0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Những tồn tại

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG (Trang 74 -74 )

Việc phân công mỗi nhân viên một phần hành kế toán có nhiều ưu điểm nhưng cũng gặp khó khăn như khi có nhân viên nghỉ phép nghỉ ốm đột xuất, thì người làm thay phải mất nhiều thời gian vừa làm công việc của mình vừa phải làm quen với phần hành kế toán mới. Do tính chất công việc thường là nữ nên việc nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ khám thai..là điều không thể tránh khỏi.

Nhà máy không lập bảng tổng hợp chứng từ, Bảng tổng hợp chứng từ có ưu điểm để phân loại nghiệp vụ kinh tế cùng loại để giảm công việc ghi chép Sổ Cái nhìn vào sổ cái không bị rối.

Mặc dù, phương pháp tính giá thành theo phương pháp giản đơn dễ tính, nhanh chóng và kịp thời báo cáo cho các bộ phận kinh doanh tính toán giá bán ra cho sản phẩm, nhưng xét về tính chất thì không phù hợp với quy trình sản xuất của nhà máy vì phương pháp này áp dụng cho sản xuất duy nhất một sản phẩm, do Nhà máy sản xuất ra hai sản phẩm chính có cùng quy cách, phẩm chất và sản xuất cùng phân xưởng. Việc tính bằng phương pháp trực tiếp làm cho kết quả giá thành sản phẩm không được chính xác.

Nhà máy sử dụng phương pháp tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân cuối kỳ. Đây là phương pháp đơn giản, dễ tính chỉ cần tính một lần vào cuối kỳ nhưng nó có nhược điểm là độ chính xác không cao, hơn nữa công việc dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác như là làm chậm tiến độ của công tác tính giá thành. Ngoài ra, phương pháp này không thể đáp ứng yêu cầu kịp thời của hệ thống thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

Trong tháng có nhiều chi phí phát sinh giá trị lớn nhưng không được phân bổ cho nhiều kỳ mà tính vào chi phí trong tháng làm chi phí sản xuất tăng và làm cho giá thành sản phẩm bị biến động. Một số chi phí như chi phí sử dụng công cụ dụng cụ trong tháng 3 là 265.901.813 đồng; chi phí mua phụ tùng sửa xe xúc, xe nâng là 47.576.000 đồng,….

Phương pháp trích khấu hao của nhà máy còn lạc hậu chưa phù hợp với quy định của Bộ Tài Chính.

Nhà máy chưa có biện pháp xử lý khói, bụi, nhiệt khí thải từ quá trình sản xuất… ảnh hưởng đến nhà máy, tự nhiên và môi trường xung quanh.

6.2 MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG

tài chính về sổ sách, chứng từ, các mức trích bảo hiểm… để kịp thời thay đổi cho phù hợp và chấp hành đúng chế độ kế toán quy định.

Ban lãnh đạo xét tạo điều kiện cho nhân viên trao đổi ý kiến vể những thắc mắc, khó khăn trong công việc, hoặc học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để có thể làm thay thế phần hành của người nghỉ phép, nghỉ ốm… như có buổi họp vào cuối tuần, cuối ngày, hay tổ chức các buổi gặp ngoài giờ để hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc của kế toán viên.

Cần nâng cấp, bảo trì, bảo dưỡng các loại máy móc trang bị trong phòng kế toán để đảm bảo tiến độ công việc được liên tục, báo với cơ quan quản lý tài sản của nhà máy khi máy gặp trục trặc hoặc hư hỏng. Nhân viên sử dụng có nhiệm vụ xem ngày kiểm tra máy móc định kỳ, bảo quản các trang thiết bị như tài sản của mình. Ví dụ như máy vi tính, máy in, máy lạnh…

Để tăng cường tính chặt chẽ cho công tác kế toán Nhà máy nên xem xét việc lập thêm bảng tổng hợp chứng từ.

Phương pháp tính giá xuất kho nên sử dụng theo phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO), vì với phương pháp này giá trị nguyên vật liệu mua vào không bị ảnh hưởng giá thị trường, đạt được giá thành thấp hơn và tính được lợi nhuận cao hơn các phương pháp khác, công tác tính giá thành được tính toán nhanh chóng kịp thời khi cần thiết, đồng thời đáp ứng yêu cầu hệ thống thông tin kế toán của nhà máy.

