Tăng cường các biện pháp xử phạt hành chính

Một phần của tài liệu Vi phạm di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh - Thực trạng và giải pháp (Trang 108 - 116)

Mục 6, Chương II, Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa quy định những hành vi vi phạm trong lĩnh vực di sản văn hóa. Các hành vi như làm hoen bẩn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thì bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng; làm hư hại nhưng chưa nghiêm trọng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; làm hư hại nghiêm trọng, xây dựng trái, lấn chiếm, sử dụng trái phép di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; đối với hành vi hủy hoại di tích lịch sử - văn hóa thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; Bảo quản tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa không đúng nội dung và thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; Trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa mà không có văn bản đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng 12.

Bên cạnh chế tài phạt tiền là hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả những hành vi như: làm hoen bẩn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Bảo quản tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa không đúng nội dung và thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt; Trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa mà không có văn bản đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì ngoài phạt tiền, hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc

khôi phục lại trạng thái ban đầu và buộc tháo dỡ các công trình trái phép, thu hồi diện tích đất di tích bị lấn chiếm.

Như vậy, hầu hết các hành vi vi phạm di tích đều có chế tài xử phạt, tuy nhiên, mức xử phạt cao nhất chỉ lên đến 40.000.000 đồng kèm với hình phạt bổ xung và khắc phục hậu quả. Các chế tài đối với những hành vi vi phạm di tích còn nhẹ và chủ yếu tập trung vào công tác hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh. Mỗi một giải pháp nhằm hạn chế vi phạm di tích mà tác giả đã trình bày trong Chương này đều có những tác dụng nhất định. Tuy nhiên, tất cả những biện pháp này phải được tiến hành một cách đồng bộ và phải có sự phối hợp của các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương và phải được sự ủng hộ của cả cộng đồng. Như vậy, di tích mới được bảo vệ và phát huy tốt, không bị xuống cấp do sự tác động của con người (yếu tố chủ quan) gây nên.

Tóm lại, bảo tồn di sản văn hóa nói chung và di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh nói riêng trong quá trình phát triển đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng nghỉ và khả năng linh hoạt trong việc vận dụng các nguyên tắc khoa học để lựa chọn phương án xử lý thích hợp cho từng di tích cụ thể. Mục tiêu đặt ra là phải gắn di tích với đời sống đương đại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường giao lưu văn hóa trong quá trình hội nhập quốc tế./.

KẾT LUẬN

Luật Di sản văn hoá được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá X kỳ họp thứ 9 thông qua đã khẳng định “Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của Di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã xác định 10 nhiệm vụ về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó nhiệm vụ thứ tư là bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa. Nghị quyết đã chỉ rõ nội dung của nhiệm vụ này như sau: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể.

Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại.”

Di tích là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng, minh chứng về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Di tích giúp cho con người biết được cội nguồn của dân tộc mình, hiểu về truyền thống lịch sử, đặc trưng văn hoá của đất nước và do đó có tác động ngược trở lại tới việc hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại 21, tr 27-31.

Di tích chứa đựng những giá trị kinh tế to lớn (trị giá nhiều ngàn tỷ đồng) nếu bị mất đi không đơn thuần là mất tài sản vật chất, mà là mất đi những giá trị tinh thần lớn lao không gì bù đắp nổi. Đồng thời, di tích còn mang ý nghĩa là nguồn lực cho phát triển kinh tế, một nguồn lực rất lớn, sẵn có nếu được khai thác, sử dụng tốt sẽ góp phần không nhỏ cho việc phát triển kinh tế đất nước và nó càng có ý nghĩa to lớn khi đất nước đang rất cần phát huy tối đa nguồn nội lực để phát triển.

