Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội trong Hiến pháp 1992

Một phần của tài liệu Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua các bản Hiến pháp Việt Nam (Trang 43 - 50)

Năm 1986, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo nhằm đưa Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xây dựng

một nhà nước dân chủ, vững mạnh. Cũng trong giai đoạn này Việt Nam thể hiện quyết tâm xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mà một trong những tiêu chí của mô hình này là đề cao và bảo đảm các quyền con người. Với tư cách là thành viên của nhiều điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam tham gia từ đầu thập kỷ 1980, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc nội luật hóa các nội dung của Công ước vào hệ thống pháp luật quốc gia. Điều này được thể hiện tập trung trong Hiến pháp 1992.

Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Hiến pháp 1992 đề cập cụ thể đến khái niệm quyền con người: “Ở nước Cộng hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật” [26, Điều 50]. Mặc dù quy định này còn gây ít nhiều tranh cãi bởi nó đồng nhất giữa quyền con người và quyền công dân, song việc đề cập cụ thể đến khái niệm quyền con người có thể coi là một bước tiến rất lớn trong lịch sử lập hiến của Việt Nam. Theo GS.TS Nguyễn Đăng Dung, điều này ít nhất mang hai ý nghĩa cơ bản:

Thứ nhất, đối với cộng đồng quốc tế, đây như một tuyên bố rõ ràng Việt Nam có nhân quyền.

Thứ hai, đối với nhân dân trong nước, quy định này có tác dụng ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc phải bảo đảm cho nhân quyền được thực hiện trên thực tế [4]. Với nguyên tắc “tôn trọng các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội” đề ra trong Điều 50.

Hiến pháp năm 1992 quy định các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội như sau

Về quyền kinh tế, Hiến pháp năm 1992 dành tám điều (các Điều 3, 16, 18, 20, 28, 55, 57, 58) quy định 14 quyền kinh tế của công dân (có 12 quyền mới). Các quy định này phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà

nước về phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Theo đó, Đối với mọi cá nhân công dân, có các quyền sau:

Được sản xuất, kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm” [26, Điều 16]; “được chuyển quyền sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật” [26, Điều 18]; “chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh; thành lập doanh nghiệp” [26, Điều 20]; “quyền lao động” [26, Điều 55]; “quyền tự do kinh doanh” [26, Điều 57]; “sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác và được Nhà nước bảo hộ quyền này; sở hữu tư nhân đối với vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác và được Nhà nước bảo hộ quyền này” [26, Điều 58].

Đối với cá nhân, công dân mang tư cách nhất định, có “quyền của người sản xuất được Nhà nước bảo hộ quyền lợi và quyền của người tiêu dùng được Nhà nước bảo hộ quyền lợi” [26, Điều 28].

Về các nhóm (tập thể) công dân, có: “quyền của nhân dân làm chủ về kinh tế” [26, Điều 3] và “tổ chức thuộc các thành phần kinh tế được sản xuất, kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm” [26, Điều 16].

Về quyền văn hóa, Các quy định về quyền văn hóa, giáo dục, khoa học

– công nghệ của công dân.

Hiến pháp 1992 tiếp tục quy định 11 quyền của công dân về văn hóa, giáo dục, khoa học – công nghệ, trong bảy quyền đã được quy định trong Hiến pháp năm 1980, bốn quyền mới được bổ sung tại bốn điều (các Điều 5, 32, 59, 60).

Đối với mọi cá nhân, công dân nói chung, Hiến pháp năm 1992 quy định các quyền: “quyền về học tập” [26, Điều 59]; “nghiên cứu khoa học, nghiên cứu kỹ thuật; phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý

hóa sản xuất; sáng tác văn học; sáng tác nghệ thuật; phê bình văn học; phê bình nghệ thuật; tham gia các hoạt động văn hóa khác” [26, Điều 60].

