Bản đồ hành chính

Một phần của tài liệu phân tích mức sẵn lòng trả và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào hệ thống thoát nước của người dân thành phố sóc trăng (Trang 34)

23

Nguồn: sở kế hoạch đầu tư tỉnhSóc Trăng

Hình 3.1: Bản đồ hành chính thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, năm 2014

3.2 Tổng quan về nhà máy xử lý nƣớc thải tại thành phố Sóc Trăng 3.2.1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án:

Thành phố Sóc Trăng có diện tích tự nhiên là 7.615,22 ha, với 173.922 nhân khẩu (số liệu ngày 24 tháng 03 năm 2013), thì việc nâng cấp thành phố Sóc Trăng có một môi trường xanh sạch đẹp là một vấn đề đáng chú ý. Trong vấn đề đó, việc đầu tư xây dựng một HTXLNT hoàn chỉnh cho thành phố Sóc Trăng, nhằm thu gom xử lý nước thải chống ô nhiễm môi trường nước, chống ngập úng, cải thiện điều kiện sống, bảo vệ sức khỏe cho người dân, là việc hết sức cần thiết. Do vậy, xây dựng một HTXLNT cho thành phố rất quan trọng. “Nhà máy xử lý nước thải thành phố Sóc Trăng - Dự án thoát nước và xử lý nước thải thị xã Sóc Trăng (giai đoạn 2003 - 2012) (nay là thành phố Sóc Trăng)”, thống kê nguồn ô nhiễm, tải lượng ô nhiễm, những tác động đến môi trường của Nhà máy xử lý nước thải thành phố Sóc Trăng, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp khống chế ô nhiễm môi trường, chương trình giám sát môi trường của NMXLNT thành phố Sóc Trăng khi xây dựng và đi vào hoạt động.

3.2.2. Vị trí địa lý của Nhà máy xử lý nƣớc thải thành phố Sóc Trăng:

Nhà máy xử lý nước thải thành phố Sóc Trăng được xây dựng ở số 25, đường Cao Thắng, phường 8, thành phố Sóc Trăng. Đây là vị trí có nhiều thuận lợi:

24

+ Nằm trong khu cây xanh, cách ly giữa khu công nghiệp và khu dân cư, đảm bảo khoảng cách ly và thuận lợi về hướng gió.

+ Nằm trong khu ruộng lúa hiện hữu, không có nhà dân nên việc đền bù và giải tỏa rất thuận lợi.

+ Nằm ở hạ lưu sông Maspero, nên khi xả nước ra sông sẽ ít gây ảnh hưởng đến các khu vực khác. Sông Maspero có chiều rộng khoảng 40 - 60 m và tương đối sâu nên việc pha loãng dòng chảy là rất khả thi.

3.2.3. Mô tả mục tiêu của Dự án:

Nhà máy xử lý nước thải thành phố Sóc Trăng, giai đoạn 1 (xử lý cơ học) nước thải, quản lý nước thải một cách hiệu quả hơn, cải thiện chất lượng nước thải sinh hoạt cho người dân trong thành phố.

Xây dựng Nhà máy xử lý nước thải thành phố Sóc Trăng là một phần trong dự án thoát nước và xử lý nước thải thị xã Sóc Trăng giai đoạn 2003 - 2012 thuộc Dự án thoát nước tại các tỉnh thành - Chương trình miền Nam: Sóc Trăng, Cần Thơ và Trà Vinh, sử dụng nguồn vốn vay ODA ưu đãi của Ngân hàng tái thiết CHLB Đức và vốn đối ứng trong nước. Dự án được chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng phê duyệt tại Quyết định số 245/QĐ.HC.03 của UBND tỉnh Sóc Trăng, về việc phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thoát nước và xử lý nước thải thị xã Sóc Trăng.

3.2.4. Quy mô các hạng mục của Dự án:

- Cải tạo sơ bộ cho 05 lưu vực thoát nước thường xuyên bị ngập úng trong địa bàn thành phố với khối lượng 2,10 Km cống các loại từ có đường kính từ D400 – D1500.

