Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế sẽ giúp cho ngân hàng dễ dàng kiểm soát và tạo hướng đi đúng đắn cho mình trong công tác cho vay. Nếu cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh.
Trong doanh số cho vay ngắn hạn, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là loại hình có nhu cầu vay vốn nhiều nhất trong doanh số cho vay. Trong năm 2011, tổng vốn vay ngắn hạn của công ty TNHH là 4.714.109 triệu đồng nhưng đến năm 2012 vốn vay ngắn hạn giảm xuống chỉ còn 4.054.608 triệu đồng, so với năm 2011 giảm 659.501 triệu đồng tương đương giảm 13,99%. Nguyên nhân là do Chi nhánh chấp hành đúng chủ trương thắt chặt tiền tệ của NHNN, đồng thời giảm rủi ro tín dụng nên Chi nhánh tiến hành rà soát, giám sát hiệu quả hoạt động của các khách hàng đặc biệt là những thành phần chiến lược như công ty TNHH, vì vậy mà doanh số cho vay có sự sụt giảm trong năm. Doanh số cho vay năm 2013 tiếp tục giảm chỉ đạt 3.769.098 triệu đồng, giảm 285.510 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012.
Bên cạnh công ty TNHH thì doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) cũng chiếm tỷ trọng cao trong nhu cầu vay vốn ngắn hạn và có khuynh hướng tăng qua ba năm và 6 tháng đầu năm 2014.
Năm 2011, doanh số cho vay ngắn hạn của DNNN là 1.122.407 triệu đồng và tăng dần đến năm 2013 là 1.493.416 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm, doanh số cho vay ngắn hạn của thành phần DNNN của chi nhánh đạt 720.745 triệu đồng tăng 36.925 triệu đồng tức tăng 5,40% so với 6 tháng đầu năm 2013. Mặc dù từ năm 2009 Vietinbank đã được cổ phần hóa nhưng vẫn là một trong năm NHTM Nhà nước, nên Chi nhánh luôn đi đầu trong công tác hỗ trợ, cấp tín dụng cho DNNN nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này thực hiện vai trò bình ổn thị trường, đảm bảo an sinh xã hội.
Trong những năm gần đây Chi nhánh đang mở rộng cho vay thành phần doanh nghiệp tư nhân (DNTN) và cá thể tuy nhiên tỷ trọng của hai thành phần này vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu doanh số cho vay của Ngân hàng.
Năm 2012, doanh số cho vay của cá thể tăng lên đáng kể đạt 1.105.802 triệu đồng tăng 357.531 triệu đồng tương đương tăng 47,78% so vơi cùng kỳ năm trước. Doanh số cho vay cá thể vào năm 2013 giảm chỉ đạt 965.611 triệu đồng và có chiều hướng tăng trở lại vào 6 tháng đầu năm 2014 606.943 triệu đồng tăng 0,59% so với 6 tháng đầu năm 2013. Ta có thể thấy tỷ trọng của thành phần cá thể trong doanh số cho vay ngắn hạn của Chi nhánh tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng của nó. Nguyên nhân là do trong đầu tháng 5 năm 2010 Chi nhánh lập phòng khách hàng cá nhân một mặt có thể chuyên trách các vấn đề phát sinh ở các thành phần này, việc quản lý phát triển sẽ đạt hiệu quả hơn, mặt khác có thể tiếp tục mở rộng tìm kiếm khách hàng mới góp phần đẩy mạnh doanh số cho vay.
Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho xã hội. Nhận thấy tiềm năng phát triển cũng như lợi ích mà thành phần này đã và đang mang lại cho nền kinh tế nên Chi nhánh đã tiếp cận các đối tượng khách hàng có kết quả kinh doanh tốt và triển khai để mở rộng cho vay làm tăng thu nhập cho Chi nhánh. Nhưng trong ba năm trở lại đây do sự bất ổn của nền kinh tế nên hoạt động của DNTN cũng vì thế mà chịu ảnh hưởng xấu, do đó doanh số cho vay ngắn hạn đối với thành phần này có sự biến động qua các năm. Cụ thể, năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn đối với DNTN là 897.926 triệu đồng trong doanh số cho vay ngắn hạn, sang năm 2012 là 810.921 triệu đồng giảm 87.005 triệu đồng tương đương giảm 9,69% so với năm 2011. Doanh số cho vay ngắn hạn DNTN trong năm 2012 giảm là do doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả, nhiều doanh nghiệp khát vốn nhưng khó tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng. Ngân hàng muốn giải ngân nhưng do nhiều doanh nghiệp có khả năng tín dụng thấp nên không đủ điều kiện để cho vay. Năm 2013, tăng 5,24% tương ứng với 42.460 triệu đồng nên doanh số cho vay ngắn hạn DNTN là 853.381 triệu đồng. Doanh số cho vay DNTN trong 6 tháng đầu năm 2014 đạt 531.075 triệu đồng tăng 8.154 triệu đồng so với củng kỳ năm 2013. Sở dĩ, doanh số cho vay ngắn hạn DNTN tăng lên trong năm 2013 cũng như trong 6 tháng đầu 2014 là do nhằm giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn Ngân hàng đã có những chính sách lãi suất phù hợp để doanh nghiệp có thể vay thêm vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất.
Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Vietinbank Cần Thơ qua 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6thángđầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân Vietinbank Cần Thơ
DNNN: doanh nghiệp nhà nước TNHH: trách nhiệm hữu hạn DNTN: doanh nghiệp tư nhân
Chênh lệch 2012 – 2011 Chênh lệch 2013 – 2012 Chênh lệch 6/2014- 6/2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014
Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) DNNN 1.122.407 1.400.683 1.493.416 683.820 720.745 278.276 24,79 92.733 6,62 36.925 5,40 Công ty TNHH 4.714.109 4.054.608 3.769.098 2.212.360 1.934.631 (659.501) (13,99) (285.510) (7,04) (277.729) (12,55) DNTN 897.926 810.921 853.381 522.921 531.075 (87.005) (9,69) 42.460 5,24 8.154 1,56 Cá thể 748.271 1.105.802 995.611 603.371 606.943 357.531 47,78 (110.191) (9,96) 3.572 0,59 Tổng 7.482.713 7.372.014 7.111.506 4.022.472 3.793.394 (110.699) (1,48) (260.508) (3,53) (229.078) (5,69)
4.2.2.2 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế
Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế của Vietinbank Cần Thơ qua qua ba năm. Cụ thể:
Doanh số cho vay ngắn hạn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh tăng qua ba năm. Năm 2012, doanh số cho vay là 2.727.645 triệu đồng chiếm 37% trong tổng doanh số cho vay, so với năm 2011 tăng 4,15% tức tăng 108.696 triệu đồng. Năm 2012, Vietinbank thực hiện các chương trình cho vay thu mua tạm trữ 5.000 tấn lúa gạo vụ Hè Thu với mức lãi suất 10,5%/năm, các chương trình cho vay tín dụng mục tiêu, chương trình ưu đãi cho vay các khách hàng chiến lược, khách hàng tốt, tiềm năng có thể tiếp cận vốn vay với lãi suất từ 10% đến 11,5%/năm. Ngoài ra, vào tháng cuối năm 2012 được sự chỉ đạo của Vietinbank, Chi nhánh đã triển khai chương trình “20 ngày vàng - Tích lộc đón xuân, tri ân khách hàng” lãi suất chỉ từ 8,95%/năm, bắt đầu từ ngày 20/12/2012 đến hết ngày 10/1/2013, áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh đã được Chi nhánh cấp giới hạn tín dụng trước thời điểm ngày 1/12/2012.
Doanh số cho vay tiếp tục tăng trong năm 2013 đạt 2.773.487 triệu đồng tăng 45.842 triệu đồng so với năm 2012. Mặc dù, nền kinh tế vẫn còn gặp không ít khó khăn nhưng hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại và có lợi nhuận, do đó việc có thêm nguồn vốn để bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất được các doanh nghiệp quan tâm, từ đó có nhu cầu vay thêm vốn làm cho doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên. Doanh số 6 tháng đầu năm 2014 tăng 26.735 triệu đồng so với 6 tháng năm 2013. Doanh số cho vay tăng một phần cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân đạt hiệu quả nên nhu cầu vốn cũng tăng lên, kinh doanh có lợi nhuận người dân mạnh dạng đầu tư để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Doanh số cho vay ngắn hạn cho hoạt động chế biến, nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của Chi nhánh, nhưng tăng trưởng có khuynh hướng giảm qua ba năm và 6 tháng đầu năm 2014. Cụ thể trong năm 2011, doanh số cho vay ngắn hạn đối với lĩnh vực này là 2.768.604 triệu đồng chiếm 37% trong tổng doanh số cho vay. Năm 2012, doanh số cho vay đối với hoạt động chế biến và nuôi trồng thủy sản giảm chỉ còn 2.285.324 triệu đồng giảm 6,64% so với năm 2011, chiếm 31% trong tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay ngắn hạn đối với lĩnh vực này giảm cả về tốc độ tăng trưởng và cả cơ cấu trong tổng doanh số cho vay. Ngành chế biến và nuôi trồng thủy sản trong năm 2012 gặp nhiều khó
khăn khi sản lượng hai loài nuôi chính là tôm và cá tra không ổn định, dịch bệnh trên tôm, diện tích nuôi cá tra giảm, các doanh nghiệp khó thu mua nguyên liệu vì nông dân không chịu bán trong khi vòng quay vốn chậm do thị trường tiêu thụ khó khăn về tài chính. Vẫn chưa có dấu hiệu tăng trưởng trở lại khi doanh số cho vay năm 2013 đối với lĩnh vực này chỉ đạt 2.133.452 triệu đồng giảm 6,64% so với năm 2012. Mặc dù đã có những chỉ đạo kiên quyết từ phía cơ quan quản lý nhưng khó khăn trong sản xuất cá tra vẫn chưa được tháo gỡ. Phần lớn người dân nuôi cá nhỏ, lẻ đều thua lỗ, còn trụ lại là một số doanh nghiệp có thế mạnh, đảm bảo từ khâu nuôi trồng đến chế biến và tiêu thụ.
