3.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà Máy Xi Măng An Giang
Nhà máy Xi Măng An Giang áp dụng hình thức kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tại phòng kế toán.
Hình 8:Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Chú thích:
Quan hệ chỉ đạo Quan hệ đối chiếu
Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tiến hành tổ chức toàn bộ hệ thống kế toán trong nội bộ nhà máy, các bộ phận trong phòng kế toán chịu sự lãnh đạo của kế toán trưởng. Kế toán trưởng có trách nhiệm về tất cả các số liệu ghi trong chứng từ, sổ sách kế toán. Kế toán trưởng có quyền hạn phân bổ công việc cho từng kế toán viên, súc tiến
Kế toán trưởng (Kiêm kế toán tổng hợp) Thủ quỹ Kế toán vật tư, tài sản cố định Kế toán thanh toán
Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ ghi phiếu thu, phiếu chi theo đúng mục đích quy định. Theo dõi việc thu chi, tạm ứng thanh toán, theo dõi công nợ phải thu, phải trả lên sổ sách kế toán.
Kế toán vật tư, tài sản cố định: Theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn vật tư, thành phẩm; tình hình bảo quản vật tư, sản phẩm tại kho; tình hình sử dụng vật tư theo định mức và cung cấp số liệu cho kiểm kê định kỳ. Có nhiệm vụ phản ánh đôn đốc việc mua sắm trang thiết bị, bảo quản tài sản cố định, trích khấu hao tài sản cố định. Đồng thời, phản ánh chi phí sản xuất, kiểm tra chi phí sản xuất của nhà máy.
Thủ quỹ: Có nhiệm vụ vào sổ quỹ, báo cáo quỹ, rút số dư hàng tháng.
3.5.2 Chế độ kế toán áp dụng tại Nhà Máy Xi Măng An Giang
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng là: đồng Việt Nam(VNĐ).
- Phương pháp trích khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng. - Phương pháp tính giá xuất kho: bình quân gia quyền cuối kỳ.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.
- Hệ thống tài khoản hạch toán theo quyết định số15/2006/QĐ – BTC và Thông tư 244/2009/TT – BTC.
- Chế độ sổ kế toán áp dụng tại Nhà Máy Xi Măng An Giang: + Hình thức kế toán: chứng từ ghi sổ
+ Hệ thống sổ gồm có:
* Sổ tổng hợp: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ cái các tài khoản.
* Sổ chi tiết: Sổ, thẻ kế toán chi tiết tài sản cố định, khấu hao và nguồn vốn. Sổ, thẻ kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ, thành phẩm. Sổ, thẻ kế toán chi tiết các nghiệp vụ thanh toán. Sổ, thẻ kế toán chi tiết chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Hình 9: Sơ đồ hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ
Ghi hàng ngày Ghi vào cuối tháng Đối chiếu kiểm tra
3.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Dựa vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2011, 2012, 2013 của Nhà máy, ta tổng hợp bảng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:
BẢNG 1: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
Đơn vị tính: 1.000.000 đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Tổng doanh thu 195.176 262.096 253.056 66.920 34 (9.040) (3)
Tổng chi phí 188.388 252.085 248.549 63.247 33 (3.536) (1)
Tổng lợi nhuận trước thuế 6.338 10.011 4.507 3.673 58 (5.504) (55)
(Nguồn số liệu từ phòng kế toán)
Sổ đăng
ký CTGS Sổ cái Bảng tổng
hợp chi tiết Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo kế toán
Sổ quỹ Chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết
BẢNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 6 THÁNG ĐẦU NĂM GIAI ĐOẠN 2011 – 2013
Đơn vị tính: 1.000.000 đồng
Chỉ tiêu
6 Tháng đầu năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Số tiền Số tiền Số tiền Số
tiền %
Số
tiền %
Tổng doanh thu 108.774 104.678 147.359 (4.094) (3,77) 42.681 40,77
Tổng chi phí 103.417 102.212 142.323 (1.205) (1,17) 40.111 39,24
Tổng lợi nhuận trước thuế 5.357 2.466 5.036 (2,891) (53,96) 2.570 104,18
(Nguồn số liệu từ phòng kế toán)
Nhìn vào Bảng 1 (trang 30) ta thấy, lợi nhuận năm 2011 tăng so với năm 2010 là 3.673 triệu đồng tương đương tăng 58%. Trong đó, doanh thu năm 2011 tăng 66.920 triệu đồng tương đương tăng 34%, chi phí tăng 63.247 triệu đồng tương đương tăng 33%. Nguyên nhân doanh thu tăng là do Nhà máy kinh doanh hiệu quả và có lời là do Nhà máy thành lập lâu đời. Năm 2011 một số máy móc, nhà xưởng của nhà máy khấu hao đã hết, chi phí giảm mạnh đẩy giá bán rẻ vì vậy tiêu thụ mạnh hơn năm 2010. Chi phí tăng là giá nguyên liệu tăng theo giá thị trường, nguyên liệu hao phí trong quá trình sản xuất mỗi năm lại tăng lên do máy móc lỗi thời.
