Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Vi phạm di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh - Thực trạng và giải pháp (Trang 89 - 93)

Ngoài nguyên nhân khách quan nêu trên, vấn đề nhận thức của toàn xã hội về vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá còn rất hạn chế, chưa nhận thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của di tích, chưa đặt lợi ích cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân. Vì thế, di tích không được quan tâm và bảo vệ, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm hại di tích.

Mặc dù Luật di sản văn hoá và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn hoá quy định rất rõ về quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá nhưng xem ra nhận thức giữa các cấp, các ngành chưa được nhất quán, đồng bộ. Cấp thành phố chưa quan tâm đúng mức, cấp quận, huyện chưa phát huy hết khả năng, còn trông chờ ỷ lại vào thành phố. Cấp phường, xã còn e ngại, né tránh sự va chạm. Vì thế, di tích vẫn bị xuống cấp do các hành vi vi phạm trực tiếp hoặc gián tiếp của con người gây ra.

Luật Di sản văn hoá và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trong việc quản lý di sản văn hoá. Nhưng trên thực tế, việc sắp xếp, tổ chức về cơ cấu, bộ máy của các cấp quận, huyện còn chưa phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan trong việc quản lý và bảo vệ di tích. Việc thực thi pháp luật còn rất lung túng dẫn đến tình trạng khi di tích bị xâm hại không được xử lý, giải quyết kịp thời. Vì thế, dẫn đến tình trạng thiếu trách nhiệm trong việc xử lý vi phạm di tích. Điển hình cho việc này là việc xây tháp tại chùa Trấn Quốc (Hà Nội), tranh chấp đất đai tại di tích Miếu Bà Chúa Xứ (Hồ Chí Minh).

Khảo sát di tích ở Hà Nội và một số tỉnh, thành phố khác tác giả nhận thấy những hộ dân ở tại di tích từ hàng chục năm nay vì nhiều lý do khác nhau (nhập cư vào Hà Nội không có nhà ở, do nhà bị phá huỷ trong chiến tranh…). Đây là hậu quả mà lịch sử để lại, chúng ta phải giải quyết hợp tình,

Việc di dời các hộ dân đang sinh sống tại đất di tích không phải một sớm, một chiều, vì quỹ đất, quỹ nhà, kinh phí hỗ trợ cho việc di dân, giải phóng mặt bằng còn rất hạn chế. Trong khi đó, thành phố cũng chưa có một cơ chế cụ thể, chính sách đồng bộ để giải quyết dứt điểm tình trạng này. Vì thế, việc lấn chiếm, vi phạm đất đai di tích vẫn tồn tại và kéo dài đến nay.

Luật Di sản văn hoá, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hoá và Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2010 của Chính Phủ quy định rõ việc khoanh vùng bảo vệ và cắm mốc giới cho di tích. Nhưng đến nay, việc cắm mốc giới cho di tích chưa được thực hiện đầy đủ, đồng bộ và còn rất chậm, dẫn đến một thực trạng di tích vẫn bị xâm hại và có nguy cơ bị huỷ hoại.

Hiện nay, tốc độ đô thị hoá tại các đô thị lớn như: Hà Nội, Thừa Thiên Huế, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khác diễn ra quá nhanh, vì thế đất đai trở thành tài sản có giá trị vô cùng lớn, trở thành một món hàng hoá có giá trị lợi nhuận rất cao, cộng với tình trạng buông lỏng quản lý nên đất đai di tích bị lấn chiếm, di tích ngày càng bị thu hẹp.

Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ VI PHẠM DI TÍCH, NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ DI TÍCH LỊCH SỬ-VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH.

Nước ta là một nước đang phát triển, lại bị chiến tranh kéo dài tàn phá nặng nề, ngay sau khi giành độc lập, hòa bình lập lại, ưu tiên hàng đầu của nhà nước là phát triển kinh tế nhằm nâng cao đời sống của nhân dân. Trong khi chưa xây dựng được hành lang pháp lý về bảo vệ di tích, ý thức chấp hành pháp luật và nhận thức của cộng đồng về giá trị di sản văn hóa và trách nhiệm bảo tồn di sản văn hóa chưa sâu sắc và toàn diện dẫn đến tình trạng vi phạm di tích tràn lan, kéo dài. Hơn nữa, những di tích của Việt Nam chủ yếu là kiến trúc bằng gỗ, bị tàn phá bởi chiến tranh, thiên tai và đặc biệt là do con người hàng trăm năm qua. Vì vậy, kinh tế càng phát triển mạnh, dân số càng tăng nhanh thì nhu cầu khai thác, xây dựng ngày càng lớn. Tạo ra sức ép quá lớn cho việc bảo tồn các di tích, đặc biệt là các di tích kiến trúc gỗ, các di tích lịch sử-văn hóa của Việt Nam ngày càng bị xuống cấp và bị đe dọa do các yếu tố chủ quan và khách quan (môi trường tự nhiên và xã hội) tác động vào.

