Di tích núi Tam Thanh và núi Nàng Tô Thị Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Vi phạm di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh - Thực trạng và giải pháp (Trang 69 - 88)

Núi Tam Thanh và núi Nàng Tô Thị nằm trong lòng thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Phía Bắc hai dãy núi giáp với sông Kỳ Cùng nhìn sang nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ba mặt còn lại được bao bọc bởi khu dân cư của thành phố Lạng Sơn. Hai dãy núi này có đặc điểm là những núi

Sơn và sông Kỳ Cùng. Trong dãy núi Nhất Nhị Tam Thanh có động Nhất Nhị Tam Thanh, núi Nàng Tô Thị với cảnh quan đẹp và những đoạn tường còn lại của Thành nhà Mạc do nhà Mạc xây dựng bằng đá để bảo vệ biên cương phía Bắc.

Với giá trị, ý nghĩa lịch sử to lớn và với cảnh quan đẹp gắn liền với sự tích Nàng Tô Thị chờ chồng, mà hai khu vực này được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia tại Quyết định số 313-VH/VP ngày 28/4/1962. Đây là một trong những di tích quan trọng nên ngay từ khi đất nước giành được độc lập, di tích này là một trong những di tích đầu tiên được xếp hạng trên cả nước.

Trong những ngày đầu năm 2006, dư luận nhân dân thành phố Lạng Sơn phản ánh một số dư luận về việc di tích núi Tam Thanh và núi Nàng Tô Thị được giao cho Công ty tư nhân xây dựng các công trình khai thác du lịch, trong đó xây dựng một số hạng mục công trình trái với tính chất của di tích như xây dựng nhà hàng, bãi đỗ xe… đồng thời trước đây tại núi Tam Thanh và núi Nàng Tô Thị do có cảnh quan thiên nhiên đẹp nên nơi đây được nhân dân thành phố Lạng Sơn hàng sáng tới đây tập thể dục. Nay sau khi tư nhân tiến hành xây dựng khai thác du lịch đã cấm không cho dân vào, gây bức xúc trong dư luận. Trước dư luận của nhân dân, một số tờ báo của Trung ương đã đến đưa tin bài về vụ việc này. Một số báo đã tiến hành loạt bài điều tra để làm rõ cụ thể vấn đề và đã phát hiện ra nhiều sai phạm khác trong việc di tích núi Tam Thanh và núi Nàng Tô Thị được giao cho tư nhân khai thác du lịch. Đó là việc vi phạm Luật di sản văn hóa, làm ảnh hưởng đến cảnh quan di tích. Sự việc chưa dừng lại tại đây. Đến giữa tháng 02 năm 2006, tại di tích núi Nàng Tô Thị lại xảy ra việc gây xôn xao dư luận, đó là việc phát hiện pho tượng phật, thông tin này lan truyền trong dân, từ đó hàng ngàn lượt người đã kéo đến xem và thờ cúng, tạo môi trường xã hội không tốt.

Sau sự việc này báo chí đã lên tiếng phản ảnh về sự bất bình thường liên quan đến dự án tư nhân khai thác du lịch tại di tích. Đặc biệt Báo Văn hóa

của Bộ Văn hóa-Thông tin đã điều tra và phản ánh tình trạng tại di tích. Bằng chuyên môn của mình, các phóng viên đã phát hiện và phản ánh lên Báo các hoạt động xây dựng trong khu di tích làm thay đổi cảnh quan di tích. Môi trường di sản văn hóa và trật tự xã hội tại di tích bị phá vỡ. Cùng thời điểm này, nhiều tờ báo khác cũng đã cùng lên tiếng về vấn đề trên.

Cũng từ đó các cơ quan nhà nước đã bắt đầu vào cuộc nhằm tìm hiểu, phản ánh và xử lý tình trạng trên.

Trước tình hình trên, Cục Di sản văn hóa thấy rằng nếu đúng như báo chí phản ánh về tình trạng của di tích, thì các cơ quan nhà nước cần phải vào cuộc để giải quyết tình hình nhằm đưa dự án khai thác và sử dụng di tích này vào việc tuân thủ các quy định của Luật Di sản văn hóa và Nghị định số 92/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa về công tác tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích, Quy chế Bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh theo Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTT ngày 06/02/2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin.

