Thước đo trực tiếp về WTP cho hàng hóa và dịch vụ cụ thể có thể được định giá bằng cách hỏi người ta một cách trực tiếp họ sẽ sẵn lòng trả bao nhiêu cho các dịch vụ hoặc sản phẩm chăm sóc sức khỏe phù hợp.
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu
Bài viết nhằm phân tích hiệu quả tài chính của nhà máy xử lý nước thải, các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chi trả của người dân, cũng như tìm ra mức giá sẵn lòng trả của người dân cho dịch vụ xử lý nước thải tập chung nhằm mở rộng quy mô của hệ thống xử lý nước thải thải tại thành phố Sóc Trăng, tỉnh
15
Sóc Trăng. Do đó để phục vụ cho đề tài, việc nghiên cứu, khảo sát và phỏng vấn được thực hiện đối với những hộ gia đình chưa được đấu nối vào hệ thống thoát nước của thành phố và đang sống tại khu vực thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Số liệu thứ cấp
Gồm các tài liệu, số liệu có các nội dụng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thông tin về nhà máy xử lý nước thải được cung cấp bởi Công ty công trình đô thị thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng; Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng năm 2013. Thêm vào đó đề tài còn sử dụng các số liệu được thu thập từ các trang web, sách báo chuyên ngành và các nghiên cứu về phương pháp CVM và nhà máy xử lý nước thải.
2.2.2.2 Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi nhằm khảo sát ý kiến của người dân chưa được đấu nối vào hệ thống thoát nước.
Các bước thu thập số liệu sơ cấp: Bước 1: Xác định đối tượng khảo sát
Số liệu sơ cấp của đề tài được thu thập từ việc phỏng vấn những hộ gia đình chưa được đấu nối vào hệ thống thoát nước của thành phố, đang sinh sống ở khu vực thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Bước 2: Xác định kích thước mẫu
Căn cứ theo công thức xác định cỡ mẫu của Slovin (1984), cỡ mẫu được tính như sau: ) . 1 ( Ne2 N n (2.1) Trong đó:
N: số quan sát tổng thể , tức là ... hộ gia đình chưa được đấu nối. e: sai số cho phép, được lấy 10%.
Từ công thức (2.4) và cân nhắc về thời gian, nhân lực và dựa trên số lượng tổng thể tổng số mẫu được lấy là 100 quan sát đại diện cho ... hộ gia đình chưa được đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của thành phố, đang sinh sống ở khu vực thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
16
Bước 3: Phương pháp chọn mẫu
Căn cứ trên khu vực hành chính và vị trí khoảng cách so với khu vực chợ mà sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng. Có 5 nhóm nhỏ được hình thành, tương ứng với 5 phường trong khu vực trung tâm thành phố Sóc Trăng, gồm phường 1, phường 2, phường 3, phường 4 và phường 6. Trong mỗi nhóm, áp dụng phương pháp ngẫu nhiên đơn giản để chọn ra các hộ gia đình cần phỏng vấn.
Dựa trên phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn, tức là đầu tiên là chọn mẫu giai đoạn 1 – chọn ra 5 phường trên tổng số 10 phường của thành phố Sóc Trăng, tiếp theo là chọn một số quan sát trong các phường trên.
Bảng 2.1: Số lượng mẫu khảo sát những hộ gia đình chưa đấu nối vào hệ thống thoát nước của thành phố
Tên phường Số mẫu khảo sát Phường 1 20 Phường 2 20 Phường 3 20 Phường 4 20 Phường 6 20 Tổng 100
Nguồn: điều tra thực tế, 2014
Bước 4: Lựa chọn công cụ thu thập dữ liệu
Sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn những hộ gia đình chưa được đấu nối vào hệ thống thoát nước. Các câu hỏi trong bảng câu hỏi được đưa ra dưới dạng câu hỏi đóng, câu hỏi mở. Bên cạnh đó sử dụng phương pháp phỏng vấn trực diện để phỏng vấn các đáp viên.
Bước 5: Phỏng vấn thử
Khảo sát thử một số đáp viên, sau đó điều chỉnh lại những thiếu sót mắc phải trong bảng câu hỏi, từ đó hoàn thiện bảng câu hỏi hơn.
Bước 6: Hoàn thiện bảng câu hỏi, tiến hành điều tra và mã hóa số liệu
Từ bảng câu hỏi hoàn thiện tiến hành khảo sát các đối tượng đã được xác định, tiến hành phỏng vấn và giải đáp các thắc mắc của đáp viên. Sau cùng, từ bảng câu hỏi thu thập được mã hóa thành bộ số liệu sơ cấp cung cấp những số liệu cần thiết cho đề tài.
17
Phương pháp thống kê mô tả tập hợp tất cả các phương pháp đo lường, mô tả dữ liệu bằng các phép tính và các chỉ số thống kê thông thường bao gồm: tần số, tỉ số, số trung bình, số lớn nhất, số nhỏ nhấtđể phân tích và trình bày số liệu. Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng tình trạng ô nhiễm môi trường nước, ý thức và trách nhiệm của người dân về ô nhiễm. Bên cạnh đó, nhằm thống kê tỉ lệ người dân muốn tham gia đấu nối vào hệ thống thoát nước, tỉ lệ người dân không muốn tham, từ đó rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin thu thập được.
Phương pháp so sánh: bao gồm so sánh về số tuyệt đối và số tương đối. Phương pháp so sánh được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm so sánh giữa tỉ lệ lượng người dân mong muốn tham gia và không muốn tham gia đấu nối vào hệ thống thoát nước trong tổng thể, so sánh giữa chi phí và lợi ích xã hội đạt được giữa trước và sau khi có nhà máy xử lý nước thải. Khi mở rộng mô hình thu gom với chi phí đang chi trả hiện tại, so sánh giữa mức giá sẵn lòng trả của người dân và mức thu phí cố định của thành phố. Bên cạnh đó là so sánh các số liệu thống kê giữa các phường về nước thải, thu nhập, số lượng trong một nghề nghiệp, trình độ học vấn.
Sử dụng phần mềm Stata 11 để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia đấu nối vào hệ thống thoát nước của người dân trên địa bàn thành phố Sóc Trăng. Đề tài sử dụng hàm hồi quy với mô hình Tobit, mô hình hồi quy Binary Logistic nghiên cứu sự phụ thuộc của một biến nhị phân vào các biến độc lập khác và đặc biệt có sử dụng biến chặn – trong mô hình của bài nghiên cứu này, biến chặn trái được áp dụng. Mục đích của mô hình là sử dụng các nhân tố có ảnh hưởng đến biến độc lập để xác định khả năng những biến độc lập này sẽ có mối quan hệ với biến phụ thuộc như thế nào. Hàm hồi quy như sau:
(2.2)
Các biến được sử dụng trong mô hình Binary Logistic - Biến phụ thuộc:
Y: Quyết định tham gia đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải Y = 1 đáp viên đồng ý tham gia
Y = 0 đáp viên không đồng ý tham gia
o Biến độc lập:
Tuổi (X1): Là tuổi của đáp viên, tuổi đáp viên càng cao ý thức về môi trường và sự nhìn nhận về lợi ích khi tham gia mô hình càng cao. Do đó biến tuổi được kỳ vọng là có ảnh hưởng cùng chiều với mô hình.
18
Giới tính (X2): Là giới tính của đáp viên, được mã hóa là 1 nếu là nam, 0 nếu là nữ. Ảnh hưởng của biến giới tính lên quyết định tham gia đấu nối vào hệ thống thoát nước là không rõ ràng, chính vì vậy không thể dự đoán dấu kỳ vọng của biến này.
Thu nhập (X3): Là thu nhập bình quân hàng tháng của gia đình đáp viên. Biến này được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng cùng chiều với quyết định tham gia đấu nối vào hệ thống thoát nước, nghĩa là hộ gia đình có thu nhập bình quân hàng tháng cao thì quyết định tham gia đấu nối vào hệ thống thoát nước càng cao. Trình độ học vấn (X4): Là trình độ học vấn của đáp viên, bao gồm có các cấp bậc học như sau: từtiểu học trở xuống, THCS, THPT, cao đẳng/đại học và trên đại học. Có 5 biến giả được dùng bao gồm X31: tiểu học trở xuống; X32: THCS; X33: THPT, X34: Cao đẳng/Đại học, X35: trên đại học. Biến này được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng cùng chiều quyết định tham gia đấu nối vào hệ thống thoát nước, nghĩa là đáp viên có học vấn càng cao thì quyết định tham gia đấu nối vào hệ thống thoát nước càng cao.