Trong 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay đạt 1.100.084 triệu đồng giảm 19,56% so với cùng kỳ 6 tháng năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân không còn mặn mà trong đầu tư nuôi cá tra nguyên liệu, phục vụ chế biến xuất khẩu do giá cả nguyên liệu không ổn định, được mùa thì lại mất giá. Do đó người dân dè dặt trong việc đầu tư khôi phục sản xuất, từ đó dẫn đến việc doanh số cho vay trong lĩnh vực này giảm.
Dịch vụ và kinh doanh khác bao gồm cho vay kinh doanh nhà hàng, khách sạn, các dịch vụ ăn uống, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, hoạt động tài chính,...Doanh số cho vay của chi nhánh ở lĩnh vực này giảm vào năm 2012 , có dấu hiệu tăng vào năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Năm 2012, doanh số cho vay là 1.400.683 triệu đồng giảm 6,40% so với năm 2011. Năm 2013 tăng lên 1.422.301 tăng 1,54% so với cùng kỳ năm 2012. Dịch vụ là ngành kinh tế đang rất phát triển trong những năm gần đây, bên cạnh đó thành phố Cần Thơ với ưu thế là đô thị loại 1 là nơi thuận lợi để phát triển các hình thức dịch vụ mới nên thu hút được nhiều nhà đầu tư.
Đối với cho vay tiêu dùng, Chi nhánh thực hiện cho vay phục vụ nhu cầu như mua xe, xây cất và sửa chữa nhà, cho vay du học. Nhìn chung doanh số cho vay ngắn hạn cho tiêu dùng tăng trưởng không ổn định qua từng năm.
Năm 2012, doanh số cho vay đạt 958.362 tăng 60,10% so với cùng kỳ năm 2011, do Vietinbank liên tục đưa ra các chương trình cho vay tiêu dùng như: cho vay mua ô tô, cho vay mua nhà đất, cho vay du học trọn gói,..với lãi suất ưu đãi khách hàng sẽ có nhiều tiện ích khi tham gia với hồ sơ, thủ tục đơn giản.
Năm 2013, doanh số cho vay tiêu dùng giảm 18,37% chỉ đạt 782.266 triệu đồng so với năm 2012. Năm 2013 lạm phát mặc dù được kiềm chế do tích cực thực hiện các giải pháp, nhưng thị trường cầu vẫn đang ở mức thấp, phản ánh sức mua trong dân giảm, người dân hạn chế chi tiêu.
Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của Vietinbank Cần Thơ qua ba năm 2011, 2012,2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân Vietinbank Cần Thơ SXKD: sản xuất kinh doanh
Chênh lệch 2012 – 2011 Chênh lệch 2013 – 2012 Chênh lệch 6/2014- 6/2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2013 6 tháng đầu 2014
Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) SXKD 2.618.949 2.727.645 2.773.487 1.528.539 1.555.292 108.696 4,15 45.842 1,68 26.753 1,75 Chế biến, nuôi trồng thủy sản 2.768.604 2.285.324 2.133.452 1.367.641 1.100.084 (483.280) (17,45) (151.872) (6,64) (267.557) (19,56) Dịch vụ và kinh doanh khác 1.496.543 1.400.683 1.422.301 522.921 531.075 (95.860) (6,40) 21.618 1,54 8.154 1,56 Tiêu dùng 598.617 958.362 782.266 603.371 606.943 359.745 60,10 (176.096) (18,37) 3.572 0,59 Tổng 7.482.713 7.372.014 7.111.506 4.022.472 3.793.394 (110.699) (1,48) (260.508) (3,53) (229.078) (5,69)
4.2.3 Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn
Hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng không chỉ thể hiện ở doanh số cho vay cao mà còn thể hiện ở việc thu hồi nợ kịp thời và đúng hạn hay không. Vì vậy, một Ngân hàng muốn hoạt động tốt không chỉ chú trọng đến doanh số cho vay mà còn phải để ý đến công tác thu hồi nợ làm sao để đồng vốn bỏ ra có khả năng thu hồi đúng hạn, nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao.