Quá trình theo dõi mức

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác định mức lao động tại Công ty cổ phần Cao su Sao vàng (Trang 64 - 74)

CỔ PHẦN CAOSUSAO VÀNG 2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần Cao su Sao vàng

2.3.4.2. Quá trình theo dõi mức

Xuất phát từ thực trạng của công tác áp dụng mức, hiện nay tại phòng Tổ chức nhân sự không lưu trữ một loại tài liệu nào về tình hình thực hiện mức của người lao động. Quá trình theo dõi mức chỉ được thực hiện bởi người quản lý sản xuất thông qua nhật ký ca làm việc và bảng chấm công hàng tháng. Thông qua hai văn bản này, cán bộ định mức có thể biết được tình hình thực hiện mức của công nhân. Tuy nhiên, qua nghiên cứu hai loại văn bản này, em thấy hai văn bản đó chưa phản ánh tình hình thực hiện mức của người lao động.

Bảng 2.9: Nhật ký ca làm việc ở bước công việc: Thành hình lốp xe máy.

STT Tên công nhân Sản lượng ca

1 Đỗ Văn Hải 39

2 Đặng Văn Lâm 40

3 Nguyễn Đình Hiệp 41

4 Nguyễn Văn Hưng 42

....

(Nguồn: Xí nghiệp sản xuất số 1)

Vì vậy, để đánh giá được tình hình thực hiện mức tại công ty, em đã lựa chọn phương pháp phân tích khảo sát (cụ thể là chụp ảnh cá nhân ca làm việc và bấm giờ bước công việc). Dựa vào kết quả khảo sát so với mức đang áp dụng tại công ty ta sẽ có tình hình thực hiện mức. Cụ thể, em sẽ tiến hành khảo sát hai bước công việc: thành hình và lưu hoá lốp xe máy- hai chi tiết quan trọng nhất để sản xuất sản phẩm lốp xe máy. Mỗi bước công việc sẽ được tiến hành khảo sát ba lần.

Hai công nhân mà em lựa chọn khảo sát là hai công nhân có sức khoẻ tốt, năng suất lao động ở mức trung bình tiên tiến (đã tham khảo ý kiến của tổ trưởng sản xuất và nhật ký ca làm việc). Kết quả thu được như sau:

Tình hình thực hiện mức: Công nhân Đỗ Ngọc Hải

Công ty cổ phần Cao su Sao vàng Bước công việc: Thành hình lốp

Xí nghiệp số 2 CBCN: 6/7

Tổ sản xuất: số 3 CBCV: 6/7

Quy định chế độ phục vụ nơi làm việc tại công ty: Dụng cụ để ở trong tủ đồ, bán thành phẩm được băng tải truyền tới tận nơi làm việc. Khi máy hỏng có thợ sửa chữa ngay

Định giờ nghỉ giữa ca quy định: Trong ca công nhân được nghỉ giữa ca ăn cơm 30 phút, giải lao uống nước 10 phút mỗi ca làm việc, Ca làm việc 8 giờ.

Ngày thứ nhất: 24/03/2008 ( Phiếu chụp ảnh kèm theo)

Ký hiệu Thời gian hao phí thực tế (phút) So với thời gian quan sát (%)

CK 8 1.67 TN 222 46.25 PVTC 61 12.71 LP 149 31.04 LPCN 86 17.92 LPTC 63 13.12 NC(qđ) 40 8.33 Tca 480 100

Tổng sản phẩm: 22 sản phẩm được thành hình Thời gian tác nghiệp: 222 phút.

Tổng thời gian định mức: TN + CK + PV + NC =331 (phút) Thời gian hao phí thực tế hoàn thành một sản phẩm:

Mtg = 331/22 =15.05(phút/sp) Msltt =480/15.05 = 31.89 sản phẩm.

Mức hiện đang áp dụng: Msl = 40.0 (sản phẩm/ca)

Tỷ lệ hoàn thành mức lao động cá biệt: Icb= Msl /Msltt =31.89/40.0 = 0.8 (tức là 80%) → không hoàn thành mức.

Ngày thứ hai: 25/03/2008 ( Phiếu chụp ảnh kèm theo)

Ký hiệu Thời gian hao phí thực tế (phút) So với thời gian quan sát (%)

CK 10 2.08 TN 251 52.29 PVTC 87 18.13 LP 92 19.17 LPCN 84 17.5 LPTC 8 1.67 NC(qđ) 40 8.33 Tca 480 100 Tổng sản phẩm: 32 sản phẩm Thời gian tác nghiệp: 251 (phút)

Tổng thời gian trong mức: TN + CK + PV + NC = 388(phút) Thời gian hao phí thực tế hoàn thành một sản phẩm:

Mtgtt = 388/32= 12.125 (phút / sản phẩm) Msltt = 480/12.125=39.59 (sản phẩm / ca)