Đến năm 2012 lợi nhuận giảm đáng kể, cụ thể giảm 5.504 triệu đồng tương đương giảm 55%. Trong đó, doanh thu giảm 9.040 triệu đồng tương đương giảm 3%, chi phí giảm 3.536 triệu đồng tương đương giảm 1%. Nguyên nhân doanh thu giảm là do năm 2012 cung xi măng trong nước ngày càng nhiều; chính phủ có chính sách thắt chặt tiền tệ, rà sát lại quy hoạch đầu tư; thị trường bất động sản đóng băng; trong năm lại có thêm 4 nhà máy xi măng lớn đi vào hoạt động làm cho cạnh tranh ngày trở nên khốc liệt;…nên Nhà máy đã giảm sản lượng sản xuất xi măng xuống. Chi phí giảm là do giảm sản lượng sản xuất xi măng, nhưng con số giảm không nhiều là do giá nguyên liệu đầu vào tăng như điện tăng 19%, dầu tăng 17%, than tăng 40% so với năm 2011.
Nhìn vào Bảng 2 (trang 31) ta thấy, lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2011 giảm 2.891 triệu đồng, tương đương giảm 53,96%. Trong đó, doanh thu giảm 4.094 triệu đồng tương đương giảm 3,77%, chi phí giảm 1.205 triệu đồng tương đương giảm 1,17%. Nguyên nhân doanh thu giảm là do năm 2012 tình hình tiêu thụ xi măng trong nước gặp nhiều khó khăn về đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều, chính sách nhà nước (thắt chặt tính dụng, tăng lãi suất ngân hàng, bất động sản đóng băng, nhiều công trình xây dựng bị trì trệ do thiếu vốn đầu tư từ các ngân
sản xuất giảm nhưng vẫn tăng ở giá nguyên liệu đầu vào như clinker cụ thể là do chi phí vận chuyển tăng vì giá xăng, điện, nước, than…do đó giảm nhưng giảm không đáng kể so với mức giảm của doanh thu.
Lợi nhuận của 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2013 tăng 2.570 triệu đồng, tương đương tăng đến 104,18%. Trong đó, doanh thu tăng 42.681 triệu đồng tương đương tăng 40,77%, chi phí tăng 40.111 triệu đồng tương đương tăng 39,24%. Nguyên nhân doanh thu tăng là do Nhà máy đã khai thác thị trường ra nước ngoài, cụ thể là thị trường Campuchia, là một tiềm năng lớn và khá mới mẻ, thêm vào đó là những khuyến mãi lớn như là mua 100 bao xi măng được khuyến mãi 10 bao xi măng,… Chi phí tăng là do tăng sản lượng sản xuất xi măng, các chi phí nguyên liệu đầu vào như than, điện, dầu vẫn tiếp tục tăng.
Tóm lại, hoạt động kinh doanh của Nhà máy từ 2010 đến nay luôn biến động tăng giảm không ngừng về doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Qua đó cho ta thấy được sự nổ lực không ngừng của Nhà máy xi măng An Giang trước bối cảnh xi măng ế ẩm.
3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG
3.5.1 Thuận lợi
Được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng Ủy, Ban Giám Đốc Công ty Xây Lắp An Giang và các cơ quan ban ngành trong việc mua vật liệu phụ sản xuất, đưa xi măng vào xây dựng các công trình trong tỉnh.
Nhà máy nằm ở vị trí giao thông linh động về đường sông lẫn đường bộ, phía trước là quốc lộ lớn, phía sau là giáp với sông lớn, tàu bè vận chuyển nguyên liệu nhiên liệu dễ dàng neo đậu, nên thuận tiện cho việc vận chuyển và trao đổi mua bán với khách hàng.
