PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ SẢN PHẨM

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và phân tích tình hình biến động giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chế biến thuỷ sản cà mau (Trang 85)

SẢN PHẨM

Căn cứ phiếu tính giá thành (phụ lục số 5) lập đƣợc các bảng phân tích dƣới đây.

4.4.1 – Phân tích tình hình thực tế so với kế hoạch giá thành sản phẩm

Doanh nghiệp xây dựng kế hoạch giá thành dựa vào tình hình tài chính thực tế của công ty và tình hình tiêu thụ sản phẩm trong tháng để đề ra số lƣợng sản phẩm kế hoạch cho tháng tiếp theo. Về chi phí sản xuất công ty lập kế hoạch bằng cách căn cứ biến động giá nguyên vật liệu đầu vào trong tháng từ đó dự đoán giá nguyên vật liệu đầu vào cho tháng tiếp theo, bên cạnh đó dựa vào kinh nghiệm có thể dự đoán sự biến động các khoản mục chi phí sản xuất.

Qua bảng 4.10 ta thấy đƣợc tình hình chung của việc thực hiện giá thành đơn vị tháng 06/2013 so với kế hoạch là tƣơng đối tốt. Các sản phẩm đều có giá thành thấp hơn so với kế hoạch là 4,56%. Sản phẩm sú vỏ giá thành đạt 217.044 nghìn đồng trong khi đó kế hoạch đề ra là 227.413 nghìn đồng thấp hơn 10.369 nghìn đồng. Còn sản phẩm sú thịt thấp 8.295 nghìn đồng so với kế hoạch 181.930 nghìn đồng còn thực tế chỉ 173.635 nghìn đồng. Cuối cùng là sú PTO cũng có mức giá thành thấp hơn so với kế hoạch là 13.480 nghìn đồng, giá thực tế là 282 157 nghìn đồng còn giá kế hoạch là 295.637 nghìn đồng.

Mặc dù công ty hoàn thành tốt chỉ tiêu giá thành và số lƣợng sản phẩm nhƣng chi phí của của từng sản phẩm biến đông không ổn định, cụ thể:

Đối với mặt hàng sú vỏ nhìn chung chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC đều giảm so với kế hoạch. Chi phí NVLTT thực tế là 11.025.955 nghìn đồng thấp hơn kế hoạch là 355.678 nghìn đồng với tỷ lệ 3,13%, chi phí NCTT kế hoạch là 266.754 nghìn đồng còn thực tế là 257.067 nghìn đồng thấp hơn kế hoạch 9.688 nghìn đồng ứng với tỷ lệ 3,36%, chi phí SXC kế hoạch đề ra 828.017 nghìn đồng nhƣng trên thực tế chỉ có 859.318 nghìn đồng với tỷ lệ 3,64%. Nguyên nhân chủ yếu là do giá nguyên vật liệu đầu vào của mặt hàng này không tăng nhƣ dự đoán của công ty, đa phân thu mua nguyên liệu không quá xa công ty nên chi phí vân chuyên không cao. Công ty hạn chế sử dụng công nhân thuê ngoài và phân công một số công việc không đòi hỏi tay nghề cho các công nhân tại phân xƣởng nên tiền lƣơng không tăng mà còn giảm. Chi phí SXC giảm là do công tác bảo quản dụng cụ sản xuất tốt, không sử dụng các thiệt bị điện không cần thiết,… nên làm chi chi phí giảm xuống. Tuy sản lƣợng chỉ tăng 0,8 tấn so với kế hoạch, nhƣng cùng với chi phí sản xuất giảm nên làm cho giá thành giảm so với kế hoạch.

Hoàn toàn khác với sản phẩm sú vỏ thì mặt hàng sú thịt có chi phí sản xuất lại tăng. Chi phí NVLTT kế hoạch đặt ra 5.049.306 nghìn đồng, nhƣng trên thực tế lại cao hơn kế hoạch cụ thể là 5.200.773 nghìn đồng tăng 151.467 nghìn đồng với tỷ lệ 3%. Chi phí NCTT theo kế hoạch là 118.342 nghìn đồng còn thực tế là 121.254 nghìn đồng cao hơn kế hoạch 2.912 nghìn đồng tƣơng

ứng tỷ lệ 2,46%. Chi phí SXC thực tế phát sinh là 390.563 nghìn đồng cao hơn kế hoạch 9.338 nghìn đồng với tỷ lệ 2,45%. Chi phí sản xuất tăng so với kế hoạch là do giá thành nguyên vật liệu đầu vào tăng, ngoài ra công ty còn thuê nhân công thuê ngoài nên đã làm cho chi phí NCTT không hoàn thành so với kế hoạch cùng với chi phí nhiên liệu, hoá chất tăng thêm, thêm vào đó sản lƣợng sản xuất nhiều hơn so với kế hoạch cũng làm cho chi SXC tăng. Mặc dù chi phí sản xuất tăng nhƣng không đủ để làm cho giá thành không đạt mức kế hoạch vì sản lƣợng sản xuất ra trong kỳ nhiều hơn so với kế hoạch là 2, 4 tấn.

