Tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý di tích

Một phần của tài liệu Vi phạm di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh - Thực trạng và giải pháp (Trang 101 - 102)

Kiện toàn mô hình quản lý thống nhất và thích hợp cho từng loại di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh, thành phố cũng là nhu cầu cấp bách: đối với các di tích được đưa vào danh mục di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới phải có Ban quản lý trực tiếp tại di tích và trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. Đối với di tích quốc gia đặc biệt cần kiẹn toàn hoặc thành lập mới các Ban quản lý trực tiếp tại di tích trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đối với di tích quốc gia thì kiện toàn hoặc thành lập mới Ban quản lý di tích trực thuộc bảo tàng tỉnh, thành phố. Đối với di tích cấp tỉnh thì việc tổ chức quản lý nên giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, chủ sở hữu hay cộng đồng cư dân địa phương. Trong tương lai số lượng di tích cấp tỉnh sẽ ngày càng lớn và tăng rất nhanh thì đây sẽ là biện pháp quan trọng để thực hiện chủ trương “xã hội hóa hoạt động bảo tồn bảo tàng” và đồng thời cũng là cơ sở để phân cấp quản lý di tích: phân cấp quản lý toàn diện cho các Ban quản lý di tích trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bảo tàng tỉnh, thành phố. Quy định một số trách nhiệm và quyền hạn cụ thể cho các Ban quản lý di tích do cộng đồng bầu ra (hình thức tập thể quản lý) hoặc do chủ sở hữu di tích quản lý. Chỉ có thể phân cấp quản lý và phân công trách nhiệm, quyền hạn cụ thể cho từng đơn vị, từng cấp,

kiện cụ thể ở các di tích mới tránh được tình trạng di tích bị xâm hại mà không xác định được lỗi tại ai và trách nhiệm của ai quản lý. Điển hình là vi phạm tại di tích chùa Tiêu (Bắc Ninh). Sư thầy trụ trì chùa Tiêu đã tiến hành xây dựng một ngôi bảo tháp rất lớn ngay trước cổng tam quan chùa làm phá vỡ toàn bộ kiến trúc, cảnh quan di tích chùa Tiêu. Vì chùa Tiêu là di tích đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng cấp quốc gia nên mọi hoạt động xây dựng, tu bổ, tôn tạo đều phải được lập thành dự án và phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tuy nhiên, thủ tục này đã không được thực hiện và khi Cục Di sản văn hóa phối hợp với Thanh tra Bộ xuống kiểm tra thực tế tại di tích và làm việc với Lãnh đạo địa phương thì mới biết, việc xây dựng này Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan quản lý trực tiếp di tích cũng không biết và Ủy ban đỗ lỗi cho Ban Quản lý di tích Bắc Ninh là không triển khai và hướng dẫn kịp thời Quy chế quản lý di tích trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nên địa phương không biết. Qua sự việc trên, cho ta thấy việc phân cấp quản lý và phân công trách nhiệm trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích nói chung và di sản văn hóa nói riêng là vô cùng quan trọng và cần thiết.

3.2.7. Kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ xếp hạng di tích trong đó đặc biệt lưu ý đến biên bản và bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích. Bởi vì, đây là căn

Một phần của tài liệu Vi phạm di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh - Thực trạng và giải pháp (Trang 101 - 102)