Hiến pháp năm 1992 còn quy định quyền của các dân tộc “được dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình” [26, Điều 5] và quyền của nhân dân

“được thưởng thức những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị” [26, Điều 32].

Về quyền xã hội, Hiến pháp năm 1992 dành tám điều (các Điều 56, 61

– 67) quy định 25 quyền xã hội của công dân

Đối với công dân nói chung, có các quyền: “Được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe” [26, Điều 61]; “xây dựng nhà ở; cho thuê nhà; thuê nhà; đươc Nhà nước bảo hộ đối với người thuê nhà; được Nhà nước bảo hộ đối với người có nhà cho thuê” [26, Điều 62]; “quyền bình đẳng nam nữ” [26, Điều 63]; “được Nhà nước bảo hộ hôn nhân gia đình” [26, Điều 64].

Về công dân trong những tư cách nhất định, Hiến pháp năm 1992 quy định các “quyền của viên chức nhà nước được nghỉ ngơi, được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; quyền của người lao động làm công ăn lương được nghỉ ngơi” [26, Điều 56]; “quyền của lao động nữ được hưởng chế độ thai sản” [26, Điều 63].

Đối với một số công dân trong hoàn cảnh đặc biệt, có: “quyền của nữ viên chức nhà nước và nữ làm công ăn lương được nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương” [26, Điều 63].

Đặc biệt Hiến pháp năm 1992 quy định quyền của một số công dân được hưởng chế độ ưu đãi và chế độ khen thưởng, chăm sóc đặc biệt của Nhà nước – đó là: “thương binh, bệnh binh được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước, trong đó đối với bệnh binh; người có công với nước được Nhà nước khen thưởng, chăm sóc” [26, Điều 67].

tâm chăm sóc, giúp đỡ hơn hoặc trong tình trạng yếu thế, dễ bị tổn thương, có các quyền:

Quyền của trẻ em được gia đình, Nhà nước, xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục” [26, Điều 65]; “thanh niên được gia đình, Nhà nước, xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí” [26, Điều 66]; “người được Nhà nước và xã hội giúp đỡ; người tàn tật được Nhà nước và xã hội giúp đỡ; trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ” [26, Điều 67].

Đối với nhóm (tập thể) cá nhân công dân, Hiến pháp năm 1992 quy định quyền của gia đình liệt sĩ được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước và quyền của gia đình có công với nước được Nhà nước khen thưởng, chăm sóc [26, Điều 67].

Từ những quy định trên, có thể rút ra một số nhận xét sau:

Hiến pháp năm 1992 đã có những quy định về quyền con người theo tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người, tạo cơ sở pháp lý vững chắc vừa để bảo vệ quyền con người ở Việt Nam, qua đó là công cụ pháp lý để thể chế thành những chính sách nhằm thực hiện các quy định Hiến pháp đó ở Việt Nam, bảo đảm quyền con người nói chung và các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội nói riêng

Ngày 24/09/1982, Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và Công ước quốc tế về Các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966. Gia nhập hai công ước này, Nhà nước Việt Nam thừa nhận các giá trị cao quý của các quyền tự do cơ bản của con người. Đông thời chúng ta từng bước nội luật hóa các quy phạm pháp luật của hai công ước này vào hệ thống pháp luật nước ta.

Cụ thể Hiến pháp 1992, khẳng định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến

pháp và luật” [26, Điều 50]. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, cụm từ “quyền con người” được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp. Với nguyên tắc tôn trọng, các quyền con người, quyền công dân không những tăng thêm về số lượng mà bản thân mỗi quyền được làm rõ hơn về nội dung

Ví dụ, liên quan đến quyền lao động của công dân, Hiến pháp năm 1992 còn khẳng định trách nhiệm của Nhà nước phải có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động và có chính sách khuyến khích phát triển kinh tế để tạo nhu cầu thu hút, tuyển dụng lao động. Hay xét về quyền kinh tế, với tinh thần mở cửa hội nhập và phát triển kinh tế, quyền kinh doanh của công dân không những được quy định trong chương quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, mà còn được quy định ở các chương khác, nhất là chương II – chế độ kinh tế.