Nếu sú vỏ có chi phí sản xuất tăng, sú thịt chi phí sản xuất giảm thì sú PTO có chi phí biến động nhiều nhất. Chi phí NVLTT thực tế 16.208.944 nghì đồng cao hơn so với kế hoạch là 67.719 ứng với tỷ lệ 0,42%, chi phí NCTT thực tế 377.906 nghìn đồng thấp hơn so với kế hoạch 400 nghìn đồng với tỷ lệ 0,11%, chi phí SXC thực tế 1.217.244 nghìn đông cũng thấp hơn so với kế hoạch 1.425 nghìn đồng tƣơng ứng tỷ lệ 0,12%. Chi phí NVLTT tăng là do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng đồng thời xảy ra tình trạng lảng phí nguyên liệu. Chi phí NCTT giảm là do công tác quản lý nhân công làm việc chặt chẽ hơn, đốc thúc công nhân làm việc tích cực, bên cạnh đó lƣợng công nhân thuê ngoài trong tháng của sản phẩm cũng giảm nên làm cho chi phí NCTT giảm xuống đáng kể. Bên cạnh đó do chi phí về dụng cụ sản xuất giảm do công tác bảo quản công cụ thực hiện tƣơng đối tốt. Tuy các khoản mục chi phí biến động không ổn định nhƣng cùng với số lƣợng sản phẩm sản xuất tăng 3 tấn nên làm cho giá thành vẫn thấp hơn so với kế hoạch.

Nhìn chung, chi phí sản xuất của từng sản phẩm đều có sự biến động so với kế hoạch nhƣng số lƣợng sản xuất ra nhiều hơn so với kế hoạch nên không làm cho giá thành đơn vị tăng so với kế hoạch.

Bảng 4.22: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT, SỐ LƢỢNG VÀ GIÁ THÀNH 3 SẢN PHẨM SÚ VỎ, SÚ THỊT, SÚ PTO KẾ HOẠCH VÀ THỰC TẾ THÁNG 06/2013

(Nguồn: báo cáo sản xuất của công ty CAMIMEX từ tháng 04- 06/2013) Khoản mục chi phí Thực tế Kế hoạch Chênh lệch giữa kế hoạch với thực tế của sú vỏ Chênh lệch giữa kế hoạch với thực tế của sú thịt Chênh lệch giữa kế hoạch với thực tế của sú PTO Sú vỏ Sú thịt Sú PTO Sú vỏ Sú thịt Sú PTO Số tiền % Số tiền % Số tiền %

CPNVLTT 11.025.955 5.200.773 16.208.944 11.381.633 5.049.306 16.141.224 (355.678) (3,13) 151.467 3,00 67.719 0,42 CPNCTT 257.067 121.254 377.906 266.754 118.342 378.306 (9.688) (3,63) 2.912 2,46 (400) (0,11) CPSXC 828.017 390.563 1.217.244 859.318 381.225 1.218.670 (31.301) (3,64) 9.338 2,45 (1.425) (0,12)

Sản lƣợng (tấn) 55,8 32,9 63,1 55 30,5 60 0,8 1,45 2,4 7,87 3 5,17

4.4.2 – Phân tích biến động giá thành đơn vị sản phẩm tháng 06/2013 so với giá thành đơn vị sản phẩm tháng 05/2013 và 04/2013

4.4.2.1 – Tình hình biến động giá thành đơn vị sản phẩm

Bảng 4.23: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ, SỐ LƢỢNG VÀ GIÁ THÀNH SÚ VỎ TỪ THÁNG 4 ĐẾN THÁNG 6 Khoản mục chi phí Tháng 4 (1.000đ) Tháng 5 (1.000đ) Tháng 6 (1.000đ) Chênh lệch giữa tháng 5 so với tháng 4 Chênh lệch giữa tháng 6 so với tháng 5 Số tiền % Số tiền % CPNVLTT 11959807 11.760.079 11.025.955 (199.728) (1,67) (734124) (6,24) CPNCTT 267.623 264.248 257.067 (3.375) (1,26) (7.182) (2,72) CPSXC 867.514 850.112 828.017 (17.403) (2,01) (22.095) (2,60) Sản lƣợng 58.5 57.6 55,8 (0,9) (1,54) (1,8) (3,13) Zđv 223.849 223.515 217.044 (334) (0,15) (6.471) (2,90)

