Nguồn: điều tra thực tế, 2014
Hình 4.18: Cơ cấu thu nhập trung bình hàng tháng của các hộ gia đình được phỏng vấn tại các phường của TPST
Thu nhập trung bình hàng tháng hàng tháng của các hộ dân được phỏng vấn dao động trong khoảng 2,7 triệu đồng/người/tháng. Trong đó: quan sát có thu nhập trung bình hàng tháng cao nhất là 8,5 triệu đồng/người/tháng và thấp nhất là 0,88 triệu đồng/người/tháng. Số liệu về cơ cấu thu nhập trung bình hàng tháng của các hộ dân được tổng hợp cụ thể như sau: có 38% các hộ gia đình được phỏng vấn có mức thu nhập trung bình khoảng 2-3 triệu đồng/người/tháng. Có tỷ trọng sấp xỉ nhau là mức thu nhập trung bình khoảng 1-2 triệu đồng/người/tháng và 3-4 triệu đồng/người/tháng với tỷ trọng lần lượt là 27% và 25%. Các hộ gia đình không nằm trong mức thu nhập trung bình thì chiếm tỷ trọng thấp hơn trong mẫu quan sát, những hộ gia đình có thu nhập trung bình dưới 1 triệu đồng/người/tháng chiếm 3% và số còn lại là 7% những hộ gia đình có nhu nhập trung bình trên 4 triệu đồng/người/tháng.
42
Qua số liệu điều tra ta thấy đa số người dân nơi đây có thu nhập tương đối khá. Vì đây là khu vực trung tâm của thành phố nên người dân có thu nhập trung bình ở mức cao hơn so với mức thu nhập trung bình của thành phố. Và không có sự chênh lệch quá nhiều giữa các hộ, phần lớn các hộ đều phân bố trong khoảng thu nhập trung bình – khá. Số hộ có thu nhập thấp cũng chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Điều đó cho thấy cuộc sống của người dân nơi đây khá sung túc và đầy đủ. Vì thế, ngoài nhu cầu cơ bản họ sẽ có thể quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và nhu cầu cao hơn để thỏa mãn cuộc sống của mình như sức khỏe, mỹ quan, vui chơi giải trí, du lịch....
4.1.3 Phân tích ý thức và trách nhiệm của ngƣời dân đối với ô nhiễm môi trƣờng nƣớc
4.1.3.1Sự quan tâm của người dân đến ô nhiễm môi trường nước
Nguồn: điều tra thực tế, 2014
Hình 4.19: Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm về vấn đề ô nhiễm môi trường của người dân tại các phường của TPST
Có đến 56% trên tổng số đáp viên được phỏng vấn trả lời là không quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước. Và còn lại là 44% đáp viên trả lời là có dành sự quan tâm đến các vấn đề về ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước. Điều này cho thấy sự quan tâm của người dân đến ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nước vẫn chưa cao trong khi hiện nay môi trường nước đang ô nhiễm ở mức cảnh báo. Thông qua đây, cho thấy cần có thêm nhiều giải pháp thực tế giúp nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự quan tâm của người dân đến vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nước.
4.1.3.2 Những phương tiện truyền thông giúp đáp viên dễ tiếp cận với thông tin liên quan đến môi trường
43
Nguồn: Điều tra thực tế, 2014
Hình 4.20: Phương tiện truyền thông giúp đáp viên dễ tiếp cậnvới thông tin liên quan đến môi trường
Theo số liệu thống kê được từ điều tra thực tế, Tivi là phương tiện truyền thông được đáp viên theo dõi nhiều nhất chiếm tỷ lệ hơn 80% tiếp theo đó là báo,tạp chí với hơn 60%. Đây cũng là 2 kênh phương tiện truyền thông phổ biến nhất cho lứa tuổi trung niên và hưu trí của những đáp viên trong mẫu điều tra. Cùng chiếm tỷ lệ 27% là thông qua internet và hàng xóm, bạn bè và người thân. Các phương tiện thông tin còn lại chiếm tỷ lệ khá nhỏ. Đây là thông tin hữu ích cho các cơ quan ban nghành, địa phương để có thể lựa chọn giải pháp và phương thức tuyên truyền đem lại hiệu quả cao nhất.