Ngày 20/02/2006, Cục Di sản văn hóa có công văn số 98/DSVH-DT gửi Sở Văn hóa-Thông tin Lạng Sơn (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn) nêu rõ:

Trong những ngày gần đây, một số tờ báo như Báo Văn hóa ngày 15/02 và 16/02/2006 đăng bài “Bí ẩn pho tượng Phật”; Báo Lao động ngày 17/02/2006 đăng bài “Đánh thức nàng Tô Thị”, nội dung các bài báo cho biết khu vực thắng cảnh núi Tam Thanh và Nàng Tô Thị và khu vực di tích Thành Nhà Mạc đã được giao cho các công ty tư nhân khai thác du lịch. Trong khi triển khai dự án đã xảy ra một số hiện tượng không bình thường làm ảnh hưởng đến môi trường di sản văn hóa và trật tự xã hội.

Về vấn đề này, Cục Di sản văn hóa có ý kiến như sau: Cụm Di tích Khu vực núi Tam Thanh và núi Nàng Tô Thị đã được xếp hạng di tích quốc gia.

quy định của Luật Di sản văn hóa và Nghị định số 92/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa. Vì vậy, Cục Di sản văn hóa đề nghị Sở Văn hóa-Thông tin Lạng Sơn có báo cáo cụ thể về các Dự án này và những biện pháp chấn chỉnh các hoạt động gây mất trật tự, trị an tại khu vực các di tích này để Cục Di sản văn hóa báo cáo Lãnh đạo Bộ Văn hóa-Thông tin xin ý kiến chỉ đạo tiếp theo.

Ngay sau đó, ngày 22 tháng 02 năm 2006, Sở Văn hóa-Thông tin Lạng Sơn có văn bản số 76/VHTT gửi Cục Di sản văn hóa báo cáo công tác quản lý và đầu tư tôn tạo, khai thác khu di tích thành nhà Mạc (núi Nàng Tô Thị). Tại văn bản này, Sở Văn hóa-Thông tin Lạng Sơn giải thích rõ trách nhiệm của đơn vị mình và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn với nội dung cụ thể như sau:

Thành nhà Mạc là một di tích lịch sử nằm trong tổng thể khu di tích danh thắng Nhị, Tam Thanh, núi Tô Thị đã được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng di tích cấp quốc gia từ năm 1962. Ngày 16/7/1994, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành Quyết định số 413/QĐ-UB về phân cấp quản lý di tích đã được xếp hạng, trong đó giao cho Sở Văn hóa-Thông tin, mà trực tiếp là Bảo tàng tổng hợp Lạng Sơn quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Khu di tích danh thắng này. Trong những năm gần đây, khu di tích đã được quản lý, đầu tư tu bổ nhiều hạng mục, phục vụ khách tham quan, nghiên cứu và du lịch, bước đầu thu được hiệu quả tích cực, góp phần xây dựng một trọng điểm văn hóa – du lịch của tỉnh.

Thực hiện Quyết định số 400QĐ/UB-XD ngày 19/3/2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cụm các công trình phục vụ khu Du lịch thành Nhà Mạc, Sở Văn hóa-Thông tin đã có ý kiến bằng văn bản đối với các ngành chức năng về việc quản lý, bảo vệ, đầu tư, tôn tạo khu di tích theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Thực hiện chủ trương, định hướng phát triển du lịch đến năm 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn giao cho Sở Thương mại – Du lịch làm chủ đầu

tư xây dựng tại khu vực thành Nhà Mạc, một số hạng mục hạ tầng, phục vụ cho việc phát triển du lịch của thành phố Lạng Sơn, bao gồm: Đường đi lại (giao thông nội bộ); hệ thống cấp điện; cấp nước. Dự án đã hoàn thành trong năm 2005. Cũng trong năm 2005, Công ty Cổ phần thương mại – quảng cáo Hoàng Việt Anh, có trụ sở tại thành phố Lạng Sơn, lập đề án trình Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn xin được cấp phép đầu tư quản lý, khai thác khu di tích Thành Nhà Mạc. Mục tiêu của đề án là tạo thêm một điểm du lịch hấp dẫn gắn với di tích lịch sử làm phong phú thêm tour, tuyến du lịch trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.

