Nhóm giải pháp từ phía các Ngânhàng thươngmại ViệtNam

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 67 - 71)

Nhóm giải pháp từ phía các NHTM Việt Nam (có tính chất vi mô) tậptrung vào các biện pháp mà các NHTM cần thực hiện để tái cấu trúc vềtài chính, tái cấu trúc về hoạt động, hệ thống quản trị.

Mỗi NHTM là một mắt xích trong hệ thống các TCTD, khi một mắt xích yếu thì cả hệ thống chịu ảnh hưởng bất lợi. Chính vì vậy quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM không thể thiếu sự nỗ lực tự tái cấu trúc của từng ngân hàng. Trong quá trình tự tái cấu trúc NHTM cần thực hiện các nhóm giải pháp cụ thể sau:

- Nhóm giải pháp về tái cấu trúc tài chính, Để nâng cao năng lực tài chính, các NHTM Việt Nam cần giải quyết trước mắt 3 vấn đề chính là tích cực xử lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam, cấu trúc lại vốn tự có của các NHTM Việt Nam, tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại, nâng cao khả năng sinh lời.

- Nhóm giải pháp về tái cấu trúc hoạt động kinh doanh

* Giải pháp về sản phẩm: đa dạng hóa và hoàn thiện sản phẩm dịch vụ hiện có, phát triển dịch vụ ngân hàng tận nơi, phát triển dịch vụ ngân hàng trực tuyến, phát triển dịch vụ mới, thâm nhập vào thị trường và thu hút khách hàng, mở rộng thị trường và chăm sóc khách hàng.

* Giải pháp về nhân sự: tuyển dụng nguồn nhân lực đúng nhu cầu nhân lực cho các đơn vị, xây dựng chính sách, quy trình tuyển dụng, lựa chọn tài năng để phát hiện, thu hút cán bộ giỏi; cần có chương trình, kế hoạch đào tạo nhân viên theo hướng

chuyên sâu, áp dụng thành tựu công nghệ hiện đại. Thường xuyên mở các lớp ngắn hạn có các chuyên gia đầu ngành nhằm cập nhật, trang bị kiến thức cho đội ngũ nhân viên cấp cơ sở.

* Giải pháp về công nghệ: Ngày nay, khi mà các NHTM trong nước đã thực sự tham gia vào “sân chơi quốc tế” với sự góp mặt của các ngân hàng nước ngoài cùng với những bước tiến dài về công nghệ của họ đã giúp họ có ưu thế vượt trội về: Sự đa dạng của dịch vụ phi tín dụng, chất lượng và tính tiện ích của sản phẩm. Thực tế đó đã giúp các NHTM trong nước nhận thức được vai trò của công nghệ đối với sự phát triển của ngân hàng nói chung và phát triển dịch vụ ngân hàng nói riêng nên các NHTM trong nước đã có những bước đầu tư thích đáng cho việc phát triển và ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại. Thực tế đã chứng minh, khi ứng dụng thành công các công nghệ tiên tiến sẽ giúp các ngân hàng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại, gia tăng tiện ích cho khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh trong môi trường hội nhập.

* Giải pháp về mô hình tổ chức hoạt động: Cần cấu trúc lại các phòng tác nghiệp theo loại hình nghiệp vụ sang nhóm khách hàng và loại dịch vụ. Theo hướng này về cơ bản hoạt động ngân hàng sẽ tổ chức lại thành khối ví dụ như khối dịch vụ ngân hàng phục vụ doanh nghiệp, khối dịch vụ ngân hàng bán lẻ (tư nhân), khối dịch vụ thị trường tài chính,… Với mô hình tổ chức được sắp xếp như trên sẽ khắc phục được những mặt hạn chế đã được biểu lộ nhiều năm qua đó là: Kiểm soát được rủi ro (rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường khách hàng, …), nâng cao năng lực kiểm soát, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao trình độ nghiệp vụ một người biết nhiều việc, tạo điều kiện trong việc bố trí sắp xếp tổ chức cán bộ.

- Nhóm giải pháp về tái cấu trúc hệ thống quản trị

* Tăng cường năng lực quản trị rủi ro: Thiết lập và triển khai hoạt động quản trị chiến lược chuyên nghiệp, thông qua xác lập tính thống nhất về nhận thức trong quản trị kế hoạch chiến lược và gắn kết mối quan hệ với kế hoạch kinh doanh hàng năm. Xây dựng những quy trình cụ thể nhằm hình thành hoạt động quản trị chiến lược chuyên nghiệp. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác dự báo, nghiên cứu

thị trường phục vụ cho công tác quản trị, điều hành nhằm phát triển dịch vụ phi tín dụng.

- * Tiếp tục nâng cao năng lực quản trị rủi ro thị trường và tác nghiệp theothông lệ quốc tế: Tách bạch triệt để chức năng nhiệm vụ giữa hai bộ phận kinhdoanh và quản trị rủi ro. Nâng cao vai trò độc lập của hệ thống quản trị rủi ro, từngbước áp dụng quản trị rủi ro theo định lượng và các mô hình kiểm nghiệm khủng hoảng. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm và phát triển hệ thống công cụ, chương trình phần mềm phục vụ công tác quản lý rủi ro thị trường, tác nghiệp theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, trên cơ sở thực trạng tái cấu trúc của các NHTM Việt Nam, luận án đã thực hiện xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại đến 2020.