Sử dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ là phù hợp với Nhà máy hơn, do nhà máy sản xuất ra hai sản phẩm chính, cùng quy cách phẩm chất và cùng quy trình công nghệ, giá thành được tính toán chính xác hơn.

Những chi phí sản xuất chung của Nhà có chi phí phát sinh cao nên được phân bổ ra nhiều kỳ để không ảnh hưởng đến giá thành. Đối với chi phí sửa chữa có giá trị lớn cần lập kế hoạch cho chi phí sửa chữa lớn.

Nhà máy cần cập nhật những quy định sửa đổi bổ sung mới của Bộ Tài Chính theo thông tư 203/2009/TT – BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009, về trích khấu hao TSCĐ.

Nhà máy nên có biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường như là: + đối với tiếng ồn có thể sử dụng đệm chống ồn

+ đối với rung mạnh: sử dụng đệm cao su, lò xo chống rung…

+ đối với bụi: lắp đặt hệ thống lọc bụi trong công đoạn sản xuất, lượng bụi sẽ được tái sử dụng, tưới rửa hệ thống đường vận chuyển, trồng cây xanh…

+ đối với xỉ than: gom lại bán cho các cơ sở có nhu cầu sử dụng…

Khâu quản lý vật tư khi bắt đầu thu mua cần được chú ý, nguyên vật liệu lúc mua có tính đến chi phí bốc xếp, bảo quản vì vậy công việc lựa chọn nhà cung cấp đúng đắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Người quản lý cần chọn nhà cung cấp gần Nhà máy, để tiện cho việc vận chuyển và nhu cầu sử dụng kịp thời, chọn hình thức vận chuyển hàng hóa giá rẻ tiền nhất. Nhà máy có thể xem xét thu mua và tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu Clinker ở khu vực miền Tây Nam Bộ như là Nhà máy xi măng Hòn Chông (tỉnh Kiên Giang) công suất thiết kế là 120.000 tấn/tháng, Nhà máy xi măng Hà Tiên (Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang) công suất thiết kế là 100.000 tấn/tháng có giá rẻ hơn giá mua ở miền Bắc từ 15% - 20% , giảm chi phí vận chuyển.

Đồng thời cải tiến kết cấu sản phẩm hoàn thành quy trình kỹ thuật áp dụng định mức tiên tiến về sử dụng nguyên vật liệu, nhằm giảm bớt hao hụt ngoài định mức thường xảy ra trong quá trình sản xuất, như là áp dụng công thức chỉ số hao hụt để xây dựng định mức sử dụng nguyên liệu,

Giảm bớt tổn thất phế liệu, phế phẩm trong quá trình sản xuất, bằng cách hạn chế tổn thất và sử dụng phế phẩm hợp lý như là nghiên cứu sản phẩm mới để sử dụng hợp lý vật liệu thừa (xi măng PCB20), hoặc gom lại bán cho những nơi có nhu cầu sử dụng.

* Tăng năng suất lao động

Cải tạo nâng cấp dây chuyền thiết bị nhằm mục tiêu nâng cao năng suất máy nghiền lên 10%, cải thiện chất lượng sản phẩm, vừa giảm tiêu hao chi phí năng lượng và nhiệt tiêu hao trên 1 tấn xi măng. Cụ thể như:

+ Sử dụng thiết bị con lăn thế hệ mới để nghiền xi măng + Công đoạn làm nguội sử dụng máy cán mới

+ Công đoạn đóng bao sử dụng silo chứa xi măng 2 nồng, máy đóng bao tự động, bảo đảm độ chính xác khi sử dụng, thiết bị xuất xi măng, xuất Clinker nâng suất cao và thiết bị kiểm tra độ chính xác.

Hàng tháng nên có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị để giảm thời gian ngừng sản xuất, nâng cao hiệu suất thiết bị và hiệu suất nghiền xi măng.

Cung cấp nhanh chóng kịp thời vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế để đảm bảo quá trình sản xuất liên tục.