(Nguồn: báo cáo sản xuất của công ty CAMIMEX từ tháng 04- 06/2013)

Qua bảng 4.12 có thể dễ dàng thấy rằng chi phí sản xuất của sú vỏ giảm dần từ tháng 4 cho đến tháng 6, chính điều đó cũng làm cho giá thành đơn vị của sản phẩm cũng giảm theo.

Tháng 4 chi phí NVLTT là 11.957.807 nghìn đồng, tháng 5 là 11.760.079

nghìn đồng, tháng 6 là 11.025.955 nghìn đồng, Thàng 5 giảm 199.728 nghìn đồng so với tháng 4 với tỷ lệ 1,67%, tháng 6 giảm 734.124 nghìn đồng tƣơng ứng

6,24%. Chi phí NCTT tháng 5 là 264.248 nghìn đồng giảm 3.375 nghìn đồng ƣng với tỷ lệ 1,26% so với tháng 4 có phát sinh thực tế là 267.623 nghìn đồng, điều đáng vui mừng là chi phi nhân công trong tháng 6 lại tiếp tục giảm 7.182 nghìn đồng tƣơng ứng với tỷ lệ 2,72%. Điều này chứng tỏ công ty đã có nhiều biện pháp hiệu quả trong việc quản lý chi phí NCTT. Cũng giống nhƣ chi phí NVLTT, chi phí NCTT thì chi phí SXC tháng 5 cũng giảm giảm 17.403 nghìn đồng với tỷ lệ

2.01% so với tháng 4 và tiếp tục giảm 22.095 nghìn đồng ứng với 2,60% từ tháng 5 sang tháng 6.

Chi phí sản xuất giảm cùng với biến động về lƣợng sản phẩm sản xuất ra giảm tuy không quá lớn nhƣng cũng làm cho già thành cũng giảm theo. Giá thành tháng 4 là 223.849 nghìn đồng còn tháng 5 là 223.515 nghìn đồng giảm 334 nghìn đồng với tỷ lệ 0,15% với số lƣợng tƣng ứng sản xuất ra tháng 5 là 57.6 tấn giảm 0,9 tấn so với tháng 4, tháng 6 sản xuất ra 55,8 tấn giảm 3,13%.

Bảng 4.24: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ, SỐ LƢỢNG VÀ GIÁ THÀNH SÚ THỊT TỪ THÁNG 4 ĐẾN THÁNG 6 Khoản mục chi phí Tháng 4 (1.000đ) Tháng 5 (1.000đ) Tháng 6 (1.000đ) Chênh lệch giữa tháng 5 so với tháng 4 Chênh lệch giữa tháng 6 so với tháng 5 Số tiền % Số tiền % CPNVLTT 5.560.799 5.488.037 5.200.773 (72.762) (1,31) (287.264) (5,23) CPNCTT 124.433 123.316 121.254 (1.118) (0,90) (2.062) (1,67) CPSXC 403.357 396.719 390.563 (6.638) (1,65) (6.156) (1,55) Sản lƣợng (tấn) 34 33.6 32,9 (0,4) 91,18) (0,7) (2,08) Zđv 179.079 178.812 173.635 (267) (0,15) (5.177) (2,90)

(Nguồn: báo cáo sản xuất của công ty CAMIMEX từ tháng 04 - 06/2013)

Căn cƣ vào bảng số liệu bảng 4.13 thấy đƣợc chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sú thịt cũng giống nhƣ mặt hàng só vỏ giảm dần từ tháng 4 đến tháng 6, cụ thể là:

Chi phí NVLTT tháng 5 là 5.489.946 nghìn đồng thấp hơn tháng 4 là

72.762 nghìn đồng tƣơng đƣơng 1,31%, và cao hơn chi phí NVLTT tháng 6 là 287.264 nghìn đồng ứng với tỷ lệ 5,23%. Chi phí NCTT tháng 4 là 124.433 nghìn đồng cao hơn tháng 5 với số tiền 1.118 nghìn đồng tỷ lệ 0,9% và tháng 6 giảm 2.062 nghìn đồng so với tháng 5 chiếm tỷ lệ 2,08%. Chi phí SXC tháng 5 thấp hơn tháng 4 là 6.638 nghìn đồng tỷ lệ 1,65% và cao hơn tháng 6 số tiền 6.156 nghìn đồng. Giá thành tháng 6 đạt 173.635 nghìn đồng thấp hơn so với tháng 5 là 5.177 nghìn đồng và tháng 5 thấp hơn tháng 6 só tiền 267 nghìn đồng. Sản lƣợng cũng giảm dần tháng 6 giảm 0,7 tấn so với tháng 5, giảm 0,4 tần tháng 5 so với tháng 4. Bảng 4.25: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ, SỐ LƢỢNG VÀ GIÁ THÀNH SÚ PTO TỪ THÁNG 4 ĐẾN THÁNG 6 Khoản mục chi phí Tháng 4 (1.000đ) Tháng 5 (1.000đ) Tháng 6 (1.000đ) Chênh lệch giữa tháng 5 so với tháng 4 Chênh lệch giữa tháng 6 so với tháng 5 Số tiền % Số tiền % CPNVLTT 17.036.081 16.986.781 16.208.944 (49.300) (0,29) (777.837) (4,58) CPNCTT 381.282 381.692 377.906 410 0,12 (3.786) (0,99) CPSXC 1.235.945 1.227.939 1.217.244 (8.006) (0,65) (10.695) (0,87) Sản lƣợng (tấn) 64,1 64 63,1 (0,1) (0,16) (0,9) (1,41) Zđv 291.003 290.569 282.157 (434) (0,15) (8.412) (2,90)

(Nguồn: báo cáo sản xuất của công ty CAMIMEX từ tháng 04 - 06/2013)

Qua bảng 4.14 thấy đƣợc tình hình giá thành sú PTO giảm dần từ tháng 4 đến tháng 6. Giá thành sú vỏ, sú thịt, sú PTO tháng 4/2013 lần lƣợc là 291.003 nghìn đồng/tấn sản phẩm, 290.569 nghìn đồng/tấn, 282.157 nghìn đồng/tấn. Giá

thành tháng 5 thấp hơn tháng 4 là 434 nghìn đồng và cao hơn tháng 6 là 8.412 nghìn đồng/tấn sản phẩm. Điều đó chứng tỏ công tác hạ giá thành đƣợc ban lãnh đạo công ty đặt biệt quan tâm thực hiện và tìm ra đƣợc nhiều giải pháp hữu hiệu nên đã có kết quả rất tích cực cụ thể là các chi phí NVLTT, chi phí SXC giảm dần, chi phí NVLTT tháng giảm 5 xuống 49.300 46.277 nghìn đồng so với tháng 4, tháng 6 thấp hơn tháng 5 só tiền 777.837 nghìn đồng. Chi phí NCTT tháng 6 giảm so với tháng 5 là 3.786 nghìn đồng, tháng 5 tăng so tiền 410 nghìn đồng. Chi phí SXC tháng 5 giảm so với tháng 4 là 8.006 nghìn đồng, tháng 6 giảm 10.695 nghìn đồng so với tháng 5. Chi phí NVLTT, chi phí NCTT giảm là do công ty có nhiều có biện pháp quản lý chi phí sản xuất phù hợp với tình hình kinh tế chung của cả nƣớc.

4.4.2.2 – Nhân tố ảnh hưởng

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Qua 3 bảng 4.12, 4.13, 4,14 ta thấy chi phí NVLTT giảm. Là do:

Công ty phần nào khắc phục đƣợc sự ảnh hƣởng của thị trƣờng mua bán nguyên vật liệu nên làm cho giá nguyên vật liệu giảm. Nhƣ vậy, giá nguyên vật liệu tăng hay giảm không thuộc trách nhiệm của bộ phận thu mua. Đây là khoản chi phí mà công ty phải gánh chịu do tình hình biến động của thị trƣờng, không thể điều chỉnh đƣợc. Tuy nhiên công ty cần theo dõi thƣờng xuyên tình hình giá vật liệu để có thể dự đoán chính xác những biến động về giá để đề ra kế hoạch thu mua hợp lý. Điều mà công ty có thể thực hiện là tiết kiệm lƣợng tiêu hao nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm. Đây là biện pháp tốt nhất có thể kiển soát chi phí NVLTT trong giá thành. Và qua 3 bảng 4.12, 4.13, 4.14 cũng cho ta thấy đƣợc công ty đang thực hiện rất tốt biện pháp này, bằng chứng là chi phí NVLTT sản xuất sản phẩm giảm dần.