4.1.3.3 Sự hiểu biết của các đáp viên về tác hại của ô nhiễm môi trường nước đến sức khỏe và đời sống đến sức khỏe và đời sống
Nguồn: Điều tra thực tế, 2014
Hình 4.21: Sự hiểu biết của đáp viên về tác hại của ô nhiễm môi trường nước Kết quả điều tra cho thấy hơn 50% trên tổng số người dân được khảo sát không biết về tác hại của ô nhiễm môi trường nước đến sức khỏe và đồi sống của cộng đồng. Điều này cho thấy công tác tuyên truyền về tác hại của nước ô
44
nhiễm cũng như ảnh hưởng trực tiếp của nó đến các sức khỏe người dân cụ thể qua các dịch bệnh chưa được tốt.
Tuy nhiên, sau khi được cung cấp một số thông tin về tác hại của ô nhiễm môi trường nước cùng với sự hiểu biết của một số người dân. Kết quả khảo sát đã thống kê được một số tác hại mà người dân cho rằng nguyên nhân ảnh hưởng một phần là do môi trường nước bị ô nhiễm.
Bảng 4.10 : Bảng thống kê các tác hại của môi trường nước bị ô nhiễm
Tác hại Số quan sát Tỷ lệ (%) Bệnh tiêu chảy 24 24 Bệnh sốt huyết 41 41 Bệnh về hô hấp 35 35 Ung thư 2 2 Các bệnh về da 2 2 Ô nhiễm nước mặt 6 6 Ô nhiễm mạch nước ngầm 2 2 Mùi hôi 74 74 Mỹ quan đô thị 20 20 Khác 2 2
Nguồn: điều tra thực tế, 2014
Tác hại dễ thấy nhất của ô nhiễm môi trường nước đó là mùi hôi và mỹ quan đô thị - là tình trạng ngập úng liên tục và trên diện rộng vào mùa mưa, bốc mùi hôi thối vào những mùa hanh khô. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây. Tiếp theo đó là các tác động gián tiếp từ việc môi trường nước bị ô nhiễm. Hàng loạt các dịch bệnh phổ biến như: Tiêu chảy, sốt huyết, bệnh về hô hấp (tay chân miệng ở trẻ nhỏ, các bệnh về tai-mũi-họng...)... Và không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người dân, ô nhiễm nước còn gây tác động tiêu cực đến các tài nguyên thiên nhiên như gây ô nhiễm nước mặt ở hiện tại và kéo theo hệ lụy là ô nhiễm mạch nước ngầm trong một diễn cảnh không xa, làm thủy sản (cá, tôm, tép...) giảm về chất lượng và số lượng,...
Những tác hại của môi trường nước bị ô nhiễm là không hề nhỏ và tác động tiêu cực trên nhiều phương diện, cần được cả cộng đồng chung tay khắc phục và bảo vệ.
45
Nguồn: Điều tra thực tế, 2014
Hình 4.22: Đánh giá của người dân về môi trường nước trong thành phố hiện nay
Có đến hơn 70% đáp viên trả lời rằng theo họ hiện nay môi trường nước trong thành phố đang bị ô nhiễm và hơn thế nữa là khoảng 16% người dân cho rằng theo họ thì môi trường nước hiện tại trong thành phố đang ở mức rất ô nhiễm. Tuy nhiên, cũng có khoảng 11% số người dân cho rằng hiện tại môi trường nước vẫn bình thường. Mặc dù vẫn có một số đáp viên chưa nhận thấy được sự ô nhiễm đang ngày càng nghiêm trọng của môi trường nước trong thành phố. Nhưng đã có gần 90% đáp viên đã nhận thấy được sự ô nhiễm đến mức báo động của môi trường nước trong thành phồ mà không cần thông qua kiểm định kỹ thuật nào, chỉ thông qua cảm nhận về màu sắc và mùi hôi của nước thải trong thành phố. Điều này đặt ra một yêu cầu về cải thiện chất lượng nước một cách tốt hơn và hiệu quả hơn. Qua đó cho thấy được rằng, môi trường nước trong thành phố hiện nay ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng hơn.
46
Nguồn: Điều tra thực tế, 2014
Hình 4.23: Thống kê ý kiến của người dân về trách nhiệm bảo vệ môi trường Đây là một kết quả khả quan về nhận thức và trách nhiệm của người dân đối với môi trường. Mặc dù vẫn còn khoảng 34% người dân cho rằng việc bảo vệ môi trường, trách nhiệm với ô nhiễm môi trường chỉ thuộc về chính phủ, nhà nước hay chính quyền địa phương. Nhưng có đến gần 70% người dân được khảo sát cho biết rằng, theo họ thì trách nhiệm bảo vệ môi trường đặc biệt là bảo vệ môi trường nước trong thành phố là trách nhiệm của cả cộng đồng. Cả người dân cùng với nhà nước và chính quyền địa phương chung tay vào bảo vệ và có trách nhiệm với môi trường sống xung quanh chúng ta. Đây cũng là một tín hiệu tích cực cho công tác tuyên truyền và vận động ngưởi dân trong công tác bảo vệ môi trường cho địa phương.
