Xi măng PCB30:
Cơ cấu giá thành xi măng thực hiện so với giá thành xi măng kế hoạch tăng 3.593,63 đ/tấn, tương đương tăng 0,44%. Trong đó, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ảnh hưởng tăng 3.842,38 đ/tấn tương đương tăng 0,54%, chi phí nhân công giảm 42,3 đ/tấn tương đương giảm 0,29%, chi phí sản xuất chung giảm 206,43 đ/tấn tương đương giảm 0,28%.
Chi phí nguyên vật liệu tăng là do hầu hết nguyên vật liệu chính sử dụng cho sản xuất điều vận chuyển ở xa về, mà giá xăng dầu tăng đột biến làm cho chi phí vận chuyển tăng, các nguyên liệu như đá Puzơlan mua ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Clinker mua từ công ty xi măng FICO (Tây Ninh), công ty Cổ phần Công Thanh (Thanh Hóa). Do đó, nhà máy phải chịu chi phí vận chuyển cao gần bằng 2/3 giá mua, ví dụ ngày 11/03/2013 nhập kho 3.541,25 tấn vật liệu Clinker có tổng giá mua là 996.936,7đồng/tấn, trong đó:
+ Chi phí mua Clinker: 732.748,7đ/ tấn + Chi phí vận chuyển về: 250.000đ/ tấn, + Chi phí bốc dở từ sà lan lên xe: 3.988đ/tấn
+ Chi phí vận chuyển từ bến cảng về nhà máy: 10.200đ/tấn
Chi phí nhân công trực tiếp giảm là do biến phí tiền làm thêm giờ giảm 46,46 đ/tấn tương đương giảm 41,48% nguyên nhân trong tháng không có vật liệu về nhiều công nhân không làm thêm ngoài giờ. Bên cạnh đó, chi phí tiền lương cơ bản ổn định và đơn giá lương cũng ổn định, riêng các khoản phụ cấp (tiền cơm, tiền ăn giữa ca) tăng 4,19 đ/tấn tăng 0,32% do giá cả thị trường tăng. Vì vậy chi phí nhân công trực tiếp không biến động, giảm nhưng không nhiều.
Chi phí sản xuất chung giảm là do chi phí khấu hao TSCĐ giảm 846,11 đ/tấn tương đương giảm 0,05%. Vì Nhà máy đã hoàn thành khấu hao một số TSCĐ như xe nâng, xe xúc, máy cân…. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất chung tăng ở chi phí tiền mua quần áo bảo hộ lao động, tăng 639,68 đ/tấn so với kế hoạch, theo định mức phân bổ chi phí xi măng PCB30 là 8.859,38 đồng, thực hiện là 558.240,62 đồng.
Xi măng PCB40:
Giá thành xi măng thực hiện của xi măng PCB40 so với giá thành xi măng kế hoạch tăng 4.976,22 đ/tấn, tương đương tăng 0,51%. Trong đó, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ảnh hưởng tăng 4.723,61 đ/tấn tương đương tăng 0,54%, chi phí nhân công trực tiếp giảm 78 đ/tấn tương đương giảm 0,28%, chi phí sản xuất chung tăng 330,61 đ/tấn tương đương tăng 0,44%.
Chi phí nguyên vật liệu tăng là do giá mua vào của vật liệu tăng như giá mua Clinker tăng so với định mức là 3.778,89 đ/tấn (tương đương tăng 0,54%).
Chi phí nhân công trực tiếp giảm do khoản phụ cấp tiền cơm, tiền ăn giữa ca giảm giảm 44,5đ/tấn tương đương giảm 0,15%. Nguyên nhân là do trong tháng có phát sinh công nhân nghỉ phép, nên trừ lại tiền ăn ca. Ngoài ra còn do sự biến động của biến phí tiền làm thêm giờ giảm giảm 33,5đ/tấn tương đương giảm 0,13%.
Chi phí sản xuất chung tăng là do chi phí trang phục bảo hộ lao động tăng 627,41 đ/tấn tương đương tăng 0,16%. Mặc dù có chi phí khấu hao TSCĐ giảm 262,16 đ/tấn tương đương tăng 0,08% nhưng chi phí sản xuất vẫn tăng đáng kể.
