Một số nhận xét về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội trong Hiến

Một phần của tài liệu Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua các bản Hiến pháp Việt Nam (Trang 56 - 71)

pháp 2013

2.2.4.1. Quyền kinh tế

kết rộng và chặt chẽ, không tách rời với các quyền con người, quyền công dân; đồng thời, có nội dung toàn diện, bao quát đầy đủ các khía cạnh, các quá trình, các hoạt động kinh tế, cả quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp, doanh nhân và công dân. Hiến pháp cũng xác định rõ vai trò và nguyên tắc quản lý nhà nước trong bảo đảm quyền kinh tế, cùng những giới hạn an toàn cần thiết và tiến bộ, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế được nêu trong các văn bản của Liên Hợp Quốc về quyền con người

Về quyền tự do kinh doanh, Trong Hiến pháp 2013, điểm nhấn quan trọng nhất của quyền kinh tế được Hiến định và bảo đảm trên thực tế bởi quyền tự do kinh doanh. Đây là điểm tiến bộ hơn so với Hiến pháp trước.

Hiến pháp 1992 quy định: “ Công dân có quyền tự do kinh doanh” [26, Điều 57]. Thì trong Hiến pháp 2013 quy định: “ Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” [29, Điều 33] như vậy đã mở rộng hơn về đối tượng được kinh doanh và ngành nghề được kinh doanh tạo điều kiện mọi người tự do kinh doanh làm giàu chính đáng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Về quyền sở hữu, Hiến pháp quy định tại Điều 32 về sở hữu tư nhân và

quyền thừa kế thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác;

Về quyền bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật giữa các chủ thể thành phần kinh tế. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.

Riêng đối với quyền kinh tế gắn quyền sử dụng đất, với tư cách là tư liệu sản xuất đặc biệt và quyền tài sản của công dân, doanh nghiệp, tổ chức.

Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận và bảo hộ quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật.

Nhà nước chỉ thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật. Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết do luật định để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai

Về vai trò của nhà nước, trong việc bảo đảm các quyền kinh tế trong

Hiến pháp 2013 được thực hiện trong sự quản lý kinh tế vĩ mô chung của Nhà nước.

Nhà nước thống nhất quản lý và phải sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật các tài sản công và ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ quốc gia; Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân [29, Điều 52].

Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế - xã hội, quản lý nhà nước. Đây là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy đầu tư, sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia

Nhà nước bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền quốc gia; có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nhà nước Việt Nam nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu. Ðồng thời, Nhà nước phát triển hệ thống an sinh xã hội và tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội; có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác; phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở.

Quyền kinh tế còn được củng cố, bảo đảm bởi quyền được tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó. Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

Về việc phối hợp thực hiện các quyền kinh tế, được thực hiện thông

qua các cơ quan nhà nước, đại biểu đại diện và bảo vệ quyền lợi người lao động và công dân như: Quốc hội, Chính quyền địa phương, tổ chức Công đoàn, Đại biểu quốc hội…

Thẩm quyền về kinh tế của các cơ quan nhà nước, Hiến pháp 2013 quy định “Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước, Quốc hội ban hành các luật về kinh tế, quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế, xã hội của đất nước”... [29, Điều 70].

Chính quyền địa phương, theo quy định của Hiến pháp “ có trách nhiệm phát triển kinh tế trên địa bàn do mình quản lý theo thẩm quyền và nhiệm vụ được cơ quan nhà nước cấp trên giao” [29, Điều 112].

Việc tham gia kiểm soát các cơ quan nhà nước trong thực hiện quyền lực kinh tế, giúp Quốc hội giám sát việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế và ngân

sách nhà nước là cơ quan Kiểm toán nhà nước. Kiểm toán nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập, có trách nhiệm kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công và báo cáo kết quả kiểm toán trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo Hiến pháp 2013, Công đoàn Việt Nam đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Ðại biểu Quốc hội đại diện cho lợi ích cử tri, phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và của Quốc hội; trả lời yêu cầu và kiến nghị của cử tri; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.

Bên cạnh đó, quyền kinh tế còn được hỗ trợ bởi quyền người dân được bảo đảm an sinh xã hội; quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc; được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.

2.2.4.2. Quyền văn hóa

Về quyền văn hóa, lần đầu tiên Hiến pháp hiến định về

Quyền văn hóa của con người trong Hiến pháp 2013 chứng tỏ Nhà nước ta đã có sự nhìn nhận rất mới về các giá trị văn hóa, quán triệt tinh thần nhất quán của Đảng xác định văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, là sức mạnh nội sinh và động lực phát triển đất nước;

đồng thời thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác Hồ là Văn hóa soi đường cho quốc dân đi [20].

Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa [29, Điều 41].

Quyền văn hóa ở Điều này thể hiện ở bốn khía cạnh

Thứ nhất, Quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa. Hưởng thụ đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần là một nhu cầu chính đáng và quyền cơ bản của con người. Con người không chỉ có nhu cầu cơm ăn nước uống và các nhu cầu thiết thân khác, mà còn có quyền thụ hưởng các giá trị văn hóa do dân tộc và nhân loại sáng tạo ra trong lịch sử. Được quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa chính là một trong những yếu tố cơ bản để góp phần không ngừng xây dựng, bồi đắp, hoàn thiện những phẩm chất nhân cách cao đẹp cho con người, làm cho con người ngày càng nhân văn hơn, tiến bộ hơn.