3.1. Quan điểm, mục tiêu của Đảng và Nhà nước trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Sản phẩm (vật chất, tinh thần) do lao động sáng tạo của con người làm ra

- Có các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học

- Được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác

Di sản văn hóa được nhận thức như là một loại tài sản vô cùng quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận hữu cơ của di sản văn hóa của nhân loại. Lẽ thường tình thì tất cả những gì quý giá, đều phải được trân trọng, nâng niu bảo vệ và được chuyển tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Từ xa xưa nhân loại đã hành xử như thế và mãi mãi sau này chúng ta cũng phải tuân theo, bởi đó là thứ nhu cầu có tính khả năng vừa mang tính tự giác xã hội. Điều đó được khẳng định tại Điều 34 Hiến pháp 1992 “Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa dân tộc, chăm lo công tác bảo tồn, bảo tàng, tu bổ, tôn tạo, bảo tồn và phát huy tác dụng các di tích lịch sử, cách mạng, các di sản văn hóa, các công trình nghệ thuật, các danh lam thắng cảnh. Nghiêm cấm các hành động xâm phạm đến di tích lịch sử, cách mạng, các công trình nghệ thuật và danh lam thắng cảnh” 23, tr 23-24. Những nội dung trên thể hiện ý chí và quyết tâm của Nhà nước và toàn xã hội về ý thức tôn trọng đối với di sản văn hóa dân tộc.

Qua việc phân tích thực trạng vi phạm di tích và quản lý di sản văn hóa, chúng ta nhận thấy việc xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam có thể hiểu: Chính sách là phương pháp can thiệp của nhà nước vào một lĩnh vực nào đó để đạt được những mục tiêu đặt ra và sự can thiệp cần thiết cũng như mức độ can thiệp thích hợp. Như vậy, sự tồn tại của một chính sách phải luôn phục vụ cho một hay một số mục tiêu nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, các chính sách kinh tế, xã hội sẽ trở nên vô nghĩa khi không có mục tiêu hoặc mục tiêu rõ ràng. Chính sách và mục tiêu có mối quan hệ khăng khít, gắn bó hữu cơ với nhau nhưng không đồng nhất. Chính sách không bao giờ bất biến, nó phải thay đổi bổ sung khi mục tiêu đã thay đổi hoặc xuất hiện các mục tiêu mới do chủ thể quản lý lựa chọn và chính sách có thể chấm dứt khi mục tiêu đã đạt được.

Mỗi quốc gia khi hoạch định chính sách văn hóa đều đặt ra những mục tiêu cục thể trên cơ sở điều kiện và bối cảnh thực tế của đất nước. Nhưng các nhà nghiên cứu về chính sách văn hóa và quản lý cũng đã thống nhất đưa ra một số mục tiêu cơ bản mà các quốc gia nào khi xây dựng chính sách văn hóa cũng phải tính đến. Giữ gìn nguyên vẹn và đầy đủ các di tích đã và đang được

xếp hạng, không để xuống cấp, tổn thất hoặc bị hủy hoại là mục tiêu lâu dài cần đạt được của Đảng và Nhà nước ta 2, tr 11-14.

Nâng cao nhận thức, phát huy các giá trị của di tích trong việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa và truyền thống văn hiến của dân tộc cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ; giới thiệu bản sắc và tinh hoa văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam với các nước, là cơ sở quan trong để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như Nghị quyết trung ương 5 đã đề ra 4, tr 6-15. Trong điều kiện cho phép, các di tích cần được tu bổ, tôn tạo một cách hoàn chỉnh với tư cách là một sản phẩm du lịch có giá trị phục vụ chiến lược phát triển ngành du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về di tích và danh lam thắng cảnh theo hướng mở rộng xã hội hóa, thu hút sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào việc bảo vệ và phát huy di tích, gắn với quản lý nhà nước bằng pháp luật.

Một phần của tài liệu Vi phạm di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh - Thực trạng và giải pháp (Trang 89 - 93)