Thông qua việc tìm hiểu pháp luật của Inđônêxia và Trung Quốc, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật đất đai cũng nhƣ các quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất nhƣ sau:
Cần có một hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật đất đai nói riêng đầy đủ, chi tiết, đồng bộ, phù hợp với công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Xây dựng chính sách và các thủ tục một cách chi tiết với mục tiêu hàng đầu là cung cấp cơ hội, tạo nguồn lực sản xuất cho ngƣời thuộc diện bồi thƣờng và tái định cƣ
Giá đất để bồi thƣờng là yếu tố cơ bản để ngƣời bị thu hồi đất thực hiện tốt các chủ trƣơng thu hồi đất của Nhà nƣớc. Do vậy, việc xây dựng bảng giá đất hàng năm của Nhà nƣớc cần sát với giá chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất trên thị trƣờng
Nâng cao sự thống nhất trong việc chỉ đạo điều hành, sự phân công nhiệm vụ, sự phối hợp trong quá trình giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, cần quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao phẩm chất, năng lực cho các tổ chuyên trách, cán bộ thực hiện công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ. Đồng thời, cần có một cơ quan giám sát độc lập, phải kiệm tra xem các hoạt động bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ có đƣợc triển khai đúng quy định và đúng tiến độ hay không
18
Nâng cao và chú trọng công tác tuyên truyền vận động đối với các hộ gia đình, cá nhân bị di dời vì đây là những đối tƣợng bị ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền lợi do chính sách thu hồi đất, bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng (Đinh Chí Thiện, 2011).