Thứ hai, quyền tham gia vào đời sống văn hóa, tức là, việc tham gia vào đời sống văn hóa không phải là “quyền riêng” của lực lượng văn nghệ sĩ và những người làm công tác quản lý văn hóa, văn nghệ như cách hiểu bấy lâu nay, mà mọi người dân Việt Nam, không phân biệt tuổi tác, giới tính, giai cấp, thành phần, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng… đều có thể và có quyền tham gia tất cả các hoạt động văn hóa theo khả năng, sở thích, nhu cầu, sở trường, mong muốn của mình. Việc mọi người được tham gia vào đời sống văn hóa sẽ góp phần làm phong phú đời sống tinh thần cho mỗi cá nhân và toàn xã hội

Thứ ba, Quyền sử dụng các cơ sở văn hóa. Thực chất của quyền này là xác lập quyền sở hữu toàn dân về các cơ sở văn hóa, các thiết chế văn hóa mà Nhà nước, xã hội và cộng đồng đã xây dựng để phục vụ nhu cầu học tập, vui chơi, giải trí của mình;

đẹp đã được hình thành, kết tinh, hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử, là thành quả lao động sáng tạo của thế hệ này tiếp thế hệ khác. Do vậy, mỗi công dân không chỉ có quyền nghiên cứu, tiếp cận các giá trị văn hóa của dân tộc mình, mà còn được tiếp cận, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới.

Về quyền dân tộc thiểu số, Hiến pháp lần đầu tiên quy định quyền mới:

Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp” [29, Điều 42]. Điều này đã thể hiện quan điểm giữ gìn thuần phong mỹ tục của mỗi nền văn hóa, mỗi dân tộc trong đất nước, đồng thời thể hiện nguyên tắc tự do, dân chủ. Việt Nam là quốc gia đa dân tộc. Trong lịch sử, các dân tộc trên đất nước đã cùng đoàn kết trong sự nghiệp dựng nước, và giữ nước lâu dài. Việc tôn trọng, bảo vệ, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc càng làm phong phú thêm văn hóa Việt Nam và cũng là khẳng định quyền của các dân tộc thiểu số, góp phần vững chắc khối đại đoàn kết dân tộc. Quy định này còn là cơ sở pháp lý để xây dựng bộ tiêu chí xác định và xác định lại thành phần dân tộc.

Về quyền học tập, Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập” [29, Điều 39]. Quy định trên tiếp tục khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Hiến pháp cũng quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục, ưu tiên sử dụng phát triển nhân tài.

Cùng với quy định về chế định giáo dục của nước ta đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với việc phát triển giáo dục đào tạo, coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Các quy định trên đã khái quát được hệ thống giáo dục quốc dân bào gồm các cấp học, các loại hình nhà trường; phát triển giáo dục đồng đều giữa các vùng miền, ưu tiên những vùng ở miền núi, hải

đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; quan tâm đến đối tượng là người khuyết tật và người nghèo. Đặc biệt, việc xã hội hóa giáo dục được ưu tiên nhằm huy động các nguồn lực khác trong xã hội đầu tư cho giáo dục và đào tạo.

Như vậy, quyền kinh tế, văn hóa, xã hội nói riêng, quyền con người và quyền công dân nói chung được thực hiện không tách rời nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước và xã hội vì lợi ích chung, bảo đảm an toàn xã hội theo yêu cầu phát triển bền vững.

Ðây cũng là điều kiện để Việt Nam thực hiện tốt những quy định về quyền con người, quyền công dân, đáp ứng các nghĩa vụ và cam kết của một quốc gia thành viên LHQ, đặc biệt là thành viên Hội đồng Nhân quyền trong nhiệm kỳ 2014 - 2016. Nhận thức đúng đắn và hiểu rõ những hiến định mới về nhóm về quyền kinh tế, xã hội, văn hóa trong Hiến pháp là chìa khóa giúp nhận thức toàn diện và sâu sắc hơn về quyền con người, quyền công dân và môi trường kinh tế, xã hội, văn hóa ở Việt Nam; củng cố lòng tin của cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp, các tổ chức trong nước và quốc tế về chủ trương, chính sách quản lý của Nhà nước và triển vọng kinh tế đất nước; cũng như là hiểu về một nền văn hóa tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam bác bỏ những định kiến, ngộ nhận và làm thất bại những giải thích vu khống, bóp méo, xuyên tạc thiếu thiện chí của một số thế lực thù địch, âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam.

2.2.4.3. Quyền xã hội

Về an sinh xã hội, Hiến pháp 2013 ghi nhận việc công dân có quyền

được bảo đảm an sinh xã hội tại Điều 34 là quyền mới chưa được ghi nhận trong các bản Hiến pháp trước đây. Có thể thấy, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc ghi nhận công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội là tất yếu. Đây chính là cơ sở hiến định để

công dân bảo đảm có được thu nhập tối thiểu nhằm thoát khỏi tình trạng nghèo đói khi không có việc làm, không có thu nhập.

Quy định này đã thêm một lần nữa khẳng định bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, đồng thời thể hiện một bước phát triển mới trong việc bảo đảm thực hiện các quyền công dân của Nhà nước và là cơ sở hiến định để Nhà nước xây dựng một hệ thống duy trì thu nhập do Nhà nước quản lý nhằm bảo đảm cho công dân được hưởng quyền về an sinh xã hội, bảo đảm cho công dân có được thu nhập tối thiểu nhằm thoát khỏi tình trạng nghèo đói khi không có việc làm hoặc không có thu nhập.

Về lao động việc làm, Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định quyền làm

việc, được tự do lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc của công dân tại Điều 35, thừa nhận là một quyền tự nhiên của con người, được Nhà nước bảo đảm, hoàn toàn phù hợp với tinh thần chung của Công ước số 122 - Công ước về chính sách việc làm mà Việt Nam chuẩn bị tham gia.

Một phần của tài liệu Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua các bản Hiến pháp Việt Nam (Trang 56 - 71)