Trước hết, luận án đã phân tích những cơ sở để xây dựng hệ thống giải pháp thúc đẩy tiến trình tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam, đó là: lý luận chung về tái cấu trúc hệ thống NHTM, tình trạng yếu kém của hệ thống NHTM Việt Nam; chiến lược và định hướng phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020; và sau cùng là chiến lược và định hướng phát triển hệ thống NHTM đến 2020.

Luận án đã đề xuất 2 nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam đến năm 2020: giải pháp vĩ mô và giải pháp từ phía các NHTM Việt Nam

Tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam đòi hỏi huy động nhiều nguồn lực, cần sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng vì vậy cần có cơ quan chuyên nghiệp đứng ra điều phối chương trình tái cấu tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam, chính vì vậy luận án đề xuất nhóm giải pháp vĩ mô với điểm nhấn là thành lập Ủy ban tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam và những công việc Ủy ban này cần thực hiện.

Trong nhóm giải pháp từ phía các NHTM Việt Nam tập trung vào các giải pháp về tái cấu trúc tài chính, tái cấu trúc hoạt động kinh doanh, tái cấu trúc hệ thống quản trị và tái cấu trúc sở hữu.

KẾT LUẬN

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là hệ thống hóa lý luận về NHTM, tái cấu trúc ngân hàng thương mại, phân tích thực trạng tái cấu trúc của các ngân hàng thương mại Việt Nam và đề xuất giải pháp thúc đẩy tái cấu trúc NHTM Việt Nam trong thời gian sắp tới, luận án đã thực hiện được những nội dung chủ yếu sau:

Một là, luận án đề đã tổng hợp cơ sở lý luận về tái cấu trúc hệ thống NHTM. Trong đó, luận án đã đề cập đến khái niệm NHTM, chức năng của NHTM, phân loại NHTM; khái niệm tái cấu trúc, lý do tái cấu trúc, nội dung tái cấu trúc gồm tái cấu trúc tài chính, tái cấu trúc hoạt động kinh doanh, tái cấu trúc hệ thống quản trị và tái cấu trúc sở hữu; kinh nghiệm quốc tế về tài cấu trúc hệ thống NHTM tại Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và rút ra tám bài học kinh nghiệm trong quá trình tái cấu trúc đối với các NHTM Việt Nam.

Hai là, trên cơ sở vận dụng khung lý thuyết được xây dựng trong chương 1, luận án khái lược về quá trình hình thành và phát triển hệ thống NHTM Việt Nam, thực trạng hoạt động của các NHTM Việt Nam và tiếp theo, luận án chủ yếu và tập trung phân tích, đánh giá thực trạng tái cấu trúc của các NHTM Việt Nam thông qua bốn nội dung gồm tái cấu trúc tài chính, tái cấu trúc hoạt động kinh doanh, tái cấu trúc hệ thống quản trị và tái cấu trúc sở hữu.

Ba là, trên cơ sở thực trạng tái cấu trúc của các NHTM Việt Nam, luận án đã đưa ra 2 nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến trình tái cấu trúc của các NHTM Việt Nam đến 2020 gồm: Nhóm giải pháp vĩ mô và giải pháp từ phía các NHTM Việt Nam.

Nhóm giải pháp vĩ mô tập trung tổ chức xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình tái cấu trúc hệ thống NHTM và những công việc cụ thể các cơ quan quản lý nhà nước cần thực hiện. Nhóm giải pháp từ phía các NHTM tập trung vào các giải pháp: tái cấu trúc tài chính, tái cấu trúc hoạt động kinh doanh, tái cấu trúc hệ thống quản trị.

Tuy nhiên, tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam là một nội dung rất rộng mà luận án chưa thể bao quát hết các vấn đề cần giải quyết. Những vấn đề luận án chưa giải quyết được:

- Số liệu minh họa trong chương 2 chưa thật đầy đủ. Việc tiếp cận với số liệu có nguồn tin cậy của tác giả không thuận lợi, do nhiều NHTM Việt Nam không tuân thủ hoặc

tuân thủ chưa đầy đủ yêu cầu công bố thông tin về tình hình hoạt động. Chính vì vậy phần minh họa thực trạng tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam ở một số nội dung chưa có đủ dẫn chứng cụ thể.

- Tiêu chuẩn của một ngân hàng sau khi được tái cơ cấu chưa có đề xuất cụ thể.

- Phân tích tình hình hoạt động của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần để thực hiện xếp loại A, B, C, làm cơ sở cho việc phân loại các NHTM Việt Nam để thực hiện theo lộ trình tái cấu trúc đã đề xuất chỉ mới nêu được ý tưởng ban đầu. Những vấn đề chưa giải quyết nêu trên xuất phát từ thiếu nguồn số liệu và khối lượng công việc đồ sộ. Vì vậy để giải quyết vấn đề này, tác giả cần sự hợp tác và hỗ trợ của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực ngân hàng và bản thân các ngân hàng trong việc cung cấp thông tin sơ bộ cũng như tham gia đóng góp ý kiến.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 67 - 71)