5.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THÁNG 03/2013 SO VỚI THÁNG 02/2013 VÀ THÁNG 01/2013
5.2.1 Tình hình thực hiện giá thành sản phẩm xi măng tháng 03/2013 so với tháng 02/2013 và tháng 01/2013 tháng 02/2013 và tháng 01/2013
Căn cứ vào số liệu phòng kế toán cung cấp, tổng hợp được giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí theo từng loại xi măng của tháng 1,2,3/2013 như sau:
BẢNG 10: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ CỦA XI MĂNG PCB30 QUA 3 THÁNG CỦA NĂM 2013
Đơn vị tính: đồng/tấn Khoản mục 1/2013 2/2013 3/2013 3/2013 so với 1/2013 3/2013 so với 2/2013 Số tiền % Số tiền % CP NVLTT 714.011,52 717.953,89 719.387,4 5.375,88 0,75 1.433,51 0,2 CP NCTT 25.934,58 26.322,26 26.892,24 957,66 3,69 569,98 2,2 CP SXC 70.509,65 70.654,49 73.024,76 2.515,11 3,57 2.370,27 3,4 Giá thành đơn vị 810.455,76 814.930,64 819.304,4 8.848,64 1,09 4.373,76 0,5
BẢNG 11: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ CỦA XI MĂNG PCB40 QUA 3 THÁNG CỦA NĂM 2013
Đơn vị tính: đồng/tấn Khoản mục 1/2013 2/2013 3/2013 3/2013 so với 1/2013 3/2013 so với 2/2013 Số tiền % Số tiền % CP NVLTT 882.428,27 884.708 885.139,39 2.711,12 0,31 431,23 0,09 CP NCTT 27.545,14 27.647 27.663,76 118,62 0,43 16,63 0,1 CP SXC 73.781,63 75.042 75.119,79 1.338,16 1,81 77,58 0,1 Giá thành đơn vị 983.755,04 987.397,50 987.922,94 4.167,90 0,42 525,44 0,1
(Nguồn số liệu từ phòng kế toán)
5.2.2 Phân tích tình hình biến động qua 3 tháng
Nhìn vào Bảng 10 (trang 53) ta thấy giá thành đơn vị xi măng PCB30 của tháng 3 so với tháng 1 tăng 8,848.64 đ/tấn tương đương tăng 1,09%, và so với tháng 2 tăng 4.373,76 đ/tấn tương đương tăng 0,5 %. Trong đó, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của tháng 3 so với tháng 1 ảnh hưởng tăng 5.375,88 đ/tấn tương đương tăng 0,75% và so với tháng 2 tăng 1.433,51đ/tấn tương đương tăng 0,2%, chi phí nhân công trực tiếp của tháng 3 so với tháng 1 tăng 957,66 đ/tấn tương đương tăng 3,69% và so với tháng 2 tăng 569,98 đ/tấn tương đương tăng 2,2%, chi phí sản xuất chung của tháng 3 so với tháng 1 tăng 2.515,11 đ/tấn tương đương tăng 3,57% và so với tháng 2 tăng 2.370,27 đ/tấn tương đương tăng 3,4%.
Tương tự nhìn vào Bảng 11 (trang 54) ta thấy giá thành đơn vị xi măng PCB40 của tháng 3 so với tháng 1 tăng 4.167,9 đ/tấn tương đương tăng 0,42%, và so với tháng 2 tăng 525,44 đ/tấn tương đương tăng 0,1%. Trong đó, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của tháng 3 so với tháng 1 ảnh hưởng tăng 2.711,12 đ/tấn tương đương tăng 0,31% và so với tháng 2 tăng 431,23 đ/tấn tương đương tăng 0,09%, chi phí nhân công trực tiếp của tháng 3 so với tháng 1 tăng 118,62 đ/tấn tương đương tăng 0,43% và so với tháng 2 tăng 16,63 đ/tấn tương đương tăng 0,1%, chi phí sản xuất chung của tháng 3 so với tháng 1 tăng 1.338,16 đ/tấn tương đương tăng 1,81% và so với tháng 2 tăng 77,58 đ/tấn tương đương tăng 0,1%.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tháng 3 tăng bởi vì: tháng 3 có giá xăng RON95 tăng lên 25.050đ/lít và tăng 1.400đ/lít (tăng 5,92%) so với tháng 2, giá dầu Điêzen tăng 21.900đ/lít và tăng 350đ/lít (tăng 2,09%) so với tháng 2. Do đó, chi phí vận chuyển của tháng 3 tăng nhiều so với tháng 2 và tháng 1.
