Xây dựng nhiều chế độ, chính sách về tài chính cho công tác

Một phần của tài liệu Vi phạm di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh - Thực trạng và giải pháp (Trang 103)

vệ di tích. Từ năm 1994, Chính phủ đã cho triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia chống xuống cấp và tôn tạo di tích 21; 22. Thông qua chương trình này, hàng nghìn di tích được tu bổ, tôn tạo cả về kiến trúc và cảnh quan môi trường di tích. Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2006-2010, chỉ tiêu đến năm 2010, bằng mọi nguồn lực phấn đấu đến năm 2010 sẽ có 60% di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến đặc biệt được Nhà nước đầu tư tu bổ, tôn tạo, 80% các di tích kiến trúc nghệ thuật, danh thắng... thuộc di tích đặc biệt quan trọng được đầu tư tu bổ, tôn tạo. Các di tích khác đã được xếp hạng di tích quốc gia, sẽ được hỗ trợ tu bổ, tôn tạo chống xuống cấp một lượt. Nhu cầu vốn cho cả giai đoạn 3.660 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 1.955 tỷ đồng, ngân sách địa phương 900 tỷ đồng, vốn huy động từ các nguồn khác là 815 tỷ đồng. Do đó, với 1232,92 tỷ đồng đầu tư trong giai đoạn 2006-2009 thì đã có 923 lượt di tích được tu bổ ở nhiều mức độ khác nhau 16.

Bên cạnh đó, còn có chương trình mục tiêu quốc gia về chống mối mọt cho di tích. Vì di tích của nước ta chủ yếu là kiến trúc gỗ nên bị tác động rất lớn của khí hậu khắc nghiệt và mối mọt hoành hành. Chương trình chống mối mọt cho di tích cũng giúp cho địa phương khắc phục được một phần không nhỏ di tích kiến trúc gỗ bị xuống cấp do mối xông. Như vậy, những chế độ, chính sách về tài chính đã là một công cụ đắc lực và hữu hiệu giúp di tích không bị xuống cấp, hạn chế sự xâm hại do tác động của con người và tự nhiên làm cho di tích mất dần yếu tố gốc và giá trị vốn có của nó 20, tr 62- 65.

Một phần của tài liệu Vi phạm di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh - Thực trạng và giải pháp (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)