Có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cán bộ, đội ngũ công nhân kỹ thuật, nghiệp vụ. Thay đổi tư duy cán bộ công nhân về tính chủ động trong công việc, thực hiện tốt công tác bình công chấm điểm để trả lương xứng đáng với năng lực trình độ chuyên môn. Áp dụng hình thức tiền lương, tiền thưởnng khuyến khích vật chất để kích thích lao động. Kiên quyết không sử dụng người lười biếng, có tay nghề trình độ chuyên môn yếu và thiếu trách nhiệm trong công tác. Nâng cao ý thức trách nhiệm

trang bị đầy đủ bảo hộ lao động (quần, áo, nón lao động, khẩu trang, bao tay lao động), đảm bảo điệu kiện vật chất nơi làm việc (nước uống, nơi nghỉ giữa ca, bàn làm việc cho tổ trưởng). Liên hệ phía cơ sở y tế khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ, đội ngũ công nhân. Tổ chức hoạt động văn hóa thể thao, tăng cường công tác an ninh giữ gìn trật tự trong địa bàn nhà máy, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và thực hiện nghiêm túc về pháp luật.

* Áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại

Nhà máy nên đưa những thành tựu mới của khoa học – kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh như:

+ Công nghệ máy nghiền mới, là biện pháp để giảm hao phí nguyên liệu đầu vào tiết kiệm chi phí nguyên liệu giảm giá thành sản phẩm, hai là để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao.

+ Lắp đặt biến tần cho các động cơ quạt gió trong giai đoạn nghiền xi măng, giúp cải thiện độ mịn xi măng, đồng thời kiểm soát sử dụng tối đa nhiên liệu cho sản xuất. Vốn đầu tư thấp nhưng hiệu quả cao và tăng năng suất lao động, tiết kiệm điện năng.

*Tăng sản lượng giảm chi phí cố định trong giá thành đơn vị

Khi nhiều sản phẩm được sản xuất ra thì mau chóng bù đắp được chi phí cố định trên 1 đơn vị sản phẩm đã bỏ ra. Vì tốc độ tăng và qui mô tăng sản phẩm hàng hóa sẽ làm cho chi phí cố định tăng chậm hơn tốc độ tăng và qui mô tăng của sản lượng.

Việc tăng sản lượng phải căn cứ vào tiêu thụ của thị trường và chất lượng sản phẩm.

+ Hiện nay, mặc dù tiêu thụ xi măng trong nước sụt giảm, nhưng nhà máy tìm được con đường xuất khẩu sang Campuchia làm giải pháp tháo gở cho khó khăn này. Đang trên đà xuất khẩu, lại chiếm ưu thế về giá thành thấp hơn một số nhà máy khác, nhà máy có thể xem xét việc xuất khẩu sang một số nước khác như Mianma, Lào…là những thị trường tiềm năng, bởi vì việc vận chuyển dễ dàng, tiện lợi bằng con đường sông Mekong. Nhất là thị trường Mianma, đang có nhu cầu nhập khẩu xi măng sử dụng nội địa rất lớn trong khi nguồn cung trong nước chỉ đáp ứng 50%. Nó không chỉ tạo cơ hội xuất khẩu cho Nhà máy mà giá bán ở nước này lại cao hơn so với giá xuất khẩu sang nước Lào, Campuchia.

+ Nhà máy cần cải tiến mẫu mã phù hợp với người tiêu dùng trên thị trường (thiết kế vỏ bao tiện lợi khi tháo ra sử dụng và bảo quản được lâu, dễ dàng khuyên vác khi vận chuyển), nâng cao chất lượng sản phẩm (có kế hoạch nên mua mới hay sửa chữa bảo trì máy cũ đảm bảo đạt năng suất chất lượng cao theo tiêu chuẩn ISO9000). Đồng thời, quảng bá thương hiệu giới thiệu sản phẩm, tiếp cận và mở rộng thị trường ra các tỉnh đồng bằng sông cửu long, thúc đẩy tiêu thụ xi măng.

