Phân tích tình hình biến động qua 3 tháng

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy xi măng an giang (Trang 68)

Nhìn vào Bảng 10 (trang 53) ta thấy giá thành đơn vị xi măng PCB30 của tháng 3 so với tháng 1 tăng 8,848.64 đ/tấn tương đương tăng 1,09%, và so với tháng 2 tăng 4.373,76 đ/tấn tương đương tăng 0,5 %. Trong đó, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của tháng 3 so với tháng 1 ảnh hưởng tăng 5.375,88 đ/tấn tương đương tăng 0,75% và so với tháng 2 tăng 1.433,51đ/tấn tương đương tăng 0,2%, chi phí nhân công trực tiếp của tháng 3 so với tháng 1 tăng 957,66 đ/tấn tương đương tăng 3,69% và so với tháng 2 tăng 569,98 đ/tấn tương đương tăng 2,2%, chi phí sản xuất chung của tháng 3 so với tháng 1 tăng 2.515,11 đ/tấn tương đương tăng 3,57% và so với tháng 2 tăng 2.370,27 đ/tấn tương đương tăng 3,4%.

Tương tự nhìn vào Bảng 11 (trang 54) ta thấy giá thành đơn vị xi măng PCB40 của tháng 3 so với tháng 1 tăng 4.167,9 đ/tấn tương đương tăng 0,42%, và so với tháng 2 tăng 525,44 đ/tấn tương đương tăng 0,1%. Trong đó, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của tháng 3 so với tháng 1 ảnh hưởng tăng 2.711,12 đ/tấn tương đương tăng 0,31% và so với tháng 2 tăng 431,23 đ/tấn tương đương tăng 0,09%, chi phí nhân công trực tiếp của tháng 3 so với tháng 1 tăng 118,62 đ/tấn tương đương tăng 0,43% và so với tháng 2 tăng 16,63 đ/tấn tương đương tăng 0,1%, chi phí sản xuất chung của tháng 3 so với tháng 1 tăng 1.338,16 đ/tấn tương đương tăng 1,81% và so với tháng 2 tăng 77,58 đ/tấn tương đương tăng 0,1%.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tháng 3 tăng bởi vì: tháng 3 có giá xăng RON95 tăng lên 25.050đ/lít và tăng 1.400đ/lít (tăng 5,92%) so với tháng 2, giá dầu Điêzen tăng 21.900đ/lít và tăng 350đ/lít (tăng 2,09%) so với tháng 2. Do đó, chi phí vận chuyển của tháng 3 tăng nhiều so với tháng 2 và tháng 1.

Chi phí nhân công trực tiếp của xi măng PCB30 và PCB40 điều tăng nhưng tăng chậm, do mức lương cơ bản và đơn giá tiền lương ổn định qua các tháng. Tuy nhiên chi phí nhân công tháng 3 vẫn còn cao hơn tháng 2 và tháng 1. Nguyên nhân là chi phí tiền cơm và tiền phụ cấp biến động tăng. Tiền cơm tháng 3 là 29.560.086,54 đồng, tháng 2 là 29.481.734,21 đồng, tháng 1 là 28.977.682,01 đồng.

Chi phí sản xuất chung tăng là do tăng của chi phí nhiên liệu than, dầu. Nếu sản xuất ra 1 tấn xi măng thì chi phí nhiên liệu tháng 3 là 7.206,98 đồng, tháng 2 là 7.093,7 đồng, tháng 1 là 7.002,66 đồng. Ngoài chi phí nhiên liệu, chi phí sửa chữa cũng tăng biến động, tháng 3 là 8.725,41 đ/tấn, tháng 2 là 8.437,9 đ/tấn, tháng 1 là 8.037,65 đ/tấn. Tổng hợp tháng 3 các khoản mục chi phí sản xuất chung điều tăng so với tháng 2 và tháng 1, trong đó tăng biến động ở chi phí nhiên liệu, chi phí sửa chữa, chi phí công cụ dụng cụ và những chi phí này chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí sản xuất chung.

Qua phân tích trên ta thấy đơn vị sản phẩm xi măng ngày càng tăng trong đó chi phí nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất.