Mức hiện đang áp dụng là: Msl =40( sản phẩm/ ca)Tỷ lệ hoàn thành mức lao động cá biệt: Icb = Msltt /Msl = 39.59/40= 0.9898( tức là 98.98%)→ chấp nhận được

Ngày thứ ba: 26/03/2008 ( Phiếu chụp ảnh kèm theo)

Ký hiệu Thời gian hao phí thực tế (phút) So với thời gian quan sát (%)

CK 5 1.05 TN 262 54.58 PV 84 17.5 PVTC 64 13.3 PVKT 20 4.2 LP 89 18.54 LPCN 66 13.75 LPTC 23 4.79 NC(qđ) 40 8.33 Tca 480 100 Tổng sản phẩm trong ca: 44 sản phẩm Thời gian tác nghiệp: 262 (phút)

Thời gian trong mức: CK + TN + PV + NC = 391 (phút) Thời gian hao phí thực tế để hoàn thành sản phẩm: Mtgtt = 391/44 = 8.89 (phút/ sản phẩm)

Msltt = 480/8.89=53.99 (sản phẩm/ca)

Mức sản lượng hiện đang áp dụng là: Msl =40 (sản phẩm/ca)

Tỷ lệ hoàn thành mức lao động cá biệt: Icb = Msltt /Msl = 53.99/40 =1.35 (tức là 135%) →hoàn thành vượt mức.

Bảng 2.10: Bảng tổng hợp 3 ngày chụp ảnh của công nhân Hải

Ký hiệu

Thời gian hao phí thực tế Ngày 24/03/08 Ngày 25/03/08 Ngày 26/03/08

CK 8 10 5 TN 222 251 262 PV 61 87 84 Trong đó PVPVTC 61 87 64 KT 0 0 20 LP 149 92 89 Trong đó LPTC 63 8 23 LPCN 86 84 66 NC 40 40 40 Tổng 480 480 480

Nhận xét: Công nhân Hải trong ngày chụp ảnh đầu tiên ta thấy, công nhân này đã sử dụng không hợp lệ thời gian làm việc để quá nhiều thời gian lãng phí chiếm tới 17.92% thời gian làm việc ca. Đồng thời về phía tổ chức cũng đã không tận dụng thời gian làm việc mà cũng làm mất quá nhiều thời gian lãng phí chiếm 13.12% tổng thời gian làm việc. Chính vì vậy, công nhân Hải đã không hoàn thành mức đã đặt ra.

Trong ngày thứ hai: công nhân Hải đã được cán bộ nhắc nhở nên công nhân này đã có nhiều cố gắng nhưng thời gian lãng phí vẫn lớn chiếm 17.5 % tổng thời gian làm việc ca. Tuy có giảm so với ngày thứ nhất nhưng đây vẫn là quá nhiều so với quy định của công ty. Về phía công ty, cũng đã hạn chế được lãng phí thời gian không cần thiết. Vì vậy mà tình hình thực hiện mức của công nhân đã tăng lên ở mức chấp nhận được.

Sau khi đã được ban lãnh đạo nhắc nhở, thì công nhân Hải đã tận dụng thời gian làm việc và đã sử dụng thời gian hợp lý hơn nên số lượng sản phẩm sản xuất ra trong ca đó đã tăng lên vượt mức quy định. Đây là điều đáng mừng bởi mức được công ty xây dựng là mức trung bình tiên tiến cho tất cả các công nhân.

Tình hình thực hiện mức: Công nhân Đặng Văn Chiến

Công ty cổ phần Cao su Sao vàng Bước công việc: Lưu hoá lốp

Xí nghiệp số 2 CBCN: 6/7

Quy định chế độ phục vụ nơi làm việc tại công ty: Dụng cụ để ở trong tủ đồ, bán thành phẩm được băng tải truyền tới tận nơi làm việc. Khi máy hỏng có thợ sửa chữa ngay

Định giờ nghỉ giữa ca quy định: Trong ca công nhân được nghỉ giữa ca ăn cơm 30 phút, giải lao uống nước 10 phút mỗi ca làm việc, Ca làm việc 8 giờ.

Công nhân đảm nhiệm 3 máy trong 1 ca.

Ngày thứ nhất: 27/03/2008

Ký hiệu Thời gian hao phí thực tế (phút) So với thời gian quan sát (%)

CK 30 6.25 TN 367 76.46 PVTC 34 7.08 LP 9 1.88 LPCN 9 1.88 LPTC 0 0 NC(qđ) 40 8.33 Tca 480 100 Tổng số sản phẩm: 20 sản phẩm /1máy Tổng số sản phẩm trong ca là: 20*3 = 60 sản phẩm/ca Thời gian tác nghiệp: 367 (phút)

Thời gian tính trong mức: CK + TN + PV + NC = 471 (phút) Thời gian hao phí thực tế để hoàn thành sản phẩm:

Mtgtt =471/60 = 7.85 (phút/sản phẩm) Msltt = 480/7.85 = 61.12 (sản phẩm/ca)

Mức sản lượng quy định cho 1 ca hiện đang áp dụng: Msl = 62.2 sản phẩm/ca

Tỷ lệ hoàn thành mức lao động cá biệt: Icb = Msltt/Msl = 61.12/62.2 =0.9832 (tức là 98.32%) → chấp nhận được.