Việt Nam, mảnh đất của di tích, từ miền núi tới hải đảo đâu đâu cũng có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Hàng vạn di tích là nguồn tài nguyên vô giá cho việc khai thác du lịch bền vững. Khái quát hệ thống di tích lịch sử văn hóa của Việt Nam có thể đi đến nhận định rằng: Số lượng di tích của cả nước rất lớn, đa dạng về loại hình và có giá trị to lớn về nhiều mặt.

Nhận thức của toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa, giá trị của di sản văn hóa nói chung, di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh nói riêng ngày càng được nâng cao. Bảo vệ di tích, phát huy giá trị của di tích phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đấu tranh chống vi phạm đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân. Hàng ngàn di tích được xếp hạng và tu bổ trong mấy chục năm qua đã thể hiện những nỗ lực to lớn của toàn xã hội chăm lo và bảo vệ di tích. Về cơ bản hệ thống di tích của đất nước đã được bảo vệ, chăm sóc và tu bổ bảo đảm khả năng tồn tại lâu dài. Tuy nhiên, do trải qua hàng chục năm chiến tranh, chúng ta chưa có nhiều điều kiện chăm lo, bảo vệ di tích nên đến nay, mặc dù đã rất cố gắng nhưng vẫn còn nhiều di tích bị vị phạm chưa được giải tỏa. Phần lớn các vi phạm này đã diễn ra từ nhiều chục năm nay nên việc giải quyết cần có quyết tâm và sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp.

Các di tích lịch sử tiêu biểu của đất nước đều từng bước đã được đầu tư tu bổ. Tuy nhiên, cũng còn nhiều di tích đang ở trong tình trạng xuống cấp. Nhưng việc tu bổ di tích hiện nay mới chỉ tập trung vào di tích chính nổi tiếng, hầu như chưa có di tích nào được đầu tư tu bổ hoàn chỉnh từ kiến trúc tới hạ tầng, từ nội thất tới ngoại thất. Bên cạnh đó, chất lượng tu bổ di tích, nhất là những hạng mục được thi công bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp còn chưa đạt yêu cầu về chuyên môn. Tăng cường quản lý nhà nước và xây dựng đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, nghệ nhân, công nhân... phục vụ tu bổ di tích là vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay.

truyền giáo dục pháp luật về di sản văn hóa đến với người dân ngày càng đạt hiệu quả cao. Tăng cường công tác quản lý di tích từ trung ương đến địa phương và đặc biệt là đưa người dân cùng với chính quyền địa phương vào quản lý cùng thực hiện hoạt động quản lý di tích. Gắn trách nhiệm của mỗi cá nhân và cộng đồng vào công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung và di tích nói riêng. Việc di dời những hộ dân đang sống trong di tích cũng đã và đang được triển khai tại một số tỉnh thành phố trong cả nước và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy còn gặp rất nhiều khó khăn trong công tác di dân ra khỏi di tích, nhưng sẽ từng bước tháo gỡ và sẽ đạt được kết quả như mong muốn. Di tích sẽ bảo tồn được những giá trị gốc và được giữ gĩn cho các thế hệ mai sau.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Văn Bài (2006), “Tu bổ và tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa là hoạt động có tính đặc thù chuyên ngành”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 15, tr 10- 16, Hà Nội.

2. Đặng Văn Bài (2007), “Bảo tồn di sản văn hóa trong quá trình phát triển”,

Tạp chí Di sản văn hóa, số 19, tr 11-14, Hà Nội.

3. Đặng Văn Bài (2007), Báo cáo đề dẫn Hội thảo khoa học “Bảo tồn di tích và cuộc sống đương đại”, Hà Nội.

4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về Xây dựng và phát triển nền Văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin (2001), Quyết định số 1706/QĐ-BVHTT ngày 24/7/2001 phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Bộ trưởng Bộ văn hóa – Thông tin (2003), Quyết định số 05/2003/QĐ- BVHTT ngày 06/2/2003 về việc ban hành Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Bộ trưởng Bộ văn hóa – Thông tin (2004), Quyết định số 13/2004/QĐ- BVHTT ngày 01/4/2004 ban hành về việc ban hành “Định mức dự toán bảo quản, tu bổ và phục hồi ”, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2009), Chỉ thị số 73/CT- BVHTTDL ngày 19/5/2009 về việc tăng cường các biện pháp quản lý di tích và các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích, Hà Nội.