CHƯƠNG 7

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế hiện nay, sự canh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gây gắt, đặc biệt đó là ngành sản xuất xi măng. Vì vậy, muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp xi măng phải bảo đảm về mặt chất lượng cũng như về giá cả. Ngoài việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đòi hỏi doanh nghiệp có biện pháp hạ giá thành, tiết kiệm chi phí sao cho hợp lý. Sau khi đi sâu tìm hiểu về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, ta càng hiểu sâu về tầm quan trọng của nó, phải tính đúng tính đủ và xác định chính xác kịp thời giá thành sản phẩm là yêu cầu tất yếu của công tác kế toán này. Công ty TNHH MTV Xây Lắp An Giang – Nhà máy xi măng An giang đang từng bước đổi mới công nghệ, tự hoàn thiện nâng cao trình độ và quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

6.2. KIẾN NGHỊ

* Đối với nhà nước

Đẩy mạnh chi tiêu đầu tư công, thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ cho những dự án đang thiếu vốn xây dựng. Giải quyết nợ đọng xây dựng, đẩy mạnh tốc độ chi đầu tư ngân sách nhà nước vào những quy trình trọng điểm qui mô lớn, những dự án kế hoạch trong năm 2013 sớm hoàn thành trong năm 2014.

Nỗ lực đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% cho năm 2013 nhằm đảm bào vốn xây dựng cho nền kinh tế

Giảm thuế giá trị gia tăng đầu ra từ 10% xuống 5% đối với mặt hàng xi măng. Giảm thuế TNDN đối với ngành xi măng.

* Đối với doanh nghiệp

Xây dựng kho bãi, nơi bảo quản có mái che nguyên vật liệu nhập về để tránh trường hợp hao hụt không kiểm soát được do thời tiết, khí hậu…Sửa chữa nhà xưởng bảo trì máy móc thường xuyên đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục.

Có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường xung quanh như: bụi, tiếng ồn, rung, nước thải..

Đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu quản lý và nhu cầu của khách hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Th.S Trần Quốc Dũng, 2010. Bài giảng Kế Toán Tài Chính. Đại học Cần Thơ. 2.TS. Đặng Thị Hòa, 2003. Kế toán sản xuất. Hà Nội: NXB Thống Kê.

3.PGS.TS Nghiêm Văn Lợi, 2007. Giáo trình Kế Toán Tài Chính. Hà Nội: NXB Tài Chính.

4.TS. Nghiêm Văn Lợi, 2002. Kế toán doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.Hà Nội: NXB Tài Chính.

5.TS. Phạm Quan Trung, 2002. Giáo trình Kế Toán Tài Chính. Hà Nội: NXB Tài Chính.

6.Th.S Bùi Văn Trường, 2008. Kế Toán Chi Phí. Hà Nội:NXB Lao Động – Xã Hội. 7. Bộ Tài Chính, 2006. Báo cáo tài chính chứng từ và sổ kế toán. Hà Nội: NXB Tài Chính

PHỤ LỤC 1

Đơn vị:……….... Bộ phận:……….

PHIẾU XUẤT KHO

Ngày: 31 tháng33 năm 2013 Số: 06 .

Mẫu số: 02-VT

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

Nợ:……… Có:……… Họ và tên người nhận hàng: Võ Văn Tấn .Địa chỉ (bộ phận): PXSX . Lý do xuất kho: Phục vụ sản xuất xi măng PCB30 . Xuất tại kho (ngăn lô): Thưởng .Địa điểm: .

Số TT

Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa Mã số Đơn vị tính Số lượng

Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Clinker Tấn 219,39 989.182,18 217.016.678 2 Đá Puzơlan '' 94,32 167.276,092 15.777.481 3 Đá vôi '' 14,53 196.343,588 2.852.872 4 Thạch cao '' 15,89 723.027,356 11.488.905 Cộng x x x x x 247.135.936

- Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Hai trăm bốn mươi bảy triệu một trăm ba mươi lăm nghìn chín trăm ba mươi sáu đồng . - Số chứng từ gốc kèm theo: . Ngày 31 .tháng 3 .năm 2013 .

Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người nhận hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên)

Đơn vị:……….... Bộ phận:……….

PHIẾU XUẤT KHO

Ngày: 31 tháng33 năm 2013 Số: 07 .

Mẫu số: 02-VT

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

Nợ:……… Có:……… Họ và tên người nhận hàng: Võ Văn Tấn .Địa chỉ (bộ phận): PXSX . Lý do xuất kho: Phục vụ sản xuất xi măng PCB40 . Xuất tại kho (ngăn lô): Thưởng .Địa điểm: .

Số TT

Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa Mã số Đơn vị tính Số lượng

Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG (Trang 74 -74 )

×