Di tích chùa Phước Điền (chùa Hang)-An Giang

Một phần của tài liệu Vi phạm di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh - Thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 41)

Chùa Phước Điền (tên thường gọi là chùa Hang) nằm trong quần thể Khu di tích thắng cảnh núi Sam thuộc ấp Vĩnh Tây 1, phường núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Khu di tích này đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích quốc gia tại Quyết định số 92-VHTT/QĐ ngày 10/7/1980. Sự việc bắt đầu từ tháng 7 năm 2004, khi có đơn thư tố cáo của sư Thích Thiện Lạc, trụ trì chùa Phước Lâm cùng trú trên địa bàn ấp Vĩnh Tây 1, phường núi Sam, thị xã Châu Đốc và một số đơn thư của nhân dân địa phương cùng các tăng ni phật tử. Trong đơn nêu rõ việc sư Thích Thiện Tài, trụ trì chùa Phước Điền đã tự ý đập phá, di dời làm thay đổi, biến dạng toàn bộ kiến trúc và nội thất chùa Phước Điền (xem ảnh 2.1.1, 2.1.3). Ngay sau đó, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã liên tiếp có các công văn: công văn số 946/DSVH-DT ngày 26/11/2003; công văn số 408/DSVH- DT ngày 19/7/2004; công văn số 566/DSVH-DT ngày 09/9/2004; công văn số 677/DSVH-DT ngày 26/9/2005; công văn số 136/DSVH-DT ngày 05/2/2007 gửi Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh An Giang đề nghị Sở phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh kiểm tra thực tế tại di tích, có biện pháp xử lý dứt điểm tỉnh trạng vi phạm đã nếu trong đơn thư, trả lời đơn thư khiếu kiện của nhân dân và báo cáo kết quả về Cục Di sản văn hóa. Tuy nhiên đơn thư khiếu

kiện vẫn tiếp tục kéo dài, ngày 15/1/2007 Bộ Văn hóa – Thông tin có công văn số 181/VHTT-DSVH gửi Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang chỉ đạo các ban, ngành chức năng của tỉnh, chính quyền các cấp kiểm tra và có biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm di tích theo các quy định hiện hành. Khôi phục lại cảnh quan môi trường kiến trúc di tích chùa Phước Điền (chùa Hang), đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh nhằm bảo vệ và phát huy di sản văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa và pháp luật có liên quan (xem ảnh 2.2.2).

Ảnh 2.1.2: Mặt tiền chùa Phước Điền (chùa Hang)

Nguồn: tác giả

Theo báo cáo của Sở Văn hóa – Thông tin An Giang, việc vi phạm tu bổ, sữa chữa chùa Phước Điền xảy ra nhiều lần trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến 2003, ngành Văn hóa thông tin và các cấp chính quyền địa phương

tu bổ, sửa chữa di tích. Tuy nhiên, sư trụ trì vẫn có hành vi cố ý vi phạm trong tu sửa làm thay đổi vật liệu và kiểu dáng công trình kiến trúc. Qua kiểm tra thực tế tại di tích nhận thấy di tích đã bị vi phạm khá nhiều: gắn gạch men bệ thờ, lát nền gạch men, thay đổi mặt tiền nhà hậu tổ... Phòng Văn hóa Thông tin kết hợp với chính quyền xã Vĩnh Tế lập biên bản sửa chữa trái phép ở di tích chùa Hang, đoàn kiểm tra yêu cầu tạm ngưng việc sửa chữa chờ ý kiến cấp trên nhưng ông Thích Thiện Tài vẫn cố tính sửa chữa.

Ảnh 2.2.2: Phước Điền tự trước khi bị phá hủy

Nguồn: tác giả

Theo báo cáo của Phòng Văn hóa Thông tin thị xã Châu Đốc từ cuối năm 2002 đến đầu năm 2003 tiếp tục sửa chữa các hạng mục gồm: Khu vực Tây lang, khu vực hậu tổ, tùy tiện thay cửa sắt phá vỡ hiện trạng và làm hư hỏng các tranh điển tích Phật, làm nhà tiền chế, lát gạch mới hiện đại, làm thêm phần mái ở giảng đường, làm thêm phòng nghỉ mà không xin phép các ngành chức năng (xem ảnh 2.2.4). Ngày 6/5/2005, Ban Văn hóa xã hội Hội

đồng nhân dân tỉnh An Giang đã có cuộc họp với các ngành hữu quan và kết luận sẽ trình vụ việc lên Ban chỉ đạo Tôn giáo tỉnh xem xét, chỉ đạo và sau đó Sở Văn hóa – Thông tin sẽ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý cũng như có phương án từng bước phục hồi di tích. Ngày 15/3/2007 Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã có công văn số 777/UBND-VX chỉ đạo Sở thực hiện nghiêm Chỉ thị số của Ủy ban nhân dân tỉnh về tăng cường quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trong tỉnh và Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án tăng cường quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh An Giang giai đoạn 2006-2010; Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Văn hóa – Thông tin báo cáo kết quả vi phạm tại di tích chùa Phước Điền (chùa Hang) và phải xử lý dứt điểm vụ vi phạm trên.

Ảnh 2.2.3: Mặt tiền chùa Phước Điền bị đập phá toàn bộ

Qua sự việc vi phạm tại di tích chùa Phước Điền (chùa Hang), tác giả nhận thấy, người trông coi, quản lý trực tiếp di tích mà không nhận thức và hiểu biết đúng đắn về pháp luật, hay nói sâu hơn là không tâm huyết với di tích thì chắc chắn di tích sẽ bị xâm hại bằng cách này hay cách khác. Việc nhận thức đúng đắn hoạt động tu bổ, tôn tạo, sửa chữa di tích là một vấn đề đòi hỏi người quản lý, trông coi di tích phải nỗ lực, cố gắng, phối hợp với chính quyền các cấp để bảo vệ và phát huy giá trị di tích tốt hơn.

Ảnh 2.2.4: Một công trình của chùa Phước Điền đang được xây lại

Một phần của tài liệu Vi phạm di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh - Thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 41)