Ký hiệu Thời gian hao phí thực tế (phút) So với thời gian quan sát (%) CK 30 6.25 TN 344 71.67 PVTC 31 6.46 LP 35(-7phút hưởng theo nc) 7.29 LPCN 35 7.29 LPTC 0 0 NC(qđ) 40 8.33 Tca 480 100

Tổng số sản phẩm trong ca: 19 sản phẩm /máy Tổng số sản phẩm trong ca: 19*3 =57(sản phẩm/ca) Thời gian tác nghiệp: 344 (phút)

Thời gian tính trong mức: CK + TN + PV + NC = 445 (phút) Thời gian hao phí thực tế để hoàn thành sản phẩm:

Mtgtt = 445/ 57 = 7.807 (phút/sản phẩm) Msltt = 480/7.807 = 61.48 (sản phẩm/ca)

Mức sản lượng quy định cho một ca hiện đang áp dụng: Msl = 62.2 (sản phẩm/ca)

Tỷ lệ hoàn thành mức lao động cá biệt: Icb = Msltt/Msl = 61.48/62.2 = 0.9884 (tức là 98.84%) →chấp nhận được.

Ngày thứ ba: 29/03/2008 ( Phiếu chụp ảnh kèm theo)

Ký hiệu Thời gian hao phí thực tế (phút) So với thời gian quan sát (%)

CK 30 6.25 TN 343 71.46 PVTC 32 6.67 LP 35 7.29 LPCN 31 6.46 LPTC 4 0.83

NC(qđ) 40 8.33

Tca 480 100

Tổng số sản phẩm trong ca:19 sản phẩm /máy

Tổng số sản phẩm trong ca: 3*19 =57 (sản phẩm/ca) Thời gian tác nghiệp: 343 (phút)

Thời gian tính trong mức: CK + TN + PV + NC = 445 (phút) Thời gian hao phí thực tế để hoàn thành sản phẩm:

Mtgtt =445/57 = 7.807 (phút/sản phẩm) Msltt = 480/7.807 = 61.48 (sản phẩm/ca)

Mức sản lượng quy định cho một ca hiện đang áp dụng: Msl = 62.2 (sản phẩm/ca)

Tỷ lệ hoàn thành mức lao động cá biệt: Icb = Msltt/Msl =61.48 /62.2 =0.9884 (tức là 98.84%) →chấp nhận được.

Bảng 2.11: Bảng tổng hợp 3 ngày chụp ảnh của công nhân Hải

Ký hiệu

Thời gian hao phí thực tế Ngày 27/03/08 Ngày 28/03/08 Ngày 29/03/08 CK 30 30 30 TN 367 344 343 PV 34 31 32 Trong đó PVPVTC 34 31 32 KT 0 0 0 LP 9 35 35 Trong đó LPTC 0 0 4 LPCN 9 35 31 NC 40 40 40 Tổng 480 480 480

Nhận xét: Đối với bước công việc lưu hoá lốp, trong ngày đầu tiên chụp ảnh công nhân Chiến sử dụng thời gian làm việc có hiệu quả số lượng thời gian lãng phí của công nhân ít chiếm 1.88% tổng thời gian làm việc trong một ca và tổ chức cũng đã tổ chức phục vụ cho công nhân làm việc được thuận tiện hơn. Tuy nhiên công nhân này mới thực hiện được mức ở mức chấp nhân được. Vì vậy, cần phải sử dụng thời gian có hiệu quả hơn nữa để có thể thực hiện được mức và vượt mức.

Sang ngày thứ hai công nhân Chiến vẫn chỉ hoàn thành ở mức chấp nhận được nguyên nhân là do công nhân này đã lãng phí thời gian nhiều chiếm 7.29% tổng thời gian làm việc ca dẫn đến làm giảm thời gian tác nghiệp ca.

Trong ngày thứ ba, không khác gì lắm so với ngày thứ hai, công nhân vẫn không sử dụng đúng thời gian quy định của công ty vẫn có nhiều thời gian lãng phí do vậy vẫn không thể vượt mức quy định.

Đánh giá chung về tình hình thực hiện mức.

Thông qua bảng chụp ảnh ca làm việc ta tổng hợp từng loại hao phí thời gian của hai công nhân: Đỗ Ngọc Hải và Đặng Văn Chiến thực hiện hai bước công việc khác nhau, cho ta thấy được công tác tổ chức làm định mức lao động còn lơ là và thiếu tổ chức khoa học.