Với chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực văn hóa thông tin, trong nhiều năm qua, Sở Văn hóa-Thông tin Lạng Sơn vẫn bám sát chủ trương đầu tư, phát triển du lịch trên cơ sở di sản văn hóa và các điều luật quản lý di sản văn hóa.

Năm 2005, Công ty Cổ phần thương mại – quảng cáo Hoàng Việt Anh có đề án trình Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn xin được phép quản lý đầu tư sử dụng Khu di tích Thành Nhà Mạc, núi Tô Thị. Sở Văn hóa-Thông tin đã có ý kiến cụ thể bằng văn bản về các hạng mục đầu tư và các giai đoạn thực hiện đề án trình Sở Kế hoạch-Đầu tư và Hội đồng thẩm định đề án, trong đó nhấn mạnh: Việc chủ đầu tư khai thác giải trí – du lịch trong khu vực di tích quốc gia Thành Nhà Mạc cần tuân thủ các điều khoản của Luật di sản văn hóa và Quy chế Quản lý, bảo vệ và sử dụng Khu di tích danh thắng Nhị - Tam Thanh của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành năm 2004.

Về quy trình, thủ tục, theo quy định của Luật di sản văn hóa, khi triển khai đề án cần có văn bản thỏa thuận của Cục Di sản Văn hóa – Bộ Văn hóa- Thông tin. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện do nhận thức chưa đầy đủ nên Hội đồng thẩm định đề án và Chủ đầu tư đã sơ xuất bỏ qua trình tự này.

Về trách nhiệm, Sở Văn hóa-Thông tin Lạng Sơn chưa theo sát quy trình thẩm định dự án để có sự tham mưu, báo cáo kịp thời với Ủy ban nhân

đồng thời báo cáo Cục Di sản văn hóa – Bộ Văn hóa-Thông tin xem xét và có ý kiến chỉ đạo vấn đề này.

- Để chứng minh, Sở Văn hóa-Thông tin Lạng Sơn đã gửi kèm văn bản số 456CV/VHTT ngày 28/7/2005 của Sở Văn hóa-Thông tin Lạng Sơn gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng sơn góp ý đề án đầu tư quản lý, khai thác thành Nhà Mạc. Tại văn bản trên, Sở Văn hóa-Thông tin Lạng Sơn đã yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh phải có văn bản thỏa thuận của Cục Di sản văn hóa khi triển khai đề án. Sở cũng đã nêu rõ, Công ty Hoàng Việt Anh là Công ty thương mại quảng cáo không có chức năng, nhiệm vụ và giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật và không có chức năng bảo tồn di sản văn hóa, nên việc giao cho Công ty quản lý di tích này là không phù hợp.

- Trong văn bản số 456CV/VHTT ngày 28/7/2005, Sở Văn hóa-Thông tin Lạng Sơn cũng đã góp ý cụ thể nội dung của bản đề án, đã chỉ ra nhiều công trình thiết kế không phù hợp, nếu không muốn nói là lạc lõng như xây dựng chùa, xây đền mới hoặc xây nhà tưởng niệm Bác Hồ - đây là những hạng mục trái với quan điểm và chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, trái với Luật di sản văn hóa và các quy định (không xây dựng mới những công trình có tính chất tín ngưỡng, tôn giáo). Chủ đầu tư không được tự xây mới cổng thành hoặc sửa chữa các đoạn tường thành (Thành Nhà Mạc); Yêu cầu xác định rõ ranh giới phân khu chức năng của Khu Di tích thành Nhà Mạc... Hạn chế tối đa sự đào bới, san lấp đồi núi làm biến dạng cảnh quan... Không xây dựng tràn lan lầu vọng cảnh …. Các hạng mục xây dựng cần phải được xem xét, cân nhắc kỹ và có thiết kế phù hợp, bởi lẽ trong một không gian nhỏ hẹp không nên xây dựng quá nhiều công trình nhà ở, dễ tạo nên cảm giác “chật chội”, đi ngược lại với mục tiêu của đề án là du lịch sinh thái, hòa đồng với thiên nhiên; Việc xây dựng quảng trường đón tiếp và tổ chức lễ hội chưa phù hợp với tính chất và hoạt động của di tích. Địa điểm này xưa kia là bãi luyện tập của quan quân thời phong kiến, nay được thiết kế xây dựng là khu biểu diễn nghệ thuật thì nên có tên gọi phù hợp với công

năng sử dụng, không nên gọi là “Quảng trường”. Từ xưa đến nay, Thành Nhà Mạc không phải là nơi tổ chức lễ hội, do đó việc chủ đầu tư muốn đưa hoạt động lễ hội vào đây cần phải có sự thẩm định, đồng ý cho phép của ngành Văn hóa-Thông tin.