- Xây dựng hệ thống cống bao thu gom nước thải về nhà máy: với tổng chiều dài là 7,231Km cống các loại từ có đường kính từ D300 – D700.

- Xây dựng 10 trạm bơm nâng dọc trên tuyến cống bao thu gom nước thải. - Xây dựng 16 hố ga tách dòng (CSO) để tách nước mưa và nước thải ở vị trí cửa xả.

- Xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tập trung của thành phố Sóc Trăng: trong giai đoạn 1 nhà máy chỉ mới được đầu tư ở mức độ xử lý bằng phương pháp cơ học (lắng, lọc bùn), công suất nhà máy là 13.180m³/ngày/đêm, diện tích mặt bằng khu vực nhà máy: 6,8 ha.

Sơ đồ công nghệ của nhà máy xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học được đầu tư trong giai đoạn 1 của dự án: nước thải từ hệ thống cống bao thu gom

25

được trạm bơm đưa về nhà máy qua Ngăn tiếp nhận - Song chắn rác - Bể lắng cát - Mương đo lưu lượng - Bể lắng sơ bộ - Bể phân hủy bùn - Sân phơi bùn.

3.2.5. Công nghệ của nhà máy xử lý nƣớc thải:

Nguồn: Công ty công trình đô thị thành phố Sóc Trăng,2014

Hình 3.2: Sơ đồ công nghệ xử lý của nhà máy xử lý nước thải thành phố Sóc Trăng

26

Nguồn: Công ty công trình đô thị thành phố Sóc Trăng, 2014

Hình 3.3: Tổng quan quy trình xử lý nước của nhà máy xử lý nước thải tại thành phố Sóc Trăng, giai đoạn 1

Nguồn: điều tra thực tế, 2014

Hình 3.4: Tổng quan nhà máy xử lý nước thải tại thành phố Sóc Trăng

- Mô tả kiểm soát quá trình Ngăn tiếp nhận

- Nước thải cần phải xử lý sẽ được chuyển đến Nhà máy xử lý nước thải thành phố Sóc Trăng nhờ trạm bơm và đường ống áp lực của nó. Đường ống áp lực đường kính 600 sẽ chấm dứt tại ngăn nước vào. Cấu trúc này có chức

27

năng của một ngăn tiếp nhận. Từ cấu trúc này nước thải sẽ chảy bằng trọng lực qua tất cả các đơn vị của giai đoạn xử lý cơ học mà không có bất kỳ trạm bơm trung gian thêm vào nào.

- Hố nước vào gồm một giếng thu cùng với một hố tràn, là một bộ phận xả tràn khẩn cấp là một phần của cấu trúc này.

- Có một van phai tại máng đi ra của hố nước vào này.

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Hình 3.5: Ngăn tiếp nhận của nhà máy xử lý nước thải tại thành phố Sóc Trăng

Khu vực chắn rác

- Trạm lưới chắn rác là để loại các thành phần chất rắn ≥ 6 mm trong nước thải mà các thành phần này vốn có thể gây ra vấn đề rắc rối trong các giai đoạn khác nhau của Nhà máy xử lý nước thải thành phố Sóc Trăng. Trạm lưới chắn rác được nạp nước thải từ hố nước vào. Các chất rắn bị loại khỏi nước thải sẽ được chuyển bằng băng đai vào một bồn chứa có ống thoát nước. Trạm lưới chắn rác đã được thiết kế cho tải lượng thủy lực vào năm 2020. - Trạm lưới chắn rác gồm 3 máng hở để lắp đặt các lưới chắn rác, trong đó một máng phục vụ như là máng dự phòng khẩn cấp.

- Trạm lược rác gồm:

+ Hai lưới chắn rác to kèm theo băng đai. + Hai lưới chắn rác nhỏ kèm theo băng đai.

+ Một lưới chắn rác to cào rác bằng thủ công đặt trong máng dự phòng.