Chi phí nhân công trực tiếp của xi măng PCB30 và PCB40 điều tăng nhưng tăng chậm, do mức lương cơ bản và đơn giá tiền lương ổn định qua các tháng. Tuy nhiên chi phí nhân công tháng 3 vẫn còn cao hơn tháng 2 và tháng 1. Nguyên nhân là chi phí tiền cơm và tiền phụ cấp biến động tăng. Tiền cơm tháng 3 là 29.560.086,54 đồng, tháng 2 là 29.481.734,21 đồng, tháng 1 là 28.977.682,01 đồng.
Chi phí sản xuất chung tăng là do tăng của chi phí nhiên liệu than, dầu. Nếu sản xuất ra 1 tấn xi măng thì chi phí nhiên liệu tháng 3 là 7.206,98 đồng, tháng 2 là 7.093,7 đồng, tháng 1 là 7.002,66 đồng. Ngoài chi phí nhiên liệu, chi phí sửa chữa cũng tăng biến động, tháng 3 là 8.725,41 đ/tấn, tháng 2 là 8.437,9 đ/tấn, tháng 1 là 8.037,65 đ/tấn. Tổng hợp tháng 3 các khoản mục chi phí sản xuất chung điều tăng so với tháng 2 và tháng 1, trong đó tăng biến động ở chi phí nhiên liệu, chi phí sửa chữa, chi phí công cụ dụng cụ và những chi phí này chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí sản xuất chung.
Qua phân tích trên ta thấy đơn vị sản phẩm xi măng ngày càng tăng trong đó chi phí nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất.
5.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THÁNG 03/2013 SO VỚI CÙNG KỲ THÁNG 03/2012 VÀ THÁNG 03/2011
5.3.1 Tình hình thực hiện giá thành sản phẩm xi măng tháng 03/2013 so với cùng kỳ tháng 03/2012 và tháng 03/2011 cùng kỳ tháng 03/2012 và tháng 03/2011
Căn cứ vào số liệu phòng kế toán cung cấp, tổng hợp được giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí của tháng 3/2013, tháng 3/2012 và tháng 3/2011như sau:
BẢNG 12: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ THÀNH XI MĂNG PCB30 QUA THÁNG 3/2013 SO VỚI THÁNG 3/2012 VÀ THÁNG 3/2011 Đơn vị tính: đồng/tấn Khoản mục 3/2011 3/2012 3/2013 3/2013 so với 3/2011 3/2013 so với 3/2012 Số tiền % Số tiền % CP NVLTT 604.702,66 633.532,11 719.387,40 114.684,74 18,97 85.855,29 13,55 CP NCTT 20.715,09 22.293,67 26.892,24 6.177,15 29,82 4.598,57 20,63 CP SXC 56.135,83 59.902,21 73.024,76 16.888,93 30,09 13.122,55 21,91 Giá thành đơn vị 681.553,58 715.727,99 819.304,40 137.750,82 20,21 103.576,41 14,47
(Nguồn số liệu từ phòng kế toán)
BẢNG 13: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ THÀNH XI MĂNG PCB40 QUA THÁNG 3/2013 SO VỚI THÁNG 3/2012 VÀ THÁNG 3/2011
Đơn vị tính: đồng/tấn
(Nguồn số liệu từ phòng kế toán)
5.3.2 Phân tích biến động chung
Nhìn vào Bảng 12 (trang 56) ta thấy giá thành đơn vị xi măng PCB30 của tháng Khoản mục 3/2011 3/2012 3/2013 3/2013 so với 3/2011 3/2013 so với 3/2012 Số tiền % Số tiền % CP NVLTT 743.009,02 774.142,91 885.139,39 142.130,37 19,13 110.996,48 14,34 CP NCTT 21.171,08 22.692,58 27.663,76 6.492,68 30,67 4.971,18 21,91 CP SXC 57.113,58 60.850,21 75.119,79 18.006,21 31,53 14.269,58 23,45 Giá thành đơn vị 821.293,67 857.685,71 987.922,94 166.629,27 20,29 130.237,23 15,18