10. Chính phủ (2006), Nghị định số 56/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa-thông tin, Hà Nội

11. Chính phủ (2010), Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, Hà Nội.

12. Chính phủ (2010), Nghị định số 75/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, Hà Nội.

13. Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1945), Sắc lệnh số 65/SL về việc thành lập Đông Phương Bác Cổ học viện và Bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt Nam, Hà Nội.

14. Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch nước) (1984), Pháp lệnh số 14-LCT/HĐND về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh, Hà Nội.

15. Đoàn Bá Cử (2006), “Đôi điều về tu bổ di tích trong thời gian qua”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 17, tr 69-72, Hà Nội.

16. Cục Di sản văn hóa (2009), Báo cáo số 557/BC-DSVH ngày 16/7/2009 về tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa trong năm 2006, 2007, 2008 và ước thực hiện năm 2009 đối với dự án chống xuống cấp và tôn tạo di tích, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17. Cục Di sản văn hóa (2010), Báo cáo số 563/BC-DSVH ngày 08/9/2010 về Đánh giá 2 năm việc thực hiện Chỉ thị số 79/2008/CT-BVHTTDL ngày 8 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tăng cường công tác pháp chế ngành văn hóa, thể thao và du lịch, Hà Nội.

18. Nguyễn Quốc Hùng (2004), “Tầm nhìn tương lai đối với di sản văn hóa và hệ thống bảo vệ di tích ở nước ta”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 9, tr 3-10, Hà Nội.

19. Nguyễn Quốc Hùng (2008), “Truyền thống Việt Nam qua di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 25, tr 3-8, Hà Nội.

20. Nguyễn Thế Hùng (2004), “Đôi điều về tu bổ di tích tín ngưỡng – tôn giáo”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 6, tr 62-65, Hà Nội.

21. Nguyễn Thế Hùng (2007), “Phát huy giá trị di tích phục vụ sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 20, tr 27- 31, Hà Nội.

22. Doãn Minh Khôi (2010), “Bảo tồn di tích trong không gian phát triển đô thị”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 31, tr 102-103, Hà Nội.

23. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Luật di sản văn hóa, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003) Luật Xây dựng, Hà Nội.

26. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật đất đai, Hà Nội.

27. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Khoáng sản, Hà Nội.

28. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Hà Văn Tấn (2008), “Bảo vệ di tích lịch sử văn hóa trong bối cảnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”, Một con đường tiếp cận di sản văn hóa, tập 2, tr 44-54, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.

30. Thủ tướng Chính phủ (1957), Nghị định số 519/TTg quy định thể lệ về bảo tồn di tích, Hà Nội.

31. Thủ tướng Chính phủ (2002), Chỉ thị số 05/2002/CT-TTg ngày 18/02/2002 về tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ cổ vật trong di tích và ngăn chặn trục vớt, đào bới trái phép di chỉ khảo cổ học, Hà Nội.

32. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 19/2003/QĐ-TTg ngày 28/1/2003 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đến năm 2005, Hà Nội.

33. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 125/2007/QĐ-TTg ngày 31/7/2007 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2006-2010, Hà Nội.

34. Nguyễn Hữu Toàn (2008), “Tu bổ, tôn tạo di tích trong cuộc sống đương đại – Mấy vấn đề đặt ra”, Một con đường tiếp cận di sản văn hóa, tập 4, tr.69-76, Hà Nội.

35. Đỗ Văn Trụ (2005), “Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 13, tr 20-23, Hà Nội.

36. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính,

Một phần của tài liệu Vi phạm di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh - Thực trạng và giải pháp (Trang 108 - 116)