Cụ thể, Hiến pháp năm 1992 quy định:

“Nhà nước phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa với cơ cấu nhiều thành phần và các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng” [26, Điều 15]. “Kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tự nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành nghề có lợi cho quốc kế, dân sinh” [26, Điều 21].

Chính những quy định này đã có tác động quan trọng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và liên tục của nền kinh tế Việt Nam trong hai thập kỷ vừa qua.

Đặc biệt, khác với Hiến pháp 1980, các quyền con người về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội trong Hiến pháp năm 1992 được xác định dựa trên những cân nhắc về khả năng thực hiện, nhằm tránh chủ quan duy ý chí. Ví dụ, Hiến pháp 1980 quy định: “công dân có quyền có nhà ở” [25, Điều 62], thì Hiến pháp năm 1992 sửa đổi quy định đó thành: “Công dân có quyền xây dựng nhà ở theo quy hoạch và pháp luật” [26, Điều 62].

Quy định về khám chữa bệnh không phải trả tiền như Điều 61 Hiến pháp năm 1980: “… Nhà nước thực hiên chế độ khám bệnh và chữa bệnh không phải trả tiền” [25, Điều 61]. Trong Hiến pháp năm 1992 kế thừa nhưng sửa đối bằng quy định: “ …Nhà nước quy định chế độ viện phí, chế độ miễn, giảm viện phí…” [26, Điều 61]. Tức là ở đây đề ra cơ chế nhà nước và nhân dân cùng làm, chế độ viện phí có thể được thay đổi, miễn giảm tùy theo quy định của Nhà nước.

Có thể nói, Hiến pháp 1992 – Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế có bước tiến lớn trên con đường phát triển và hoàn thiện các quy định Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam tạo cơ sở pháp lý vững chắc vừa để bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam, vừa là công cụ hữu hiệu để giáo dục, nhắc nhở và nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân và của Nhà nước trong việc thực hiện các quy định Hiến pháp đó ở Việt Nam hiện nay [7].

Như vậy xét trên phương diện quyền con người, Hiến pháp 1992, đã phản ánh sự đổi mới tư duy về con người và quyền con người, mà cốt lõi là tư duy đổi mới toàn diện đồng bộ của Đảng và Nhà nước đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986.

Với tinh thần nhằm đảm bảo tốt hơn các quyền con người trong đó có các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa. Ngày 12 tháng 12 năm 2001, Quốc hội khóa X đã thông qua Nghị quyết 51/2001/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992. Với việc khẳng định: “Nhà nước Cộng hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân…” [26, Điều 2]. Tinh thần này đã được thể hiện rõ qua nôi dung chương V về “quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Điều 59 Hiến pháp 1992 sửa đổi đã quy định theo

hướng cụ thể hơn, phù hợp với tình hình mới. Hiến pháp sửa đổi nhấn mạnh tới quyền được học văn hóa và học nghề, quyền của trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác được nhà nước và xã hội tạo điều kiện học văn hóa và học nghề phù hợp…

Tuy nhiên bên cạnh những tiến bộ vượt bậc so với các bản Hiến pháp trước đó Hiến pháp năm 1992 mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001 nhưng vẫn bộc lộ một số hạn chế như chưa phân định rõ quyền con người với quyền công dân, chưa có cơ chế bảo vệ Hiến pháp.

Vì vậy, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII đã nhất trí thông qua Nghị quyết số 06/2011/QH13 ngày 06 tháng 8 năm 2011 về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Nhằm xây dựng một bản Hiến pháp mới để đảm bảo tốt hơn các quyền con người, quyền công dân.

Một phần của tài liệu Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua các bản Hiến pháp Việt Nam (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)