Một số kiến nghị về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội trong

Một phần của tài liệu Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua các bản Hiến pháp Việt Nam (Trang 84 - 87)

đảm quyền con người ở nước ta, ở Hiến pháp một số quốc gia cũng thể hiện những quy định đó, ví dụ Điều 68 Hiến pháp Ba Lan, Điều 41 Hiến pháp Liên bang Nga… và phù hợp với Điều 12 ICESCR.

3.2. Một số kiến nghị về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội trong Hiến pháp 2013 pháp 2013

Trước hết, quyền kinh tế, văn hóa, xã hội là một bộ phận của quyền con người, nhưng do khái niệm quyền con người rộng, nhiều lĩnh vực, nên việc đưa ra đề xuất, và kiến nghị trong việc thực hiện nhóm quyền này trong Hiến pháp cần có nhiều thời gian nghiên cứu và quá trình tìm hiểu thực tiễn. Hơn nữa, việc thực hiện nhóm quyền này thực tế dựa vào sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước cũng như nguồn nhân lực vật lực phải thực sự đủ điều kiện mới có thể thực hiện được, mà thực tế điều kiện để bảo đảm những quyền này luôn thay đối với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Do vậy, luận văn đưa ra một số kiến nghị về việc cụ thể hóa việc bảo đảm quyền an sinh xã hội trong Hiến pháp 2013, với hai khía cạnh, một là thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm, góp phần giảm bớt khó khăn, ổn định cuộc sống cho người dân; hai là,

nữ, trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi, người dân tộc thiểu số…xuất phát từ tình hình thực tiễn là Đảng và Nhà nước đang có những biện pháp thực hiện quyền này với ba lý do cơ bản sau

Thứ nhất, Hiến pháp 2013 chỉ mới được thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/1/2014, do vậy việc triển khai, thi hành Hiến pháp đang được thực hiện. Việc sửa đổi, ban hành một số luật mới đang được thực hiện trong đó những vấn đề của quyền về an sinh xã hội như phúc lợi xã hội, bảo đảm quyền của nhóm dễ bị tổn thương, bảo đảm phúc lợi xã hội về chăm sóc sức khỏe, giáo dục cơ bản đang được tiếp tục nghiên cứu và thực hiện

Thứ hai, trong tháng 6 năm 2014 Hội đồng Nhân quyền khóa 26 tại Geneva đã chính thức thông qua UPR chu kỳ II của Việt Nam trong bối cảnh quyền con người tiếp tục được các nước và dư luận quốc tế quan tâm. Kỳ báo cáo URP 2014 lần này trong số 227 khuyến nghị, Việt Nam đã chấp nhận 182 khuyến nghị, chiếm 80,17%. Đây là tỷ lệ cao thể hiện những nỗ lực cởi mở và quyết tâm của Việt Nam trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Và trong 227 khuyến nghị được 106 quốc gia đưa ra trong phiên đối thoại thì các khuyến nghị về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội đều được Việt Nam chấp thuận

Trong các khuyến nghị về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội trên thì khuyến nghị về nhóm quyền an sinh xã hội được các quốc gia rất quan tâm được nêu tại các khuyến nghị số 86 (Serbia); số 183 (China); số 184 (Timor- Leste); số 185 (Nhà nước Palestine); số 186 (Cộng hòa Ả rập Syria); số 189 (Thổ Nhĩ Kỳ); số 220 (Sudan); số 221 (Hy Lạp); số 223 (Sri Lanka) và đưa ra khuyến nghị và đều được Nhà nước ta chấp nhận.

Trong báo cáo quốc gia về tình hình nhân quyền chu kỳ II, Chính phủ đã đặt ra nhiệm vụ ưu tiên thực hiện đối với quyền trên như sau:

là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến mức sống của người dân. Thực tế cho thấy việc giảm thu nhập, lạm phát và bệnh tật là ba trong số các nguyên nhân chính làm giảm mức sống của người dân. Do đó, an sinh xã hội là giải pháp bảo vệ cho người dân, đặc biệt là người nghèo. Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung các chính sách để tăng khả năng tiếp cận của các nhóm yếu thế vào hệ thống an sinh xã hội, nghiên cứu khả năng phát triển loại hình bảo hiểm nông nghiệp [3].

Do vậy, nhiệm vụ đặt ra là việc thực hiện các khuyến nghị này được ưu tiên thực hiện trước so với các quyền khác

Thứ ba, quyền về an sinh xã hội là một nhóm quyền mới được quy định trong Hiến pháp 2013 nội hàm của quyền này liên quan đến trách nhiệm của Nhà nước trong việc thực hiện hầu hết các lĩnh vực của quyền kinh tế, văn hóa, xã hội.

An sinh xã hội, có thể coi là một hợp phần của hệ thống các vấn đề xã hội, hơn nữa, là hợp phần nổi bật, nổi trội nhất trong hệ thống ấy. Thực hiện được an sinh xã hội là thực hiện được tiền đề của ổn định, thực hiện được điều kiện của phát triển. An sinh xã hội là chỉ báo xác thực nhất bảo đảm ổn định tích cực, lành mạnh và phát triển bền vững mà thước đo nhân văn của một xã hội phát triển bền vững là phát triển bền vững con người. Cắt nghĩa an sinh xã hội một cách trực tiếp và thực chất chính là sự an toàn, độ an toàn của cuộc sống con người. An ninh và an toàn vừa là nội dung lại vừa là điều kiện bảo đảm của an sinh xã hội.

Việc làm, mức sống, môi trường sống (cả môi trường tự nhiên và xã hội), điều kiện lao động đủ sức phòng ngừa tai nạn, rủi ro, được thụ hưởng lợi ích về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin, đời sống văn hóa, tinh thần... đó là những bảo đảm an sinh xã hội cho sự sống, đời sống của con người.

kinh tế thị trường với những mặt trái và cả những hệ lụy của nó còn phải tính đến một thực tế, đó là những bảo đảm xã hội cho các đối tượng thua thiệt trong phát triển (những người khuyết tật, những trẻ em mồ côi, những người già cô đơn không nơi nương tựa, những người mắc bệnh hiểm nghèo, những người dân và hộ dân rơi vào cảnh nghèo đói do thiên tai ở những vùng đặc biệt khó khăn hoặc do mức độ phân hóa giàu - nghèo gay gắt mà rơi vào cảnh bần cùng...). Do đó, trong mạng lưới an sinh - xã hội còn tính đến những cứu trợ xã hội, trợ giúp xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…

Một phần của tài liệu Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua các bản Hiến pháp Việt Nam (Trang 84 - 87)