Chiến lược và định hướng phát triển kinh tế xã hội ViệtNam đến năm

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 58 - 59)

3.1. Chiến lược và định hướng phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2020 năm 2020

3.1.1. Chiến lược và định hướng phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2020 năm 2020

Lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Sự phát triển hệ thống ngân hàng thương mại đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá,

Trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010, ViệtNam đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất lànhững tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực vàtoàncầu, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏitình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trungbình.

Để đạt được mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể, chúng ta phải thựchiện đồng bộ rấtnhiều giải pháp trong đó Chiến lược đã đề ra ba bước đột phá:

Một là, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính.

Hai là, phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.

Ba là, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiệnđại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.

Về các định hướng phát triển, có thể nói tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phát triển các lĩnh vực xã hội hài hòa với phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là những tư tưởng quan trọng nhất cũng là những nét mới trong tư duy phát triển.Chính vì vậy, tại Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (từ 6 đến 10/10/2011), đã xác định rõ: “Đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế”. Trong đó, 3 lĩnh vực trọng tâm cần tái cấu trúc được đưa ra là:

Một là, tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công;

Hai là, tái cấu trúc lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống NHTM và các tổ chức tài chính;

Ba là, tái cấu trúc doanh nghiệp mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 58 - 59)