5.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THÁNG 03/2013 SO VỚI CÙNG KỲ THÁNG 03/2012 VÀ THÁNG 03/2011

5.3.1 Tình hình thực hiện giá thành sản phẩm xi măng tháng 03/2013 so với cùng kỳ tháng 03/2012 và tháng 03/2011 cùng kỳ tháng 03/2012 và tháng 03/2011

Căn cứ vào số liệu phòng kế toán cung cấp, tổng hợp được giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí của tháng 3/2013, tháng 3/2012 và tháng 3/2011như sau:

BẢNG 12: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ THÀNH XI MĂNG PCB30 QUA THÁNG 3/2013 SO VỚI THÁNG 3/2012 VÀ THÁNG 3/2011 Đơn vị tính: đồng/tấn Khoản mục 3/2011 3/2012 3/2013 3/2013 so với 3/2011 3/2013 so với 3/2012 Số tiền % Số tiền % CP NVLTT 604.702,66 633.532,11 719.387,40 114.684,74 18,97 85.855,29 13,55 CP NCTT 20.715,09 22.293,67 26.892,24 6.177,15 29,82 4.598,57 20,63 CP SXC 56.135,83 59.902,21 73.024,76 16.888,93 30,09 13.122,55 21,91 Giá thành đơn vị 681.553,58 715.727,99 819.304,40 137.750,82 20,21 103.576,41 14,47

(Nguồn số liệu từ phòng kế toán)

BẢNG 13: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ THÀNH XI MĂNG PCB40 QUA THÁNG 3/2013 SO VỚI THÁNG 3/2012 VÀ THÁNG 3/2011

Đơn vị tính: đồng/tấn

(Nguồn số liệu từ phòng kế toán)

5.3.2 Phân tích biến động chung

Nhìn vào Bảng 12 (trang 56) ta thấy giá thành đơn vị xi măng PCB30 của tháng Khoản mục 3/2011 3/2012 3/2013 3/2013 so với 3/2011 3/2013 so với 3/2012 Số tiền % Số tiền % CP NVLTT 743.009,02 774.142,91 885.139,39 142.130,37 19,13 110.996,48 14,34 CP NCTT 21.171,08 22.692,58 27.663,76 6.492,68 30,67 4.971,18 21,91 CP SXC 57.113,58 60.850,21 75.119,79 18.006,21 31,53 14.269,58 23,45 Giá thành đơn vị 821.293,67 857.685,71 987.922,94 166.629,27 20,29 130.237,23 15,18

với tháng 3/2012 tăng 130.576,41 đ/tấn tương đương tăng 14,47 %. Trong đó, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của tháng 3/2013 so với tháng 3/2011 tăng 114.684,74 đ/tấn tương đương tăng 18,97% và so với tháng 3/2012 tăng 85.855,29 đ/tấn tương đương tăng 13,55%, chi phí nhân công trực tiếp của tháng 3/2013 so với tháng 3/2011 tăng 6.177,15 đ/tấn tương đương tăng 29,82% và so với tháng 3/2012 tăng 4.598,57 đ/tấn tương đương tăng 20,63%, chi phí sản xuất chung của tháng 3/2013 so với tháng 3/2011 tăng 16.888,93 đ/tấn tương đương tăng 30,09% và so với tháng 3/2012 tăng 13.122,55 đ/tấn tương đương tăng 21,91%.

Tương tự nhìn vào Bảng 13 (trang 56) ta thấy giá thành đơn vị xi măng PCB40 của tháng 3/2013 so với tháng 3/2011 tăng 166.629,7 đ/tấn tương đương tăng 20,29%, và so với tháng 3/2012 tăng 130.237,23 đ/tấn tương đương tăng 15,18%. Trong đó, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của tháng 3/2013 so với tháng 2/2011 tăng 142.130,37 đ/tấn tương đương tăng 19,13% và so với tháng 3/2012 tăng 110.996,48 đ/tấn tương đương tăng 14,34%, chi phí nhân công trực tiếp của tháng 3/2013 so với tháng 3/2011 tăng 6.492,68 đ/tấn tương đương tăng 30,67% và so với tháng 3/2012 tăng 4.971,18 đ/tấn tương đương tăng 21,91%, chi phí sản xuất chung của tháng 3/2013 so với tháng 3/2011 tăng 18.006,21 đ/tấn tương đương tăng 31,53% và so với tháng 3/2012 tăng 14.269,58 đ/tấn tương đương tăng 23,45%.

Chi phí nguyên liệu đầu vào tăng bởi vì:

+ Năm 2011 và năm 2012 nhà máy nhập khẩu clinker từ Thái Lan về, chi phí nhập khẩu clinker có giá FOB từ 38 – 42 USD/tấn. Năm 2013 nhà máy thu mua nguyên liệu clinker trong nước bao gồm công ty xi măng Fico (Tây Ninh) và công ty xi măng Công Thành (Thanh Hóa) có chi phí mua dao động từ 900.000 – 1.000.000 đ/tấn(bao gồm chi phí vận chuyển). Ta thấy được sự chênh lệch về giá của hai nguồn clinker, vì vậy mà chi phí nguyên liệu đầu vào của tháng 3/2013 cao hơn so với tháng 3/2012 và tháng 3/2011.

