Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Kinh doanh Thép Hà Nộ

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH kinh doanh Thép Hà Nội (Trang 88 - 92)

- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 22,540,

15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập

3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Kinh doanh Thép Hà Nộ

kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Kinh doanh Thép Hà Nội

3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Kinh doanh Thép Hà Nội bán hàng tại Công ty TNHH Kinh doanh Thép Hà Nội

Hoạt động kinh doanh thương mại trong nền kinh tế thị trường đặc biệt là nền kinh tế thời mở cửa như hiện nay, cơ hội đến với các doanh nghiệp là khá nhiều song đầy thách thức. Môi trường cạnh tranh gay gắt không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn cả trên thương trường quốc tế đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tìm ra cho mình những cách thức kinh doanh hiệu quả và

hợp pháp giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển. Theo đó, kế toán bán hàng và kết quả bán hàng là một vấn đề quan trọng mà các doạnh nghiệp cần quan tâm và không ngừng hoàn thiện trong quá trình tồn tại và phát triển của mình.

Kế toán bán hàng là công cụ chủ yếu nâng cao hiệu quả tiêu thụ đồng thời cũng là căn cứ để doanh nghiệp định giá bán hàng hoá đó. Kết quả bán hàng là chỉ tiêu quan trọng để phản ánh quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc xác định đúng đắn và hợp lý doanh thu bán hàng và chi phí quản lý kinh doanh là vấn đề hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện công tác quản lý nói chung và công tác kế toán bán hàng và kết quả bán hàng nói riêng để nâng cao hiệu quả trong kinh doanh, từ đó tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

3.2.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Kinh doanh Thép Hà Nội kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Kinh doanh Thép Hà Nội

Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn tại công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa tổ chức kế toán bán hàng và kết quả bán hàng ở công ty như sau:

Ý kiến 1: Thay đổi phương pháp xác định trị giá hàng xuất kho

Hiện nay, Công ty tính trị giá hàng xuất kho theo phương pháp giá đích danh, phương pháp này đơn giản nhưng khó bù đắp chi phí và chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp kinh doanh ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn và giá cả mặt hàng ổn định.Hiện tại, công ty đang kinh doanh về lĩnh vực sắt thép và vật liệu xây dựng, vì thế các loại mặt hàng của công ty khá phong phú.Ngoài ra trong điều kiện nền kinh tế lạm phát như hiện nay, giá cả luôn luôn biến động nên việc công ty tính trị giá hàng xuất kho theo phương pháp giá đích danh là không còn phù hợp. Do đó công ty nên áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước để tính trị giá hàng xuất kho. Áp dụng phương pháp này thì giá trị hàng tồn kho sẽ được phản ánh gần với giá trị hiện tại vì được

tính theo giá của những lần nhập kho mới nhất. Cuối kỳ, số lượng hàng hóa tồn kho có giá trị sát với thực tế nhất.

Ý kiến 2: Trích lập dự phòng phải thu khó đòi

Hiện nay, khách hàng của Công ty trả chậm khá nhiều, có một số khách hàng mua hàng đã lâu, quá hạn hợp đồng nhưng vì nhiều lý do vẫn chưa thanh toán cho công ty.

Căn cứ vào số liệu sổ chi tiết TK 131, em lập danh sách các khoản phải thu của một số khách hàng:

ĐVT: VNĐ Thời gian Tổng số nợ quá

hạn

Trong đó

Khách nợ Từ 2-3 năm Từ 3-5 năm

1.Cty CP XL KD Công Mạnh 282.083.445 282.083.445

2.Cty CP ĐT XL Đông Đô 101.796.904 101.796.904

3.Cty TNHH thép Đức Việt 157.152.882 157.152.882

4.Cty TNHH GEC 91.845.803 91.845.803

5.Cty CP Nam Khánh 236.847.306 236.847.306

Tổng 869.726.340 531.082.130 338.644.210

Với số liệu của bảng trên, kế toán nên mở thêm TK 159” Các khoản dự phòng” , chi tiết TK 1592”Dự phòng phải thu khó đòi” sẽ giúp cho việc hạch toán kết quả kinh doanh được chính xác hơn.

Ý kiến 3: Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Trong tình hình lạm phát như hiện nay, giá cả các mặt hàng thép luôn luôn biến động, cụ thể giá một số mặt hàng thép năm 2011 so với năm 2010 như sau:

-Thép phi 6 tăng 2.409đ/kg( từ 13.636đ/kg lên 16.045đ/kg) -Thép phi 8 tăng 3.200đ/kg( từ 12.800đ/kg lên 16.000đ/kg)

-Thép lá 3 ly tăng 4.319 đ/kg( từ 13.181đ/kg xuống 17.500đ/kg) -Thép H100 tăng 727đ/kg(từ 12.909đ/kg lên 13.636đ/kg)

Vì vây, Công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho thông qua TK159 “Các khoản dự phòng”, chi tiết TK 1593 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải dựa trên nguyên tắc chỉ trích lập dự phòng cho số hàng tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc và được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ.

Mức dự phòng cần lập cho năm tới =

Số hàng tồn kho cuối niên độ x Mức giảm giá hàng hoá Trong đó: Mức giảm giá

hàng hoá = Đơn giá ghi sổ -

Đơn giá thực tế trên thị trường

Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tiến hành lập cho từng loại hàng hoá và tổng hợp vào bảng kê dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Ý kiến 4: Phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định lợi nhuận thuần cho từng mặt hàng

Công ty nên phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng sản phẩm. Nếu thực hiện phân bổ thì câu hỏi đặt ra là tiêu thức phân bổ được lựa chọn ở đây là như thế nào? Tiêu thức giá vốn hàng bán hay doanh thu thuần của doanh nghiệp. Về chi phí bán hàng thì liên quan đến quá trình bán hàng của công ty, còn chi phí quản lý doanh nghiệp liên quan đến mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Theo em, Công ty nên chọn tiêu thức để phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là doanh thu thuần.

Việc phân bổ hai loại chi phí trên được tiến hành như sau: Chi phí bán hàng phân bổ cho mặt hàng i trong kỳ = Tổng chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ x

Doanh thu thuần của mặt hàng i

trong kỳ Tổng doanh thu thuần

trong kỳ Chi phí quản lý

doanh nghiệp phân bổ cho mặt hàng i

= Tổng chi phí QLDN phát sinh trong kỳ x

Doanh thu thuần của mặt hàng i

trong kỳ Tổng doanh thu thuần

trong kỳ Ví dụ: trong quý 2 năm 2010:

Tổng doanh thu thuần: 20,846,252,783đ

Doanh thu thuần của mặt hàng thép D6-D8: 4,251,384,054đ Chi phí bán hàng phát sinh: 569,753,420đ

Chi phí quản lý doanh nghiệp: 366,841,513đ Chi phí bán hàng phân bổ cho thép = 569,753,420 x 4,251,384,054 20,846,252,783 = 116,195,492đ Chi phí QLDN phân bổ cho thép D6-D8 = 366,841,513 x 4,251,384,054 20,846,252,783 = 74,813,645đ

Ý kiến 5: Lập Bảng tổng hợp kết quả bán hàng của từng mặt hàng

Để góp phần hơn nữa vào việc đưa ra các quyết định tài chính chính xác của nhà quản trị doanh nghiệp, em xin đưa ra mẫu bảng theo dõi kết quả bán hàng của từng mặt hàng như sau:

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ BÁN HÀNG Quý 2 năm 2010

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại Công ty TNHH kinh doanh Thép Hà Nội (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w