Tái cấutrúc hoạt động kinhdoanh

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 46 - 50)

2.3.2.1. Về sản phẩm

Trước kia, thị trường dịch vụ ngân hàng là sân chơi của các NHTM Việt Nam và giữ vị trí chủ đạo là các NHTMNN. Tuy nhiên, cùng với việc các NHTMCP mở rộng chiến lược phát triển phân phối các sản phẩm dịch vụ, các chi nhánh NHNNg cũng tham gia vào thì trường theo cam kết mở cửa thị trường tài chính ngân hàng

thì thị phần sản phẩm dịch vụ ngân hàng sẽ thay đổi dần về tỷ trọng, các NHTMCP, chi nhánh NHNNg đang có sự gia tăng thị phần đáng kể. Chính vì vậy, một cuộc cạnh tranh về dịch vụ giữa các ngân hàng với nhau đang diễn ra rất gay gắt.

Trong quá trình cạnh tranh, các NHTM Việt Nam có ưu thế nổi trội so với các NHNNg là có hệ thống mạng lưới, phòng giao dịch rộng khắp cùng với một khối lượng lớn khách hàng truyền thống từ nhiều năm với những ưu thế am hiểu tập quán, phong tục, tâm lý khách hàng Việt Nam.

Các NHTM Việt Nam đã và đang không ngừng nghiên cứu và đưa ra những sản phẩm mới để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế. Nếu như trước đây, các NHTM Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là cho vay và huy động thì đến nay hệ thống đã lớn mạnh và hoạt động đa dạng trên các mặt dịch vụ: ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong và ngoài nước, cho vay đầu tư, tài trợ thương mại, bảo lãnh và tái bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền, phát hành và thanh toán thẻ tín dụng trong nước và quốc tế, séc du lịch, kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và cho thuê tài chính. Các dịch vụ tín dụng và phí tín dụng của ngân hàng đã đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của khách hàng trong và ngoài nước.

2.3.2.2. Về nhân lực

Nhân lực bao giờ cũng là khâu quan trọng nhất góp phần tạo nên sự thành công của một tổ chức. Trong lĩnh vực ngân hàng, yếu tố con người càng có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động trên hai phạm trù, đó là trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức của người cán bộ ngân hàng. Vì vậy để trở thành một ngân hàng hiện đại các NHTM Việt Nam cần phải quan tâm đến việc phát triển đội ngũ nhân sự đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn cùng với phẩm chất đạo đức tốt.

Biểu đồ 2.5: Tốc độ tăng trưởng nhân sự của hệ thống ngân Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012

Nguồn: Báo cáo thường niên tại các NHTM Việt Nam

Biểu đồ 2.5 cho thấy nhân sự của hệ thống NHTM Việt Nam liên tục tăng qua các năm: năm 2008 tăng 10,5%, năm 2009 tăng 8,72%, năm 2010 tăng 6,49 %, năm 2011 tăng 3,1%, và năm 2012 tăng 2,5%. Nhân sự gia tăng giúp các ngân hàng có đủ nguồn nhân lực để phục vụ cho hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng của mình. Tuy nhiên, có thể thấy tốc độ tăng nhân sự của hệ thống ngân hàng Việt Nam có chiều hướng chậm lại. Nguyên nhân là do những khó khăn của nền kinh tế từ năm 2008 đến nay làm cho hoạt động của các ngân hàng bị ảnh hưởng đáng kể: không được phép mở chi nhánh, phòng giao dịch mới; tình hình kinh doanh sa sút nên các ngân hàng hạn chế tuyển dụng thêm nhân sự mới và có tình trạng sa thải nhân sự do không đáp ứng được yêu cầu công việc.