Trước mỗi lưới chắn rác nhỏ lắp một lưới chắn rác to để bảo vệ lưới mịn khỏi bị hư hại.

28

- Để thu góp các vật liệu trên lưới, tất cả các lưới chắn được nối với các băng đai, các băng đai này sẽ chuyển các vật liệu nằm trên lưới vào các bồn chứa.

Bên trong máng dự phòng có một lưới chắn rác to, lưới này phải được làm sạch bằng thủ công trong trường hợp hoạt động.

Mỗi máng có thể được đóng lại bằng van loại cửa cống đặt ở thượng và hạ lưu.

Các số liệu kỹ thuật như sau:

Bảng 3.3: Số liệu kỹ thuật của trạm lưới chắn rác tạinhà máy xử lý nước thải tại thành phố Sóc Trăng Mô tả Đơn vị Trị số Lƣới chắn rác thô Lƣới chắc rác mịn Số lưới chắn rác to Cái 2,0 2,0 Bề rộng mắt lưới Mm 60,0 6,0 Bề rộng của máng đặt lưới M 1,0 1,0 Bề dọc của lưới chắn rác to M 0,9 0,9

Nguồn: Công ty công trình đô thị thành phố Sóc Trăng,2014

- Việc làm sạch các lưới lược rác nhỏ sẽ được điều khiển tùy theo mức nước và tuỳ theo thời gian. Lưới chắn rác được vận hành trên cơ sở sai biệt mức nước đã chọn, được đo ở trước và sau lưới. Bên cạnh đó, một thời gian nào đó có thể được chọn, mà sau thời gian này việc làm sạch phải được bắt đầu độc lập với sai biệt mức nước được đo.

- Lưới chắn rác to sẽ được điều khiển theo cùng một kiểu.

- Trong trường hợp khẩn cấp nước tại trạm chắn rác có thể dâng lên do sự trục trặc của thiết bị hay sự gia tăng lưu lượng đột ngột. Trong trường hợp này máng dự phòng có thể được khởi động bằng cách mở van phai thích hợp.

29

Nguồn: điều tra thực tế, 2014

Hình 3.6: Khu vực chắn rác của nhà máy xử lý nước thải tại thành phố Sóc Trăng

Ngăn lắng cát

Chức năng của ngăn lắng cát là để loại cát, mà nó vốn là một phần của nước thải chưa xử lý.

Giai đoạn xây dựng đầu tiên gồm hai dây chuyền loại bỏ cát.Đối với tải lượng thiết kế vào năm 2020 thì thực hiện thêm một dây chuyền nữa.

Nước thải chảy từ trạm lược rác nhỏ vào trong các bể loại cát.Các bể loại cát được thiết kế là các bể hình chữ nhật. Chúng gồm một ngăn nước vào, hai bể và một máng thu tại phía dòng nước ra.

Việc loại cát được thực hiện bằng thiết bị cào cát, sẽ được lắp trên đỉnh của cấu trúc theo dạng một cầu trục lăn. Cát lắng ở đáy của bể sẽ được loại ra bằng các bơm chìm loại bỏ cát.

Để rút khô nước trong hỗn hợp cát - nước đang được loại ra khỏi các bể loại cát, sẽ có hai máng chứa cát.Từ đây cát được lấy ra bằng thủ công.

Mỗi ngăn của bể loại cát có thể được cách ly bằng các van phai lắp ở ngăn nước vào.

30

Bảng 3.4: Số liệu kỹ thuật của ngăn lắng cát tại nhà máy xử lý nước thải tại thành phố Sóc Trăng

Mô tả Đơn vị Trị số

Số ngăn Ngăn 2,00 Thể tích thực loại cát (cho mỗi ngăn) m3 83,08 Thời gian giữ nước (thời tiết khô) Phút 18,15

Nguồn: Công ty công trình đô thị thành phố Sóc Trăng,2014

Các bơm loại bỏ cát sẽ được khởi động bằng thủ công bởi nhân viên vận hành theo sức chứa của các máng cát.