Qua số liệu thống kê, đối với công nhân Đỗ Văn Hải có sự lãng phí thời gian rất cao trong 3 ngày quan sát chiếm 17.92%, 17.5%, 13.75% thời gian làm việc trong ca. Những lãng phí trên là do công nhân gây nên nhưng cũng không thể không nói tới sự quản lý của phân xưởng là rất lỏng lẻo. Đồng thời, không chỉ có công nhân gây lãng phí mà còn cả phía công ty cũng tổ chức phục vụ chưa tốt dẫn đến làm cho công nhân làm việc phải chờ nguyên vật liệu, chờ sửa chữa máy móc... trong lúc sản xuất. Công ty cần phải hạn chế vấn đề này để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động hoàn thành mức và vượt mức. Sau hai ngày chụp ảnh ca làm việc do có sự phản hồi từ phía người chụp ảnh, công ty đã chú trọng theo dõi quá trình thực hiện công việc của công

nhân đồng thời hạn chế các loại hao phí thời gian không cần thiết và tổ chức phục vụ tốt hơn nên công nhân Đỗ Ngọc Hải đã hoàn thành vượt mức đã đặt ra. Điều này chứng tỏ mức hiện đang áp dụng tại công ty là tương đối chính xác so với thực tế sản xuất.

Còn đối với công nhân Đặng Văn Chiến thực hiện bước công việc lưu hoá lốp xe máy, qua số liệu khảo sát thấy, công nhân này đã tận dụng hết thời gian có thể nhưng vẫn chỉ hoàn thành mức ở mức chấp nhận được trong cả ba ngày với thời gian phục vụ và thời gian chuẩn kết là hợp lý. Điều này, có thể khẳng định được rằng mức mà công ty đang áp dụng là cao so với thực tế. Công ty cần phải có sự điều chỉnh lại mức cho phù hợp với điều kiện thực tế hơn để công nhân có thể thực hiện hoàn thành mức và vượt mức đồng thời cũng tạo động lực cho người lao động trong quá trình thực hiện công việc của mình.

Bảng 2.11: Bảng tổng hợp tiền lương của công nhân xí nghiệp 1 năm 2007 (Trích dẫn) Đơn vị: Triệu đồng STT Họ và tên Tiền lương Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 1 Đỗ Ngọc Hải 2.100 2.200 1.980 2.000 2.200 2 Đặng Văn Chiến 1.950 1.950 1.950 1.900 1.900 3 Nguyễn Thị Thơm 1.750 1.750 1.700 1.650 1.650 4 Nguyễn Mạnh Quang 2.050 2.010 1.900 1.850 1.800 5 Nguyễn Đình Hiệp 1.950 1.950 1.900 1.850 1.850 6 Vũ Thị Lan 2.000 2.150 2.150 2.000 2.200

7 Hoàng Văn Ân 2.010 2.050 2.100 2.000 2.000

...

(Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự)

Kết hợp với bảng tổng hợp tiền lương của công nhân ta thấy tình hình thực hiện mức của công nhân trong xí nghiệp 1 là chưa tốt. Bởi nếu xét trên khía cạnh tình hình thực

hiện mức (các điều kiện khác không thay đổi) thì tiền lương của một số công nhân có xu hướng không tăng trong 5 tháng cuối năm 2007. Tiền lương của công nhân phụ thuộc rất nhiều vào kết quả thực hiện mức của công nhân. Nếu công nhân hoàn thành mức và vượt mức thì tiền lương hàng tháng của họ sẽ giữ nguyên hoặc tăng lên . Tuy nhiên, theo bảng tổng hợp tiền lương của công nhân xí nghiệp 1 thì tiền lương của công nhân lại có xu hướng giảm (đặc biệt là công nhân Đặng Văn Chiến, Nguyễn Thị Thơm, Nguyễn Mạnh Quang, Nguyễn Đình Hiệp,Hoàng Văn Ân...).Điều này chứng tỏ tình hình thực hiện mức của họ chưa tốt. Ngược lại, đối với công nhân Đỗ Ngọc Hải, Vũ Thị Lan có tình hình thực hiện mức ở mức tương đối cao nên tiền lương của hai công nhân đó có xu hướng cao lên.

Tóm lại, thông qua chụp ảnh, bấm giờ ta biết được tình hình thực hiện mức của công nhân tại công ty còn chưa đảm bảo. Chính vì thế, đã ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động. Công ty cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp khắc phục tình trạng này để đưa công ty ngày càng phát triển hơn đồng thời cải thiện và nâng cao đời sống của công nhân.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác định mức lao động tại Công ty cổ phần Cao su Sao vàng (Trang 64 - 74)