Vấn đề nâng cao trình độ nhân sự được các NHTM hết sức quan tâm. Vì vậy, ngay từ khâu tuyển dụng các ngân hàng cũng đề ra các tiêu chuẩn cụthể. Đa sốnhững vị trí tuyển dụng đều yêu cầu người lao động phải có trình độchuyên môn nhất định và số lượng nhân sự được yêu cầu có trình độ đại học trở lên chiếm tỷ trọng cao. Tại các NHTM hiện nay, nhân sự có trình độ từ đại học trở lên chiếm tỷ trọng rất cao.

Bảng 2.10: Tỷ trọng nhân sự có trình độ từ đại học trở lên tại một số NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012

ĐVT: %

Nguồn: Báo cáo thường niên tại các NHTM Việt Nam

Qua bảng 2.10 có thể thấy nhân sự có trình độ từ đại học trở lên tại các NHTM Việt Nam chiếm tỷ lệ rất cao và tỷ lệ này tăng dần qua các năm. Trong đó, ACB và Techcombank tỷ lệ này là cao nhất.

2.3.2.3. Về công nghệ

Từ năm 2008 đến nay, những biến động của nền kinh tế và môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt đã đặt ra nhiều áp lực lớn cho các ngân hàng. Để tăng khả năng cạnh tranh, các ngân hàng phải liên tục đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ… trong đó đầu tư cho công nghệ là một trong những yếu tố then chốt quyết định thành công.

Bên cạnh việc triển khai hệ thống phần mềm quản trị lõi ngân hàng nhằm giúp thực hiện các nghiệp vụ giao dịch, quản trị hoạt động ngân hàng hàng ngày, việc ứng dụng các công nghệ hỗ trợ như Datacenter, Server, Storage, IP phone, …

trong đó điện toán đám mây là giải pháp đang có xu hướng được sử dụng khá phổ biến.

Hầu hết các NHTM Việt Nam đã mạnh dạn đầu tư triển khai ứng dụng phần mềm quản trị lõi ngân hàng T24 Temenos và công nghệ điện toán đám mây cùng rất nhiều công nghệ hiện đại của Cissco, IBM, Oracle, Openway. Để phục vụ cho việc phát triển và ứng dụng điện toán đám mây hiệu quả, các NHTM đã triển khai hệ thống dịch vụ CNTT bao gồm dịch vụ máy chủ, hạ tầng Core-Banking, và các máy trạm (Virtual Desktop Service), ứng dụng (application), … qua đó giúp ngân hàng phát huy tối đa các ưu điểm của nền tảng ảo hóa đang có hiện tại, cung cấp ứng dụng CNTT như một dịch vụ nhằm phục vụ mục tiêu kinh doanh của ngân hàng, giúp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, đảm bảo an ninh hệ thống, chống thất thoát dữ liệu, đồng thời giảm chi phí, thời gian cung ứng dịch vụ cũng như khả năng mở rộng nhanh chóng theo yêu cầu của hoạt động kinh doanh.

2.3.2.4. Về mô hình tổ chức hoạt động

Mô hình tổ chức hoạt động được thiết kế tốt, hợp lý sẽ giúp cho hoạt động của từng bộ phận trong ngân hàng được tiến hành trôi chảy trong sự có sự liên kết, hỗ trợ, giám sát lẫn nhau nhằm bảo đảm cho hoạt động của ngân hàng an toàn và ngày càng đạt hiệt quả cao.

Cùng với xu thế hội nhập toàn cầu hóa và sự ra đời của Nghị định số 59/2009/NĐ – CP ngày 16/7/2009 về tổ chức và hoạt động của NHTM, các NHTM Việt Nam đã và đang tái cấu trúc mô hình tổ chức hoạt động của mình nhằm hướng tới một mô hình NHTM hiện đại. Hầu hết mô hình tổ chức hoạt động của các NHTM Việt Nam đã được sắp xếp, phân định thành các bộ phận kinh doanh, hỗ trợ và kiểm soát. Thông thường, mô hình tổ chức hoạt động của một NHTM thường bao gồm các cấp: Hội sở chính; Sở Giao dịch và các chi nhánh; các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm trực thuộc Sở Giao dịch và các chi nhánh.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w