánh rất cẩn thận trong việc xét duyệt món vay, bằng chứng là doanh số cho vay của thành phần này giảm trong ba năm, doanh số cho vay năm 2011 là 4.714.109 triệu đồng đến năm 2013 chỉ ở mức 3.769.098 triệu đồng giảm hơn 945.000 triệu đồng. Tỷ trọng nợ xấu trong 6 tháng đầu năm 2014 chiếm 20,04% thấp hơn tỷ trọng cùng kỳ năm 2013.

Nợ xấu của doanh nghiệp tư nhân chiếm trên 10% nợ xấu ngắn hạn của Chi nhánh. Nợ xấu của DNTN năm 2011 chiếm 10,85% nợ xấu ngắn hạn sang hai năm tiếp theo không có nợ xấu, điều này là do Chi nhánh tăng cường thu hồi nợ, xử lý nợ và kiểm soát chặt chẽ cho vay thành phần này. Nợ xấu DNTN 6 tháng đầu năm 2014 chiếm 11,41%, tuy nợ xấu công ty TNHH 6 tháng năm 2014 là 127 triệu đồng (6 tháng 2013 là 159 triệu đồng) nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn cùng kỳ do nơ xấu của cá thể và công ty TNHH trong giai đoạn này giảm, điều này khiến cho tỷ trọng nợ xấu của DNTN tăng lên.

Doanh nghiệp nhà nước là thành phần duy nhất không tồn tại nợ xấu. Nguyên nhân là do các DNNN thuộc sở hữu nhà nước nên khả năng tín dụng được đảm bảo cùng với quy trình cho vay, thu hồi nợ được Chi nhánh thực hiện chặt chẽ và hiệu quả.

Bảng 4.11: Cơ cấu nợ xấu theo thành phần kinh tế của Vietinbank Cần Thơ qua ba năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân Vietinbank Cần Thơ

DNNN: doanh nghiệp nhà nước TNHH: trách nhiệm hữu hạn DNTN: doanh nghiệp tư nhân

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014

Chỉ tiêu Giá trị (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) DNNN 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Công ty TNHH 70 20,53 0 0 0 0 290 20,15 223 20,04 DNTN 37 10,85 0 0 0 0 159 11,05 127 11,41 Cá thể 234 68,62 944 100 1.758 100 990 68,80 763 68,55 Tổng 341 100 944 100 1.758 100 1.439 100 1.113 100

4.2.5.2 Nợ xấu theo ngành kinh tế

Qua bảng số liệu ta thấy nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế của Chi nhánh tăng qua ba năm; trong đó lĩnh vực sản xuất kinh doanh, chế biến nuôi trồng thủy sản, dịch vụ và kinh doanh khác có tốc độ tăng nợ xấu cao hơn tiêu dùng.

Đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong thời gian này nợ xấu tăng liên tục qua từng năm và tốc độ tăng là khá cao. Nợ xấu năm 2012 của lĩnh vực này là 252 triệu đồng tăng 135,51% so với năm 2011. Năm 2012, mặc dù nền kinh tế có xu hướng phục hồi nhưng tốc độ khôi phục nền kinh tế vẫn còn chậm, hoạt động kinh doanh cũng vì thế mà đình trệ, khó phát triển làm cho việc trả nợ đối với các khoản vay để phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh trở nên khó khăn. Nợ xấu năm 2013 của sản xuất kinh doanh tiếp tục tăng lên ở mức 434 triệu đồng tương đương tăng 72,22% so với cùng kỳ năm 2012. Nợ xấu trong năm 2013 có tăng nhưng tốc độ tăng nợ xấu giảm, điều này cho thấy Chi nhánh đã tăng cường giám sát các khoản cho vay, thu hồi nợ cũng như dư nợ để giảm rủi ro tín dụng và phát sinh các khoản nợ xấu mới. Nợ xấu của lĩnh vực này giảm rõ rệt trong 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu ở mức 330 triệu đồng giảm 17 triệu đồng tương đương giảm 4,90% so với 6 tháng năm 2013.

Đối với lĩnh vực cho vay chế biến và nuôi trồng thủy sản, nợ xấu ngắn hạn tăng liên tục qua từng năm. Năm 2012, nợ xấu ngắn hạn của lĩnh vực này là 526 triệu đồng tăng 526,19% và cũng là năm có tốc độ tăng nợ xấu cao nhất trong ba năm. Nguyên nhân là do ngành thủy sản gặp khó khăn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cũng giảm, hàng tồn tăng,.. làm cho các doanh nghiệp, cá nhân chịu tổn thất, một số phải chuyển sang kinh doanh ngành nghề khác. Hoạt động kinh doanh không thuận lợi thậm chí thua lỗ nên các doanh nghiệp, cá nhân không thể thanh toán các khoản vay đến hạn cho ngân hàng làm nợ xấu tăng cao. Nợ xấu năm 2013 của ngành này là 1.059 triệu đồng tăng 533 triệu đồng tương đương tăng 101,33% so với năm 2012. Mặc dù, Chi nhánh đã tích cực giảm dư nợ ở lĩnh vực này nhưng các khoản nợ trong năm 2012 chưa giải quyết hết, đẩy sang năm 2013 chuyển thành nợ xấu. Nợ xấu 6 tháng đầu năm 2014 của Chi nhánh là 615 triệu đồng giảm 28,90% so với cùng kỳ năm 2013. Nợ xấu giảm cũng cho thấy ngân hàng đã tích cực thực hiện công tác thu hồi nợ làm giảm rủi ro nợ chuyển sang nợ xấu.