Ngoài ra, Nhà máy có thương hiệu và uy tín từ lâu đời nên có nhiều khách hàng quen vẫn còn ưa chuộng sản phẩm và hợp tác lâu dài. Bên cạnh đó, nhờ vào giá thành thấp hơn một số nhà máy xi măng khác (vì Nhà Máy hoạt động lâu đời chi phí khấu hao một số máy móc đã hoàn thành, làm cho chi phí giảm nhiều) nên đã thu hút được những đối tượng khách hàng có chính sách tiết kiệm và thích giá rẻ. Đây cũng là một lợi thế của Nhà máy so với đối thủ cạnh tranh.
Nhà máy có nguồn cung cấp vật liệu đầu vào ổn định, phần lớn nguyên liệu được mua trong nước nên không ảnh hưởng nhiều về tỷ giá ngoại tệ, như là đá vôi được mua từ công ty TNHH Hiệp Lực (Hà Tiên), đá Puzơlan mua ở Bà Rịa Vũng Tàu, Clinker mua của công ty xi măng FICO (Tây Ninh), công ty CP Công Thanh (Thanh Hóa)... Đặc biệt giảm được chi phí bao bì vì được luân chuyển nội bộ của Xí nghiệp Bao Bì.
3.3.2 Khó khăn
Hiện nay, nguồn cung ứng xi măng quá lớn so với nhu cầu thị trường, tiêu thụ nội địa giảm một cách đáng kể, tuy vậy vẫn xuất hiện nhiều đơn vị sản xuất xi măng mới đi vào hoạt động, làm cho cạnh tranh càng trở nên khốc liệt. Bên cạnh đó, ngành kinh doanh nhà và hạ tầng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của chính sách thắc chặt tiền tệ của chính phủ, lượng vốn huy động từ xã hội thấp do bất động sản đóng băng những năm gần đây, các công trình phải dừng hoặc triển khai chậm, ảnh hưởng mạnh đến ngành xây dựng nói chung và doanh nghiệp sản xuất xi măng nói riêng.
Trong quá trình sản xuất xi măng, sử dụng nguyên vật liệu không tránh khỏi việc gây ô nhiễm đến môi trường và con người xung quanh như: bụi, tiếng ồn, rung, khí CO… nhà máy phải mất thời gian và chi phí để giải quyết vấn đề này để không gây ảnh hưởng đến tiến trình sản xuất sản phẩm.
Mặt khác, giá điện than vẫn tiếp tục tăng mạnh, ảnh hưởng đến chính sách hạ giá thành sản phẩm của công ty. Một số nguyên liệu ở xa Nhà máy nên phải tốn thời gian và chi phí vận chuyển về như là đá Puzơlan ở Bà Rịa – Vũng Tàu; Clinker mua ở Tây Ninh, Thanh Hóa;…
Công tác tiếp thị chưa được đẩy mạnh ra các khu vực đồng bằng sông cửu long nên sản phẩm chưa được biết đến.
3.3.3 Phương hướng hoạt động
Phấn đấu sản xuất theo nhu cầu thị trường, tìm biện pháp kích cầu, tiêu thụ sản phẩm, giảm tồn kho, tiết kiệm chi phí đầu vào nhằm mục tiêu chung là hạ giá thành sản phẩm.
Đẩy mạnh công tác tiếp thị, vừa tìm kiếm thị trường trong nước vừa mở rộng ra thị trường quốc tế, xây dựng và quảng bá danh hiệu. Tăng cường mối quan hệ hợp tác để xuất khẩu xi măng sang thị trường Campuchia.
Rà sát các dự án đầu tư xi măng.
Tăng tối đa hiệu quả thiết bị công nghệ chế tạo để sử dụng nguyên liệu và nhiên liệu hiệu quả.
CHƯƠNG 4
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG
4.1 CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG PHẨM TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG
4.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí
Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất xi măng PCB30 và xi măng PCB40.
4.1.2 Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm sản xuất tại nhà máy xi măng là xi măng PCB30 và xi măng PCB40.
4.1.3 Kỳ tính giá thành
Kỳ tính giá thành của sản phẩm là: nhà máy tiến hành tính giá thành sản phẩm vào cuối tháng tính một lần.
4.1.4 Phương pháp tính và phân bổ chi phí
- Chi phí nguyên vật liệu được tính riêng cho từng loại sản phẩm theo phương pháp trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp được tính riêng cho từng tổ và phân bổ theo sản lượng xi măng được sản xuất ra trong kỳ.
- Chi phí sản xuất chung được tiến hành phân bổ theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp, theo công thức sau:
4.1.5 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng hoàn thành tương đương.
4.1.6 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xi măng
Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn (trực tiếp).
4.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THÁNG 3/2013 TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG AN
Chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng sản phẩm =
Tổng chi phí sản xuất chung Tổng chi phí nhân công trực tiếp
x
Chi phí nhân công trực tiếp cho từng loại
4.2.1 Kế toán chi phí sản xuất
4.2.1.1 Kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm
- Nguyên vật liệu chính: Clinker, thạch cao, đá Puzơlan. - Nguyên vật liệu phụ: Đá vôi.
- Bao bì luân chuyển: Vỏ bao.
* Phương pháp phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Do tính chất và đặc trưng về kỹ thuật của xi măng nên việc phân bổ chi phí nguyên vật liệu được tính vào từng loại sản phẩm (xi măng PCB 30 và PCB 40) theo phương thức trực tiếp, được tính dựa vào thực tế sử dụng nguyên vật liệu sản xuất cho từng loại sản phẩm.
b. Chứng từ, sổ sách kế toán
* Chứng từ sử dụng
- Phiếu yêu cầu; Phiếu xuất kho; Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; Bảng kê xuất dùng, thẻ kho; Chứng từ ghi sổ.
* Quá trình luân chuyểnchứngtừ
Diễn ra khi phân xưởng sản xuất có nhu cầu vật tư phục vụ cho hoạt động sản xuất, bộ phận sử dụng tiến hành lập phiếu yêu cầu vật tư chuyển đến phòng kế hoạch cung ứng ký xác nhận. Phiếu yêu cầu vật tư sẽ được kế toán vật tư làm căn cứ để ghi phiếu xuất kho nội bộ. Thủ kho sẽ tiến hành cho xuất kho theo phiếu xuất kho và ghi vào thẻ kho.
Đến cuối tháng, sau khi tính toán giá xuất kho cuối kỳ của nguyên vật liệu, kế toán mới tiến hành ghi phiếu xuất kho và vào sổ chi tiết tương ứng. Đồng thời, kế toán vật tư chuyển phiếu xuất kho cho kế toán tổng hợp để kế toán tổng hợp phân loại và nhập vào chứng từ ghi sổ và vào sổ cái tương ứng, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
* Sổ kế toán
- Sổ tổng hợp bao gồm:
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ;
+ Sổ cái tài khoản 621.
- Sổ chi tiết bao gồm:
+ Sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xi măng PCB30; + Sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xi măng PCB40.
BẢNG 3: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP THÁNG 03/2013
Đơn vị tính: đồng
Khoản mục Xi măng PCB30 Xi măng PCB40 Tổng cộng
Clinker 217.016.678 16.850.075.468 17.067.092.14 6 Thạch Cao 11.488.905 701.452.220 712.941.125 Đá Puzơlan 15.777.481 762.365.808 778.143.289 Đá vôi 2.852.872 79.741.021 82.593.893 Vỏ bao xi măng 34.983.041 2.140.936.682 2.175.919.723 Tổng 282.118.977 20.534.571.199 20.816.690.17 6
(Nguồn số liệu từ phòng kế toán)
Dựa vào Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của tháng 3/2013 (Bảng 3, trang 36), kế toán định khoản phát sinh:
+ Nợ TK 621(PCB30) 282.118.997 Có TK 1521 217.016.678 Có TK 1522 11.488.905 Có TK 1523 15.777.481 Có TK 1524 2.853.872 Có TK 153 34.983.041 + Nợ TK 621(PCB40) 20.534.571.199 Có TK 1521 16.850.075.468 Có TK 1522 701.452.220 Có TK 1523 762.365.808 Có TK 1524 79.741.021 Có TK 153 2.140.936.682
Cuối tháng, kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào TK 154: + Nợ TK 154 (PCB30) 282.118.997
Có TK 621 (PCB40)20.534.571.199
* Hạch toán một số nghiệp vụ phát sinh trong tháng 3/2013