+ Giá cả nguyên liệu ngày càng tăng theo giá thị trường. Nguyên nhân là nguồn than đá, đá vôi.. đang cạn kiệt và trở nên khan hiếm(đá vôi, than đá), chính phủ có dự tính trong tương lai sẽ tăng thuế tài nguyên. Chi phí xăng dầu để vận chuyển nguyên liệu cũng đồng loạt tăng giá. Giá xăng tháng 3/2013 (25.050đ/lít) tăng 9% so với tháng 3/2012 (22.900đ/lít) và tăng 29,79% so với tháng 3/2011(19.300đ/lít), dầu Điêzen tháng 3/2013 (21.900đ/lít) tăng 2% so với tháng 3/2012 (21.400 đ/lít) và tăng 19,67% so với tháng 3/2011(18.300 đ/lít).

Chi phí nhân công trực tiếp tăng vì tiền lương cơ bản năm 2013 tăng lên 17,97% so với năm 2011 và năm 2012 (từ 1.780.000 lên 2.100.000, theo nghị định số 103/2013/NĐ – CP). Các khoản trích theo lương cũng biến động, năm 2011 so với 2012 và 2013 tăng 2,5% tương đương tăng 6,56% (trích tỷ lệ là 30,5% năm 2011, và 32,5% năm 2012 – 2013). Tiền cơm tiền phụ cấp cũng tăng theo giá cả thị trường.

Chi phí sản xuất chung tăng vì các chi phí như: tiền lương cơ bản, các khoản trích theo lương, chi phí sửa chữa, nhiên liệu, mua ngoài, điện, nước, xăng dầu… tăng giá do thị trường lạm phát.

CHƯƠNG 6

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ GIẢI PHÁP HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG

6.1 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG

6.1.1 Ưu điểm

Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ là hình thức khoa học, chặt chẽ, hạn chế ghi chép trùng lắp, đảm bảo tính chuyên môn hóa cao, dễ dàng trong phân công các phần hành kế toán tại Nhà máy, phù hợp với quy mô lớn như nhà máy xi măng. Nhà máy đang thực hiện trên phần mềm kế toán V6 Accounting, đã làm nhẹ bớt khối lượng công việc, việc lập và in cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Hệ thống tài khoản, sổ sách, chứng từ… điều thực hiện đầy đủ, cẩn thận, rõ ràng và đúng theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, đảm bảo đúng chuẩn mực kế toán. Cơ quan kiểm soát nội bộ đánh giá là trung thực và hợp lý. Các chứng từ sổ sách kế toán được bảo quản và lưu trữ an toàn, sắp xếp theo thời gian, thuận tiện cho công tác kế toán khi cần thiết.

Trang thiết bị máy móc đầy đủ, mỗi nhân viên điều được trang bị một máy vi tính, một bàn làm việc riêng lẻ nhằm đảm bảo cho công việc được hoàn thành chính xác và nhanh chóng, tuy nhiên các nhân viên được bố trí ngồi gần nhau để tiện cho việc trao đổi thông tin, đối chiếu sổ sách khi cần thiết. Ngoài ra Nhà máy còn thực hiện an toàn cho phòng quỹ bằng một không gian tách biệt và được trang bị đầy đủ thiết bị máy móc hỗ trợ trong công việc như: máy đếm tiền, máy lạnh, tủ sắt…

Nhà máy hoạt động với quy mô vừa và nhỏ nên số nhân viên không nhiều lắm, việc phân công công tác kế toán cũng giản đơn. Mỗi kế toán một phần hành, giúp cho các kế toán viên chuyên môn hóa cao trong phần hành của mình. Đa số nhân viên kế toán điều là người trẻ tuổi, có trình độ chuyên môn, nhiệt tình với công việc, luôn giúp đỡ lẫn nhau, có tinh thần và trách nhiệm cao luôn hoàn thành tốt công việc của mình.

Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được giao cho kế toán trưởng phụ trách là người có năng lực lãnh đạo và kinh nghiệm nên đảm bảo độ chính xác và thực hiện hoàn chỉnh. Kế toán trưởng cùng cán bộ lãnh đạo Nhà máy cũng đã xác định rõ về đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất để lựa chọn phương pháp tính giá thành sao cho phù hợp. Với phương pháp tính giá thành theo phương pháp giản đơn giúp cho việc tính giá thành thực hiện nhanh chóng và kịp thời cung cấp số liệu cho các bộ phận khác.

Nhà máy cũng áp dụng đúng phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung hợp lý phù hợp với chuẩn mực nguyên tắc kế toán hiện hành.

6.1.2 Những tồn tại

Việc phân công mỗi nhân viên một phần hành kế toán có nhiều ưu điểm nhưng cũng gặp khó khăn như khi có nhân viên nghỉ phép nghỉ ốm đột xuất, thì người làm thay phải mất nhiều thời gian vừa làm công việc của mình vừa phải làm quen với phần hành kế toán mới. Do tính chất công việc thường là nữ nên việc nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ khám thai..là điều không thể tránh khỏi.