Lƣợng sản phẩm sản xuất ra trong 3 tháng giảm dần từ tháng 4 đên tháng 6, là do thị trƣờng tiêu thụ của công ty tại thời điểm hiện tại thị trƣờng tiêu thụ vẫn chƣa đƣợc mỡ rộng so với những tháng trƣớc. Cho nên để giảm chi phí NVLTT công ty rất nổ lục trong việc thu mua, quản lý, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu. Đồng thời, công ty cũng tăng cƣờng cải tiến máy móc để hạn chế hao phí. Đây cũng là nguyên nhân làm cho chi phí NVLTT giảm dần.

Tóm lại, cho đến cuối tháng 6/2013 công ty tiến hành chính sách tiết kiệm, giảm hao phí tƣơng đối hiệu quả. Tuy nhiên công ty cần theo dõi chặt chẽ thị trƣờng thu mua cũng nhƣ thị trƣờng tiêu thụ vì giá nguyên vật liệu biến động theo hƣớng rất bất lợi cho công ty cùng với thi trƣờng tiêu thụ không đƣợc ổn định nhƣ hiện nay, nếu không xác định rõ nhu cầu nguyên vật liệu thì chi phí NVLTT tăng là điều khó tránh.

Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí NCTT 2 mặt hàng sú vỏ và sú thịt giảm dần từ tháng 4 đến tháng 6 là do đây là 2 mặt hàng không đòi hỏi tay nghề cao và công ty không tăng mức

sản lƣợng trong tháng lên nên công ty không thuê thêm nhân công ngoài. Thêm vào đó có một số đƣợc biện pháp quản lý nhân công chặt chẽ nên tránh đƣợc tình trạng lảng phí nhân công nhƣ: cho thôi việc một số nhân công không có trách nhiện trong công việc và không có kinh nghiệm, quản lý chặt chẽ hơn nhân công thuê ngoài và xử phạt các nhân viên quản lý tại xƣởng sản xuất không hoàn thành tốt nhiện vụ.

Qua các bảng 4.14 ta thấy đƣợc chi phí NCTT sản phẩm sú PTO có sự biến động không ổn định, chi phí NCTT tháng 5 của sản phẩm sú PTO cao hơn tháng 4. Nguyên nhân là do công ty muốn đẩy mạnh tiệu thụ mặt hàng này trong tháng 5 nên công ty đã thuê nhân công thuê ngoài để làm việc tại khâu chế biến nhƣng đã số các nhân công này chƣa có kinh nghiêm và không đủ khả năng làm việc trong môi trƣờng tại phân xƣởng nên đa phân làm việc không hiệu quả, cho nên nó đã làm cho chi phí NCTT của sản phẩm này tăng trong khi sản lƣợng sản xuất ra trong tháng không tăng. Cho nên công ty trong tháng 6 không tiếp tục thuê nguồn nhân công này nữa đồng thời quản lý chặt chẽ hơn nguồn nhân công hiện tại nên tình trạng chi phí NCTT tăng đã đƣợc công ty khắc phục vào tháng 6 bằng chứng là chi phí NCTT đã giảm xuống.

Tuy nhiên công ty cần tìm ra nhiều giải pháp cụ thể hơn nửa trong việc quản lý nhân công tránh tình trạng lảng phí nhân công, thuê nhân công thuê ngoài có khả năng làm việc, đồng thời có những chính sách khen thƣởng cài thiện đời sống cho nhân viên, khuyến khích công nhân làm việc hiệu quả hơn.

Chi phí sản xuất chung

Từ 3 bảng 4.12, 4.13, 4.14 dễ dàng nhận thấy rằng chi phí SXC giảm dần từ tháng 4 cho đến tháng 5. Nguyên nhân là:

Sự thay đổi này là do chi phí vật liệu và chi phí công cụ dụng cụ giảm, bên cạnh đó cắt giảm một số nhân viên phục vụ cho phân xƣởng làm việc không hiệu quả và không cần thiết cho nên chi phí nhân viên quản lý phân xƣởng cũng giảm. Các khoản chi phí khác phát sinh cụ thể là chi phí điện nƣớc, sửa ống bom, …có tăng nhƣng không đủ để làm tăng chi phí SXC, bên cạnh khoản bất biến khấu hao

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và phân tích tình hình biến động giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chế biến thuỷ sản cà mau (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)