với tháng 3/2012 tăng 130.576,41 đ/tấn tương đương tăng 14,47 %. Trong đó, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của tháng 3/2013 so với tháng 3/2011 tăng 114.684,74 đ/tấn tương đương tăng 18,97% và so với tháng 3/2012 tăng 85.855,29 đ/tấn tương đương tăng 13,55%, chi phí nhân công trực tiếp của tháng 3/2013 so với tháng 3/2011 tăng 6.177,15 đ/tấn tương đương tăng 29,82% và so với tháng 3/2012 tăng 4.598,57 đ/tấn tương đương tăng 20,63%, chi phí sản xuất chung của tháng 3/2013 so với tháng 3/2011 tăng 16.888,93 đ/tấn tương đương tăng 30,09% và so với tháng 3/2012 tăng 13.122,55 đ/tấn tương đương tăng 21,91%.
Tương tự nhìn vào Bảng 13 (trang 56) ta thấy giá thành đơn vị xi măng PCB40 của tháng 3/2013 so với tháng 3/2011 tăng 166.629,7 đ/tấn tương đương tăng 20,29%, và so với tháng 3/2012 tăng 130.237,23 đ/tấn tương đương tăng 15,18%. Trong đó, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của tháng 3/2013 so với tháng 2/2011 tăng 142.130,37 đ/tấn tương đương tăng 19,13% và so với tháng 3/2012 tăng 110.996,48 đ/tấn tương đương tăng 14,34%, chi phí nhân công trực tiếp của tháng 3/2013 so với tháng 3/2011 tăng 6.492,68 đ/tấn tương đương tăng 30,67% và so với tháng 3/2012 tăng 4.971,18 đ/tấn tương đương tăng 21,91%, chi phí sản xuất chung của tháng 3/2013 so với tháng 3/2011 tăng 18.006,21 đ/tấn tương đương tăng 31,53% và so với tháng 3/2012 tăng 14.269,58 đ/tấn tương đương tăng 23,45%.
Chi phí nguyên liệu đầu vào tăng bởi vì:
+ Năm 2011 và năm 2012 nhà máy nhập khẩu clinker từ Thái Lan về, chi phí nhập khẩu clinker có giá FOB từ 38 – 42 USD/tấn. Năm 2013 nhà máy thu mua nguyên liệu clinker trong nước bao gồm công ty xi măng Fico (Tây Ninh) và công ty xi măng Công Thành (Thanh Hóa) có chi phí mua dao động từ 900.000 – 1.000.000 đ/tấn(bao gồm chi phí vận chuyển). Ta thấy được sự chênh lệch về giá của hai nguồn clinker, vì vậy mà chi phí nguyên liệu đầu vào của tháng 3/2013 cao hơn so với tháng 3/2012 và tháng 3/2011.
+ Giá cả nguyên liệu ngày càng tăng theo giá thị trường. Nguyên nhân là nguồn than đá, đá vôi.. đang cạn kiệt và trở nên khan hiếm(đá vôi, than đá), chính phủ có dự tính trong tương lai sẽ tăng thuế tài nguyên. Chi phí xăng dầu để vận chuyển nguyên liệu cũng đồng loạt tăng giá. Giá xăng tháng 3/2013 (25.050đ/lít) tăng 9% so với tháng 3/2012 (22.900đ/lít) và tăng 29,79% so với tháng 3/2011(19.300đ/lít), dầu Điêzen tháng 3/2013 (21.900đ/lít) tăng 2% so với tháng 3/2012 (21.400 đ/lít) và tăng 19,67% so với tháng 3/2011(18.300 đ/lít).