Việc vận hành được điều khiển bằng rơ le thời gian lắp tại cầu.

Nguồn: điều tra thực tế, 2014

Hình 3.7: Bể lắng cát của nhà máy xử lý nước thải tại thành phố Sóc Trăng

Mƣơng đo lƣu lƣợng

Để ghi số lượng nước thải đi vào, sẽ có một bộ phận đo lưu lượng của dòng vào. Loại đo lưu lượng sẽ là máng Parshall kiểu venturi.

Bộ phận đo lưu lượng đầu vào gồm một mương hở mà ở đó sẽ lắp máng đo kiểu venturi.

Bên trong mương kiểu Venturi sẽ không có thiết bị cơ khí nào

Lưu lượng sẽ được đo bởi một dụng cụ đo mực nước bằng siêu âm. Kết quả sẽ được ghi lại.

31

Nguồn: điều tra thực tế, 2014

Hình 3.8: Mương đo lưu lượng củanhà máy xử lý nước thải tại thành phố Sóc Trăng

Bể lắng sơ cấp

Bể lắng sơ cấp là để loại ra các chất rắn có thể lắng được trong nước thải bằng các quá trình lắng đơn giản.

Giai đoạn xây dựng đầu sẽ gồm hai dây chuyền bể lắng sơ cấp.Đối với tải lượng thiết kế năm 2020, sẽ phải thực hiện thêm một dây chuyền nữa.

Các bể lắng sơ cấp sẽ được xây dựng là các bể hình chữ nhật có phễu thu bùn tại phía đầu vào của cấu trúc. Việc phân phối nước thải đi vào sẽ được thực hiện bằng một máng vào có các lỗ để nước thải phân phối vào trong các bể. Nước đi ra khỏi các bể lắng sơ cấp sẽ được thu bằng một máng.

Sẽ có một bộ cào bùn theo dạng gọi là bộ cào bùn kép cho cả hai bể lắng sơ cấp để gom bùn và chuyển vào phễu thu bùn để xử lý tiếp. Bộ cào bùn gồm một cầu phục vụ với các tấm cào bùn được vận hành bằng động cơ có thể nâng lên được.

Các số liệu kỹ thuật như sau:

Bảng 3.5: Số liệu kỹ thuật của bể lắng sơ cấp củanhà máy xử lý nước thải tại thành phố Sóc Trăng

Mô tả Đơn vị Trị số

Số ngăn Ngăn 2,0

Thể tích thực của bể lắng sơ cấp (cho mỗi bể) m3 864,0 Thời gian giữ nước (thời tiết khô) giờ 1,7

32

Bộ cào bùn sẽ hoạt động liên tục. Việc điều chỉnh và điều khiển thêm là không cần thiết..

Điều chỉnh việc loại bỏ bùn sẽ được thực hiện bằng các bơm trong trạm bơm bùn sơ cấp. Mỗi đường ống tự chảy từ mỗi phễu thu bùn được trang bị bằng một van cửa kiểu lưỡi dao vận hành bằng tay để tháo bùn ra.

Việc loại váng bọt sẽ được thực hiện bằng các tấm cào váng bên trên của bộ cào bùn, chúng sẽ chuyển váng bọt vào trong máng thu váng bọt. Váng bọt chảy bằng trọng lực vào trong hố thu của trạm bơm bùn sơ cấp.

Mỗi dây chuyền của bể lắng sơ cấp có thể được cách ly bằng các van phai lắp tại máng vào.

Nguồn: điều tra thực tế, 2014

Hình 3.9: Bể lắng sơ bộ củanhà máy xử lý nước thải tại thành phố Sóc Trăng

Trạm bơm bùn

Bùn đã lắng và bọt váng tại các bể lắng sơ cấp được thu vào hố bơm của trạm bơm sơ cấp. Bùn này sẽ được gọi là bùn thô.

Trạm bơm gồm một hố bơm hở và một nhà gồm một phòng bơm và một trạm điện phụ.