Số thành viên (X5): Là số thành viên gia đình của đáp viên. Biến này được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng cùng chiều với quyết định tham gia đấu nối vào hệ thống thoát nước, nghĩa là số thành viên trong gia đình càng nhiều thì quyết định tham gia đấu nối vào hệ thống thoát nước càng cao.
Ý thức và quan tâm (X6): Biến này là ý thức và quan tâm của đáp viên đến các vấn đề ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước, được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng cùng chiều với quyết định tham gia đấu nối vào hệ thống thoát nước, nghĩa là khi người dân có sự quan tâm đối với môi trường thì họ sẽ nhận thức được lợi ích về môi trường từ việc tham gia đấu nối vào hệ thống thoát nước càng cao. Biến này được mã hóa là 1 nếu có quan tâm, là 0 nếu không hoặc ít quan tâm
Hiểu biết tác hại (X7): Là hiểu biết của hộ gia đình về tác hại đối với môi trường và sức khỏe của môi trường nước ô nhiễm, được mã hóa là 1 nếu có hiểu biết nhiều, là 0 nếu không hoặc có hiểu biết ít. Biến này được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng cùng chiều quyết định tham gia đấu nối vào hệ thống thoát nước, nghĩa là quyết địnhtham gia đấu nối vào hệ thống thoát nước càng cao nếu đáp viên có hiểu biết càng nhiều về các tác hại đối với môi trường khi môi trường nước bị ô nhiễm.
Sống gần với nơi bị ô nhiễm (X8): Biến nàylà nơi sinh sống của đáp viên gần với khu vực bị ô nhiễm nước được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng cùng chiều với quyết định tham gia đấu nối vào hệ thống thoát nước, nghĩa là khi người dân sinh sống gần khu vực bị ô nhiễm nước, họ sẽ nhận thấy ảnh hưởng của ô nhiễm
19
nước và tác hại của nó đến sức khỏe và cuộc sống của gia đình họ, điều này làm cho họ dễ dàng chấp tham gia đấu nối vào hệ thống thoát nướcđể giúp cải thiện chất lượng môi trường xung quanh khu vục họ sống. Biến này được mã hóa là 1 nếu có gần khu vực ô nhiễm, là 0 nếu không gần khu vực ô nhiễm. Khai thác tài nguyên liên quan môi trường nước (X9): Biến nàylà có khai thác tài nguyên liên quan môi trường nước,được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng cùng chiều với quyết định tham gia đấu nối vào hệ thống thoát nước, nghĩa là khi người dân có thực hiện việc khai thác hay sử dụng những tài nguyên liên quan đến môi trường nước. Thì họ sẽ trực tiếp thấy được tác động ngược chiều từ môi trường nước ô nhiễm đến lợi ích khai thác của họ. Điều này được xem là sẽ làm tăng tính quyết định của họ khi được hỏi về quyết định tham gia đấu nối vào hệ thống thoát nước. Biến này được mã hóa là 1 nếu có sử dụng hay khai thác, là 0 nếu không sử dụng hay khai thác.
Khối lượng nước (X10): Là khối lượng nướcsử dụng hàng tháng của hộ gia đình. Đây cũng được xem là lượng nước thải sinh hoạt của gia đình. Biến này kỳ vọng sẽ ảnh hưởng cùng chiều với quyết định tham gia đấu nối vào hệ thống thoát nước, nghĩa là hộ gia đình thải nước sinh hoạt càng nhiều thì quyết định tham gia đấu nối vào hệ thống thoát nước càng cao.
Quyết định trả phí ban đầu (X11): Biến này là quyết định chi trả cho chi phí đấu nối ban đầu, được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng cùng chiều với quyết định tham gia đấu nối vào hệ thống thoát nước. Biến này được mã hóa là 1 khi đồng ý chi trả cho chi phí ban đầu, là 0 khi không đồng ý chi trả.
Sự tham gia của cộng đồng (X12): Là việctham gia đấu nối của cộng đồng xung quanh hộ gia đình, được mã hóa là 1 nếu có ảnh hưởng đến quyết định tham gia, là 0 nếu không ảnh hưởng đến quyết định tham gia. Ảnh hưởng của biến tham gia công đồng lên quyết định đấu nối vàohệ thống thoát nướcđược kỳ vọng là tác động cùng chiều.Vì thông thường người dân thường chấp nhận theo ý kiến của số đông.