4.1.3.6 Thông tin của người dân về nhà máy xử lý nước thải và hệ thống thoát nước của thành phố
Nguồn: Điều tra thực tế, 2014
Hình 4.24: Thông tin của người dân về nhà máy xử lý nước thải và hệ thống thoát nước của thành phố
Thông tin của người dân về nhà máy xử lý nước thải của thành phố và hệ thống thoát nước còn quá ít. Có hơn 90% đáp viên không biết thông về nhà máy và hệ thống thoát nước. Điều này đã trở thành một rào cản ảnh hưởng đến
47
quyết định tham gia đấu nối vào hệ thống thoát nước của thành phố. Điều này cho thấy các cơ quan ban ngành có liên quan, chính quyền địa phương và giới truyền thông cần đưa nhiều thông tin và với cách tiếp cận hiệu quả nhất đến với người dân. Nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm của người dân đối với môi trường, đặc biệt là môi trường nước trong thành phố.
4.2 PHÂN TÍCH MỨC SẴN LÒNG TRẢ VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA VÀO HỆ THỐNG THOÁT NƢỚC ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA VÀO HỆ THỐNG THOÁT NƢỚC CỦA NGƢỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG
4.2.1 Những tồn tại cơ bản
Hiện tại, đã có hệ thống thoát nước của nhà máy xử lý nước thải, hệ thống cống thoát nước của nhà máy đã đi qua nhiều phường và nhiều tuyến đường trong khu vực thành phố, đặc biệt là những phường ở khu vực trung tâm thành phố. Tuy nhiên, tổng số hộ hiện tại của thành phố Sóc Trăng là hơn 25.000 hộ nhưng chỉ có khoảng 11.696 hộ gia đình đã tham gia đấu nối vào hệ thống thoát nước của thành phố, số hộ này chiếm hơn 40% trong tổng số hộ gia đình trong thành phố. Còn gần 60% các hộ gia đình tự xử lý rác nước thải sinh hoạt tại nhà theo nhiều cách, từ ít gây ảnh hưởng đến gây ảnh hưởng lớn cho môi trường. Cụ thể qua điều tra thì có 2 cách xử lý chính đó là hầm tự hoại và thải trực tiếp ra môi trường bằng cách thải ra đất, sông, hồ, kênh, rạch... Cách xử lý thải trực tiếp ra môi trường không những chỉ gây ảnh hưởng đến mỹ quan của khu vực mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người sống trong khu vực đó. Việc làm này gây ra những ảnh hưởng xấu trực tiếp và cả gián tiếp đến sức khỏe và đời sống của người dân trong khu vực. Cụ thể như nước chuyển sang màu xám, đen,.... bốc mùi hôi thối, tạo nên nhiều khu vực nước động làm nơi cư trú và sinh sản của các loài côn trùng và động vật gây bệnh như chuột, gián, ruồi, muỗi... gây nên nhiều bệnh nguy hiểm và dễ lây lan trong cộng đồng như bệnh về hô hấp, sốt huyết, tiêu chảy, làm xấu đi bề mặt mỹ quan đô thị trong thành phố... và các tác động gián tiếp là ảnh hưởng đến mạch nước ngầm, là nguy cơ tìm ẩn của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác, thêm vào đó là môi trường thuận lơi làm phát tán đại dịch nếu có dịch bệnh xuất hiện tại khu vực ô nhiễm này.
Hơn nữa, do hiện tại nhà máy xử lý nước thải chỉ mới đưa vào hoạt động nên còn khá nhiều người dân chưa được biết đến thông tin về nhà máy cũng như hệ thống thoát nước của nhà máy. Hiện nay, nhà máy xử lý nước thải chỉ mới hoàn thành và đưa vào vận hành nhà máy ở giai đoạn 1 – giai đoạn xử lý cơ học nên hiệu quả về mặt kỹ thuật cũng như đáp ứng các chỉ tiêu vềhệ số ô nhiễm vẫn chưa được đáp ứng hoàn toàn. Tác động thêm vào đó là
48
tình hình đấu nối vào hệ thống thoát nước của người dân chưa cao dẫn đến còn nhiều tình trạng ngập úng, thoát nước không kịp vào những ngày mưa lớn, gây ngập trên diện rộng dẫn đến ùn tắc giao thông ở nhiều tuyến đường trong thành phố và gây nhiều trở ngại cho đời sống của người dân.