Nhà máy không lập bảng tổng hợp chứng từ, Bảng tổng hợp chứng từ có ưu điểm để phân loại nghiệp vụ kinh tế cùng loại để giảm công việc ghi chép Sổ Cái nhìn vào sổ cái không bị rối.

Mặc dù, phương pháp tính giá thành theo phương pháp giản đơn dễ tính, nhanh chóng và kịp thời báo cáo cho các bộ phận kinh doanh tính toán giá bán ra cho sản phẩm, nhưng xét về tính chất thì không phù hợp với quy trình sản xuất của nhà máy vì phương pháp này áp dụng cho sản xuất duy nhất một sản phẩm, do Nhà máy sản xuất ra hai sản phẩm chính có cùng quy cách, phẩm chất và sản xuất cùng phân xưởng. Việc tính bằng phương pháp trực tiếp làm cho kết quả giá thành sản phẩm không được chính xác.

Nhà máy sử dụng phương pháp tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân cuối kỳ. Đây là phương pháp đơn giản, dễ tính chỉ cần tính một lần vào cuối kỳ nhưng nó có nhược điểm là độ chính xác không cao, hơn nữa công việc dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác như là làm chậm tiến độ của công tác tính giá thành. Ngoài ra, phương pháp này không thể đáp ứng yêu cầu kịp thời của hệ thống thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

Trong tháng có nhiều chi phí phát sinh giá trị lớn nhưng không được phân bổ cho nhiều kỳ mà tính vào chi phí trong tháng làm chi phí sản xuất tăng và làm cho giá thành sản phẩm bị biến động. Một số chi phí như chi phí sử dụng công cụ dụng cụ trong tháng 3 là 265.901.813 đồng; chi phí mua phụ tùng sửa xe xúc, xe nâng là 47.576.000 đồng,….

Phương pháp trích khấu hao của nhà máy còn lạc hậu chưa phù hợp với quy định của Bộ Tài Chính.

Nhà máy chưa có biện pháp xử lý khói, bụi, nhiệt khí thải từ quá trình sản xuất… ảnh hưởng đến nhà máy, tự nhiên và môi trường xung quanh.

6.2 MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG

tài chính về sổ sách, chứng từ, các mức trích bảo hiểm… để kịp thời thay đổi cho phù hợp và chấp hành đúng chế độ kế toán quy định.

Ban lãnh đạo xét tạo điều kiện cho nhân viên trao đổi ý kiến vể những thắc mắc, khó khăn trong công việc, hoặc học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để có thể làm thay thế phần hành của người nghỉ phép, nghỉ ốm… như có buổi họp vào cuối tuần, cuối ngày, hay tổ chức các buổi gặp ngoài giờ để hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc của kế toán viên.

Cần nâng cấp, bảo trì, bảo dưỡng các loại máy móc trang bị trong phòng kế toán để đảm bảo tiến độ công việc được liên tục, báo với cơ quan quản lý tài sản của nhà máy khi máy gặp trục trặc hoặc hư hỏng. Nhân viên sử dụng có nhiệm vụ xem ngày kiểm tra máy móc định kỳ, bảo quản các trang thiết bị như tài sản của mình. Ví dụ như máy vi tính, máy in, máy lạnh…

Để tăng cường tính chặt chẽ cho công tác kế toán Nhà máy nên xem xét việc lập thêm bảng tổng hợp chứng từ.

Phương pháp tính giá xuất kho nên sử dụng theo phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO), vì với phương pháp này giá trị nguyên vật liệu mua vào không bị ảnh hưởng giá thị trường, đạt được giá thành thấp hơn và tính được lợi nhuận cao hơn các phương pháp khác, công tác tính giá thành được tính toán nhanh chóng kịp thời khi cần thiết, đồng thời đáp ứng yêu cầu hệ thống thông tin kế toán của nhà máy.

Sử dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ là phù hợp với Nhà máy hơn, do nhà máy sản xuất ra hai sản phẩm chính, cùng quy cách phẩm chất và cùng quy trình công nghệ, giá thành được tính toán chính xác hơn.

Những chi phí sản xuất chung của Nhà có chi phí phát sinh cao nên được phân bổ ra nhiều kỳ để không ảnh hưởng đến giá thành. Đối với chi phí sửa chữa có giá trị lớn cần lập kế hoạch cho chi phí sửa chữa lớn.

Nhà máy cần cập nhật những quy định sửa đổi bổ sung mới của Bộ Tài Chính theo thông tư 203/2009/TT – BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009, về trích khấu hao TSCĐ.

Nhà máy nên có biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường như là: + đối với tiếng ồn có thể sử dụng đệm chống ồn

+ đối với rung mạnh: sử dụng đệm cao su, lò xo chống rung…

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy xi măng an giang (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)