- Chúng tôi thấy rằng, các ý kiến của Sở Văn hóa-Thông tin Lạng Sơn tại văn bản trên là hoàn toàn phù hợp với Luật di sản văn hóa và đảm bảo bảo vệ và bảo tồn các yếu tố nguyên gốc của Khu di tích núi Nàng Tô Thị khi thực hiện đề án của Công ty Hoàng Việt Anh.

Tuy nhiên, không biết vì lý do gì, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã ra Quyết định số 2086/QĐ-UBND ngày 27/10/2005 cấp phép đầu tư, quản lý, khai thác Khu du lịch thành Nhà Mạc mà không tham khảo ý kiến của Sở Văn hóa-Thông tin Lạng Sơn. Quyết định trên của UBND tỉnh đã giao cho Công ty Hoàng Việt Anh đầu tư, quản lý, khai thác khu du lịch thành Nhà Mạc. Cho phép Công ty tự quản lý thực hiện dự án với 21 công trình xây dựng trong khu di tích, tự xây dựng quy chế quản lý, khai thác Khu du lịch thành Nhà Mạc, xây dựng mức thu vé, phí vào thăm quan.

Sau khi xem xét nội dung Quyết định trên, thấy rằng việc làm này của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã vi phạm Luật di sản văn hóa trong việc chưa có ý kiến thỏa thuận của Bộ Văn hóa-Thông tin mà đã cấp phép đầu tư trong khu vực bảo vệ di tích.

Căn cứ quyết định trên của UBND tỉnh Lạng Sơn, Công ty Hoàng Việt Anh đã cho triển khai thực hiện nhiều công trình trong Khu di tích thành Nhà Mạc gây nên các dư luận trên báo chí và trong nhân dân.

Trước tình hình lộn xộn xảy ra tại di tích và phản ánh của báo chí, ngày 22/02/2006, UBND tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức cuộc họp giữa các ban ngành của tỉnh để nghe báo cáo về tình hình vi phạm và kiến nghị phương án giải quyết. Tại buổi họp này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã ra Thông báo số 06TB/VP ngày 27/02/2006 của Văn phòng Ủy ban nhân dân

tỉnh Lạng Sơn thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh về Khu di tích thành Nhà Mạc, Núi Tô Thị. Nội dung thông báo như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về việc xuất hiện bức tượng đá tại Khu di tích Thành Nhà Mạc: Ngày khi sự việc xẩy ra, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo cơ quan chức năng của tỉnh nhanh chóng tiến hành kiểm tra và có kết luận ban đầu để kịp thời xử lý và định hướng thông tin; Qua kiểm tra xác minh, khẳng định bức tượng đá được tạo hình có chủ ý, Công ty Cổ phần thương mại Hoàng Việt Anh đã cố tình tạo dựng nên sự việc huyền bí, tạo dư luận không bình thường trong nhân dân; Giao Sở Văn hóa-Thông tin Lạng Sơn chủ trì cùng các ngành chức năng xem xét, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xử lý hành chính đối với Công ty và các cá nhân liên quan theo quy định của Nhà nước, đồng thời chỉ đạo đôn đốc Công ty thực hiện ngay một số việc: phá bỏ toàn bộ khối đá hình tượng phật, khôi phục lại theo nguyên trạng, di chuyển cây đa ra khỏi vị trí khác; Thực hiện các hạng mục đầu tư theo đúng quyết định cấp phép đã được phê duyệt; Cơ quan truyền thông của tỉnh phải thông tin đầy đủ thông báo của tỉnh trên

Một phần của tài liệu Vi phạm di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh - Thực trạng và giải pháp (Trang 69 - 88)