Đây là những nguyên nhân chính còn tồn tại gây ảnh hưởng đến hiệu quảxã hội và môi trường của dự án hệ thống thoát nước của thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
4.2.2 Tỷ lệ tham gia của hộ gia đình
4.2.2.1 Tỷ lệ tham gia đấu nối vào hệ thống thoát nước của thành phố
Theo kết quả khảo sát cho thấy có 54% hộ gia đình trên tổng số hộ được khảo sát chấp nhận tham gia đấu nối vàohệ thống thoát nước của thành phố.
Nguồn: điều tra thực tế, 2014
Hình 4.25: Tỷ lệ hộ gia đình đồng ý tham giá vào hệ thống thoát nước của thànhphố
Tổng số hộ gia đình đồng ý tham gia đấu nối vào hệ thống thoát nước của thành phố với tỷ trọng là 54% chiếm hơn một nữa số quan sát trong khảo sát, số hộ gia đình cho biết không tham gia vào hệ thống thoát nước của thành phố chiếm 46%. Tỷtrọng quyết định tham gia vào hệ thống thoát nước của thành phố và quyết định không tham gia chênh lệch nhau tương đối rõ, khác biệt 7% so với tổng số hộ gia đình được khảo sát. Trong đó, số hộ đồng ý tham gia ở mỗi phường có sự khác biệt nhau tương đối rõ rệt
4.2.2.2 Tỷ lệ tham gia đấu nối vào hệ thống thoát nước của thành phố theo phường phường
49
Bảng 4.11 : Tỷ lệ họ gia đình đồng ý tham gia vào hệ thống thoát nước của thành phố theo phường
Tên phường Số quan sát (hộ) Số hộ đồng ý Tỷ lệ đồng ý (%) Phường 1 20.0 12.0 22.2 Phường 2 20.0 11.0 20.4 Phường 3 20.0 13.0 24.0 Phường 4 20.0 7.0 13.0 Phường 6 20.0 11.0 20.4 TC 100.0 54.0 100.0
Nguồn: điều tra thực tế, 2014
Tỷ lệ số hộ đồng ý tham gia có sự tương đương nhau giữa các phường như phường 1, phường 3 và phường 2, phường 6. Trong đó, phường có số tỷ lệ số hộ gia đình đồng ý tham gia nhiều nhất đó là phường 3 với tỷ lệ 24,0% trên tổng số hộ đồng ý tham gia. Đây là phường được xem là phường có nhiều tuyến đường bị ngập úng, gần khu vực chợ và 1 số tuyến đường nằm gần kênh Cầu Bắc – đây là con kênh khá ô nhiễm của thành phố, do nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chính là do người dân nơi đây nói thói quen thải rác và nước thải sinh hoạt trực tiếp xuống con kênh này nên làm tình trạng nước bị ô nhiễm nặng, ngăn cản dòng chảy theo thủy triều của con kênh, điều này lại làm cho con kênh bị ô nhiễm nặng hơn gây ra mùi hôi thối rất nặng làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe của người dân trong khu vực. Còn lại, phường 2 là khu vực có các tuyến đường chính bị ngập khá nghiêm trọng vào mùa mưa gây cản trở sinh hoạt và đời sống của người dân không nhỏ. Tiếp đến là phường 2 và phường 6 với tỷ lệ bằng nhau là 20,4% trên tổng số quan sát đồng ý đấu nối trong khảo sát. Phường 4 và phường 6 là 2 phường có tuyến đường dọc sông Maspero và đây cũng là 2 phường được kỳ vọng là sẽ có tỷ người dân đồng ý tham gia đấu nối cao. Vì con sông này từng bị ảnh hưởng nặng bởi nước thải sinh hoạt của người dân trong thành phố, nhưng hiện nay đã được cải tạo rất rõ rệt từ sau khi nhà máy xử lý được đưa vào vận hành. Tuy nhiên, phường 4 lại chiếm tỷ lệ thấp nhất với 13,0%trên tổng số hộ đồng ý tham gia đấu nối hệ thống thoát nước của thành phố. Điều này cho thấy các cơ quan ban ngành và chính quyền địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền và vận động người dân quanh những khu vực ô nhiễm trực tiếp để họ thấy được hiệu quả và lợi ích cho môi trường – xã hội của quyết định tham gia