Phòng bơm được trang bị bằng một bơm mồi và 3 bơm kiểu trục vít lệch tâm lắp trên cạn, trong đó có một tổ máy dự phòng.Các bơm được bảo vệ chẹn tắt bằng bộ bảo vệ chạy khô và quá áp (áp kế).Mỗi bơm được trang bị một van cửa kiểu lưỡi dao trên ống hút và một van một chiều và van của kiểu lưỡi dao trên ống đẩy. Lưu lượng trong ống áp lực chính, đường kính 150 được đo bằng

33

một MID. Các ống xả đường kính 200 từ các phễu thu bể lắng sơ cấp được trang bị một van cửa kiểu lưỡi dao được vận hành bằng tay.

Các số liệu kỹ thuật như sau:

Bảng 3.6:Số liệu kỹ thuật của trạm bơm bùn sơ cấpcủa nhà máy xử lý nước thải tại thành phố Sóc Trăng

Mô tả Đơn vị Trị số

Số bơm mồi Bộ 1

Số bơm Bộ 3 (2+1) Công suất (mỗi bơm) m3/h 20 Tổng công suất trong thời gian hoạt động

(không có tổ máy dự phòng) m

3/h 40

Chiều cao trung bình cột nước bơm ra M 20

Nguồn: Công ty công trình đô thị thành phố Sóc Trăng,2014

Việc xả bùn khỏi các bể lắng sơ cấp sẽ được thực hiện bằng thủ công bởi nhân viên vận hành theo mức đầy nước trong hố bơm.

Việc loại bùn thô được kiểm soát bởi một đồng hồ hẹn giờ với việc khởi động bơm bằng tay kết hợp với lượng bùn thô hàng ngày.

Mức nước bên trong hố bơm sẽ được ghi độc lập với sơ đồ điều khiển này để tránh tình trạng chạy khô.

Lượng bùn thô được bơm đến ao phân huỷ sẽ được đo bằng MID và sẽ được ghi chép.

Nguồn: điều tra thực tế, 2014

Hình 3.10: Trạm bơm bùn của nhà máy xử lý nước thải tại thành phố Sóc Trăng

34

Bể phân hủy bùn hiếu khí

Bùn thô gồm bùn sơ cấp từ giai đoạn xử lý bằng cơ học, có hoạt tính sinh học do hỗn hợp các chất hữu cơ của bùn sơ cấp.Để xử lý bùn thêm nữa và để thải bỏ sau cùng, bùn phải được ổn định.Việc này sẽ được thực hiện bằng phân hủy kỵ khí dạng hở.

Thể tích đòi hỏi cho việc phân hủy kỵ khí sẽ đạt được bằng cách xây dựng các ao hở.Đối với giai đoạn thiết kế đầu thì sẽ thực hiện 3 ao phân hủy.Đối với giai đoạn sau thì phải xây thêm một ao nữa.

Ngoại trừ van cửa trên các ống cấp bùn vào và van co duỗi được cho ống thoát nước trên bề mặt, thì sẽ không có thiết bị cơ khí có liên quan nào nữa . Các số liệu kỹ thuật như sau:

Bảng 3.7: Số liệu kỹ thuật của các ao phân huỷ bùn tại nhà máy xử lý nước thải tại thành phố Sóc Trăng

Mô tả Đơn vị Trị số

Số ao Cái 3

Thể tích thực của ao phân huỷ bùn(mỗi ao) m3 Khoảng 1.900 Thời gian chờ lắng bùn Ngày 30 – 40

Nguồn: Công ty công trình đô thị thành phố Sóc Trăng, 2014

Thời gian giữ bùn trong các ao phân hủy sẽ được kiểm soát bởi tốc độ cấp bùn thô vào ao hàng ngày được đo bằng MID trong đường ống áp lực cấp bùn khô vào ao. Việc này được thực hiện bằng thủ công để cho việc kiểm soát hay điều

chỉnh thêm là không cần thiết.

Một phần của tài liệu phân tích mức sẵn lòng trả và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào hệ thống thoát nước của người dân thành phố sóc trăng (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)