Mức phí bảo vệ môi trường nước (được tính theo đơn vị đồng/m3) (X13): Biến này được mã hóa bao gồm các mức giá sau: 0 đồng/m3, 1.800đồng/m3, 2.000đồng/m3, 2.500đồng/m3. Biến này được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng cùng chiều quyết định tham gia đấu nối vào hệ thống thoát nước, nghĩa khi chấp nhận với mức phí xử lý trung bình trên từng m3 sử dụng thì quyết định tham gia đấu nối vào hệ thống thoát nước sẽ cao hơn.
20
Bảng 2.2: Đặc điểm của các biến độc lập được đưa vào mô hình Binary Logistic
Biến Ký hiệu Đơn vị Dấukỳvọng
Tuổi X1 Số tuổi +
Giới tính X2 1 = nam
21 Thu nhập X3 Đồng + Trình độ học vấn X41 1 = tiểu học 0 = khác + X42 1 = THCS 0 = khác X43 1 = THPT 0 = khác X44 1 = CĐ/ĐH 0 = khác X45 1 = trên ĐH 0 = khác Số thành viên X5 Số thành viên + Ý thức và quan tâm X6 1= có 0= không +
Hiểu biết tác hại X7 1 = có
2 = không +
Sống gần nơi ô nhiễm X8 1= có
0= không +
Khai thác tài nguyên liên
quan môi trường nước X9
1= có
0= không +
Khối lượng nước X11 M3/tháng +
Quyết định trả chi phí ban đầu X12 1= đồng ý 0= không đồng + Sự tham gia cộng đồng X13 1 = có 0 = không ± Mức phí bảo vệ môi trường nước X14 Đồng/m3 +
Nguồn: điều tra thực tế, 2014
CHƢƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ THÀNH SÓC TRĂNG VÀ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƢỚC THẢI TẠI THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG
3.1 Tổng quan về thành phố Sóc Trăng 3.1.1 Đơn vị hành chính, đất đai và khí hậu 3.1.1 Đơn vị hành chính, đất đai và khí hậu
22
Thành phố Sóc Trăng, gồm 10 phường (phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 5, phường 6, phường 7, phường 8, phường 9, phường 10). Tổng diện tích 7.606 ha, trong đó đất sản xuất chiếm 5.332 ha, đất chuyên dùng chiếm 1.376 ha, đất ở chiếm 490 ha và không có đất lâm nghiệp.
Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa, hàng năm có mùa khô và mùa mưa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27,30C, ít khi bị bão lũ. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.543 mm, tập trung nhất từ tháng 8,9,10, độ ẩm trung bình là 83%, thuận lợi cho cây lúa và các loại hoa màu phát triển.
3.1.2 Dân số và lao động
Dân số trung bình của thành phố Sóc Trăng là 137.642 người, với diện tích 76,1 𝑘𝑚2, mật độ dân số 1.802 người/𝑘𝑚2. Trong đó, dân số trung bỉnh nam là 65.356 người, dân số trung bình nữ là 72.286 người. Dân tộc Kinh là 88.064 người, dân tộc Hoa là 17. 482 người, dân tộc Khmer là 31.966 người.
3.1.3 Kinh tế
Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong khu vực thành phố Sóc Trăng là 614 doanh nghiệp, số cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản là 11.821 cơ sở và trong đó số lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản là 20.033 người.Vê nông nghiệp, đa số người dân tại đây trồng cái loại như: cây lúa, cây lương thực có hạt, khoai lang, khoai mì, cây hàng năm và lâu năm, dừa và hoa màu như bắp, mía... Ngoài ra, người dân nơi đây còn nuôi trâu, bò, gia cầm và thủy hải sản...
3.1.4 Xã hội
Về giáo dục, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông là 1422chiếm 99,79% trong đó học sinh nữ đạt 788 chiếm tỷ lệ 99,75%. Tổng số học sinh theo học lớp xóa mù chữ, bổ túc văn hóa là 50 người.
Về y tế. Có 14 cở sở y tế, cụ thể như sau: 3 bệnh viện, nhà hộ sinh, 10 trạm y tế cấp xã, phường, cơ sở xí nghiệp.
23
Nguồn: sở kế hoạch đầu tư tỉnhSóc Trăng
Hình 3.1: Bản đồ hành chính thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, năm 2014