Cũng giống như chế biến và nuôi trồng thủy sản các lĩnh vực dịch vụ và kinh doanh khác cũng có nợ xấu ngắn hạn tăng qua từng năm và tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, từ 97 triệu đồng năm 2011 đến năm 2013

là 185 triệu đồng. Nợ xấu ngắn hạn của lĩnh vực này trong năm 2012 là 127 triệu đồng tăng 33,93% so với năm 2011. Mặc dù, các doanh nghiệp đã có gắng cải thiện tình hình kinh doanh của chính mình nhưng do kinh tế phục hồi chậm, thu nhập khu dân cư còn thấp làm cho các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực này chịu nhiều rủi ro, kết quả kinh doanh không như mong đợi, từ đó mà các khoản vay trước đó đến nay không thể trả làm cho nợ xấu ngắn hạn năm 2012 tăng.

Năm 2013, nợ xấu ngắn hạn tăng lên đạt 185 triệu đồng tăng 58 triệu đồng so với năm 2012. Mặc dù hoạt động kinh doanh không thuận lợi nhưng để tiếp tục duy trì hoạt động đòi hỏi các đơn vị kinh doanh phải vay vốn từ phía ngân hàng với lãi suất cao, do đây không phải những ngành thuộc diện ưu đãi, điều nay gây khó khăn rất lớn cho các đơn vị kinh doanh trong ngành. Ngoài ra do những khó khăn trên đã làm ảnh hưởng tới khả năng thanh toán nợ của khách hàng khi những khoản vay từ năm 2012 đến nay đã quá hạn nên năm 2013 nợ xấu ngắn hạn tăng thêm 45,67%. Nợ xấu trong 6 tháng đầu năm 2014 của Chi nhánh là 149 triệu đồng giảm 21,16% so với cùng kỳ 6 tháng năm 2013. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ xấu ngắn hạn của cho vay tiêu dùng có sự biến động tăng giảm qua từng thời kỳ, nợ xấu năm 2011 là 53 triệu đồng sang năm 2012 là 39 triệu đồng đến năm 2013 là 80 triệu đồng. Sở dĩ nợ xấu ngắn hạn trong năm 2012 giảm 26,41% so với năm 2011 là do khách hàng vay tiêu dùng thường là cán bộ công nhân viên và người có thu nhập cao nên việc trả nợ diễn ra thuận lợi, khách hàng trả nợ đúng hạn làm giảm nợ xấu phát sinh cho Chi nhánh. Bên cạnh đó, thực hiện theo kế hoạch hoạt động kinh doanh của Vietinbank, Chi nhánh hạn chế đối với lĩnh vực tiêu dùng thể hiện qua tốc độ tăng của doanh số cho vay chậm dần qua từng năm, đồng thời dư nợ ngắn hạn giảm qua ba năm. Ngoài ra, cán bộ tín dụng theo dõi, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn, không để tình trạng nợ xấu xảy ra và chỉ cho vay đối với những khách hàng có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ. Năm 2013, nợ xấu tăng lên 80 triệu đồng tăng 105,13% so với năm 2012.

Tốc độ tăng trưởng nợ xấu của tiêu dùng trong năm này là cao nhất trong ba năm trở lại đây, do kinh tế vừa mới có dấu hiệu phục hồi, giá cả hàng hóa, dịch vụ còn cao từ đó kéo theo chi phí sinh hoạt cũng tăng lên nên khách hàng chậm trả nợ làm phát sinh nợ xấu. Nợ xấu ngắn hạn 6 tháng năm 2014 là 19 triệu đồng giảm 50% so với cùng kỳ 6 tháng năm 2013.

Bảng 4.12: Nợ xấu theo ngành kinh tế của Vietinbank Cần Thơ qua ba năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2012 – 2011 Chênh lệch 2013 – 2012 Chênh lệch 6/2014- 6/2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014

Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%)

SXKD 107 252 434 347 330 145 135,51 182 72,22 (17) (4,90) Chế biến, nuôi trồng thủy sản 84 526 1.059 865 615 442 526,19 533 101,33 (250) (28,90)

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 65 - 75)