Chi phí nhân công trực tiếp tăng vì tiền lương cơ bản năm 2013 tăng lên 17,97% so với năm 2011 và năm 2012 (từ 1.780.000 lên 2.100.000, theo nghị định số 103/2013/NĐ – CP). Các khoản trích theo lương cũng biến động, năm 2011 so với 2012 và 2013 tăng 2,5% tương đương tăng 6,56% (trích tỷ lệ là 30,5% năm 2011, và 32,5% năm 2012 – 2013). Tiền cơm tiền phụ cấp cũng tăng theo giá cả thị trường.
Chi phí sản xuất chung tăng vì các chi phí như: tiền lương cơ bản, các khoản trích theo lương, chi phí sửa chữa, nhiên liệu, mua ngoài, điện, nước, xăng dầu… tăng giá do thị trường lạm phát.
CHƯƠNG 6
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ GIẢI PHÁP HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG
6.1 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG
6.1.1 Ưu điểm
Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ là hình thức khoa học, chặt chẽ, hạn chế ghi chép trùng lắp, đảm bảo tính chuyên môn hóa cao, dễ dàng trong phân công các phần hành kế toán tại Nhà máy, phù hợp với quy mô lớn như nhà máy xi măng. Nhà máy đang thực hiện trên phần mềm kế toán V6 Accounting, đã làm nhẹ bớt khối lượng công việc, việc lập và in cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Hệ thống tài khoản, sổ sách, chứng từ… điều thực hiện đầy đủ, cẩn thận, rõ ràng và đúng theo quy định của chế độ kế toán hiện hành, đảm bảo đúng chuẩn mực kế toán. Cơ quan kiểm soát nội bộ đánh giá là trung thực và hợp lý. Các chứng từ sổ sách kế toán được bảo quản và lưu trữ an toàn, sắp xếp theo thời gian, thuận tiện cho công tác kế toán khi cần thiết.
Trang thiết bị máy móc đầy đủ, mỗi nhân viên điều được trang bị một máy vi tính, một bàn làm việc riêng lẻ nhằm đảm bảo cho công việc được hoàn thành chính xác và nhanh chóng, tuy nhiên các nhân viên được bố trí ngồi gần nhau để tiện cho việc trao đổi thông tin, đối chiếu sổ sách khi cần thiết. Ngoài ra Nhà máy còn thực hiện an toàn cho phòng quỹ bằng một không gian tách biệt và được trang bị đầy đủ thiết bị máy móc hỗ trợ trong công việc như: máy đếm tiền, máy lạnh, tủ sắt…
Nhà máy hoạt động với quy mô vừa và nhỏ nên số nhân viên không nhiều lắm, việc phân công công tác kế toán cũng giản đơn. Mỗi kế toán một phần hành, giúp cho các kế toán viên chuyên môn hóa cao trong phần hành của mình. Đa số nhân viên kế toán điều là người trẻ tuổi, có trình độ chuyên môn, nhiệt tình với công việc, luôn giúp đỡ lẫn nhau, có tinh thần và trách nhiệm cao luôn hoàn thành tốt công việc của mình.
Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được giao cho kế toán trưởng phụ trách là người có năng lực lãnh đạo và kinh nghiệm nên đảm bảo độ chính xác và thực hiện hoàn chỉnh. Kế toán trưởng cùng cán bộ lãnh đạo Nhà máy cũng đã xác định rõ về đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất để lựa chọn phương pháp tính giá thành sao cho phù hợp. Với phương pháp tính giá thành theo phương pháp giản đơn giúp cho việc tính giá thành thực hiện nhanh chóng và kịp thời cung cấp số liệu cho các bộ phận khác.
Nhà máy cũng áp dụng đúng phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung hợp lý phù hợp với chuẩn mực nguyên tắc kế toán hiện hành.
6.1.2 Những tồn tại
Việc phân công mỗi nhân viên một phần hành kế toán có nhiều ưu điểm nhưng cũng gặp khó khăn như khi có nhân viên nghỉ phép nghỉ ốm đột xuất, thì người làm thay phải mất nhiều thời gian vừa làm công việc của mình vừa phải làm quen với phần hành kế toán mới. Do tính chất công việc thường là nữ nên việc nghỉ ốm, nghỉ